Diễn đàn thường niên phát triển dân tộc thiểu số
13:08, ngày 20-05-2014
TCCSĐT - Ngày 19-5-2014, tại Hà Nội, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phối hợp với Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) tại Việt Nam, Đại sứ quán Cộng hòa Ai Len tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn thường niên phát triển dân tộc thiểu số với chủ đề “Chính sách giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi: Bài học kinh nghiệm và định hướng giai đoạn 2015 - 2020”.
Đồng chủ trì Diễn đàn có Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Danh Út; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Sơn Phước Hoan; Đại sứ Cộng hòa Ai Len tại Việt Nam, Trưởng nhóm làm việc về giảm nghèo dân tộc thiểu số, Đa-mi-en Cô-lơ (Damien Cole); Giám đốc UNDP tại Việt Nam, đồng Trưởng nhóm làm việc về giảm nghèo dân tộc thiểu số của các cơ quan Liên hợp quốc, Lu-i-dơ Cham-bơ-lên (Louise Chamberlain).
Tại Diễn đàn, cùng với việc khẳng định những thành tựu đạt được, nhiều ý kiến đã đi sâu phân tích thực trạng nghèo ở Việt Nam và cho rằng, thực trạng nghèo có xu hướng chuyển từ diện rộng trong phạm vi cả nước sang tập trung ở một số vùng dân tộc, miền núi và vùng đặc biệt khó khăn. Mặc dù tỷ lệ nghèo chung của cả nước đã giảm nhanh trong giai đoạn 2007 - 2012, nhưng tỷ lệ nghèo ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn vẫn còn cao. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 50% số người nghèo cả nước. Thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân cả nước. Bình quân mỗi năm có khoảng 1/3 hộ tái nghèo và phát sinh nghèo mới so với tổng số hộ thoát nghèo do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh.
Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Danh Út cho biết: Ở các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, mỗi năm có khoảng 1/3 số hộ đã thoát nghèo rơi vào tình trạng tái nghèo do chịu hậu quả của thiên tai, lũ lụt và dịch bệnh. Nguyên nhân của tình trạng này, trước hết là do khoảng cách về trình độ phát triển của đa số các nhóm dân tộc thiểu số so với mức trung bình của cả nước ngày càng tăng; nhiều hộ nghèo do không có hoặc thiếu đất sản xuất nên ngày càng “tụt hậu”. Ngoài ra, còn có những khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ công, dịch vụ vốn, dịch vụ y tế - xã hội. Ông Danh Út nhấn mạnh: hoạt động giám sát nghèo tối cao năm 2014 cho thấy, một số nội dung trong chính sách giảm nghèo dành cho các nhóm dân tộc thiểu số còn chồng chéo, trùng lặp.
Báo cáo của các đại biểu như TS. Phùng Đức Tùng, TS. Phạm Thái Hưng và nghiên cứu sinh Hà Việt Quân về đánh giá thực trạng nghèo của các nhóm dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2012 cho biết, mặc dù đã có một số cải thiện đáng kể ở các khía cạnh nhà ở, lao động, nước sạch và vệ sinh, nhưng lại chưa có sự cải thiện đáng kể về giáo dục. Theo thống kê, có khoảng 52 chương trình, chính sách khác nhau liên quan đến chương trình phúc lợi của trẻ em dân tộc thiểu số, đến tình trạng nghèo của trẻ em dân tộc thiểu số, trong đó, giáo dục có khoảng 20 chính sách, y tế có 16 chính sách. Tuy nhiên, hầu hết các chương trình, chính sách đều không được bố trí đủ nguồn lực so với kế hoạch.
Cũng theo báo cáo này, thu nhập bình quân của các hộ gia đình dân tộc thiểu số tăng, nhưng tốc độ tăng rất chậm, chỉ ở mức 3,7%/năm. Xu hướng nghèo kinh niên xuất hiện phổ biến, tập trung rõ ràng hơn ở các hộ thiếu đất sản xuất, thiếu lao động và thường xuyên gặp rủi ro về sức khỏe. Mặt khác, có sự khác biệt lớn về mức tăng thu nhập của các hộ gia đình trong cùng một nhóm dân tộc. Chính điều này làm tăng sự khác biệt về mức sống trong cộng đồng. Hầu hết lao động của các hộ gia đình đều làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Tỷ lệ lao động làm việc phi nông nghiệp tăng lên rất ít và chủ yếu là làm các công việc mang tính thời vụ. Tỷ lệ biết đọc, biết viết đối với những người từ 15 tuổi trở lên thấp, nhất là ở những dân tộc có tỷ lệ nghèo cao và nằm ở những vùng núi cao có địa hình phức tạp.
Để nâng cao hiệu quả giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc, các đại biểu tham dự Diễn đàn đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo sinh kế ổn định cho đồng bào, đồng thời xác định cộng đồng dân tộc thiểu số là chủ thể của quá trình phát triển; tăng cường mức độ phù hợp văn hóa trong các chính sách phát triển dân tộc thiểu số.
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Sơn Phước Hoan cho rằng, những vấn đề về tính hiệu quả của hệ thống chính sách giảm nghèo dành cho các nhóm dân tộc thiểu số hiện nay đòi hỏi phải có sự phù hợp với đặc thù văn hóa, phù hợp với đặc thù sinh kế truyền thống đa dạng của các nhóm dân tộc thiểu số vốn cư trú, sinh sống trên những địa bàn khác nhau và có đặc trưng văn hóa rất khác nhau. Những chính sách này phù hợp sẽ góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo và phát triển chung của đất nước.
Còn theo Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc Trịnh Công Khanh, đồng bào phải có việc làm, không nhất thiết phải có đất mà vấn đề là đào tạo nghề, tăng thu nhập. Với mức bình quân đất như hiện nay, giải quyết theo Quyết định 134, 1592, rồi Quyết định 755 thì kể cả cấp đủ đất thì đồng bào dân tộc thiểu số vẫn không thể thoát nghèo được. Phải biến các chương trình giảm nghèo thành chương trình của đồng bào dân tộc thiểu số. Tức là chính người dân phải là chủ thể chứ không phải là đối tượng chính sách. Khi người dân không xác định được việc làm chủ của họ mà đều do các bộ Chính phủ làm thì tất cả các chương trình giảm nghèo đều thất bại.
Giám đốc quốc gia UNDP, bà Lu-i Cham-bơ-len khuyến nghị: “Không nên coi cộng đồng dân tộc thiểu số chỉ là những đối tượng nhận chính sách, mà nên xem họ như là chủ thể của quá trình phát triển, có đủ khả năng đóng góp và tham gia vào sự phát triển, của bản thân cũng như của cả đất nước Việt Nam”.
Những ý kiến, thảo luận tại Diễn đàn sẽ cung cấp thông tin cho công tác giám sát tối cao của Quốc hội về giảm nghèo cũng như tìm ra cách thức để đẩy nhanh tốc độ phát triển ở các cộng đồng dân tộc thiểu số trong thời gian tới./.
Tại Diễn đàn, cùng với việc khẳng định những thành tựu đạt được, nhiều ý kiến đã đi sâu phân tích thực trạng nghèo ở Việt Nam và cho rằng, thực trạng nghèo có xu hướng chuyển từ diện rộng trong phạm vi cả nước sang tập trung ở một số vùng dân tộc, miền núi và vùng đặc biệt khó khăn. Mặc dù tỷ lệ nghèo chung của cả nước đã giảm nhanh trong giai đoạn 2007 - 2012, nhưng tỷ lệ nghèo ở vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn vẫn còn cao. Đồng bào dân tộc thiểu số chiếm gần 50% số người nghèo cả nước. Thu nhập bình quân của hộ dân tộc thiểu số chỉ bằng 1/6 mức thu nhập bình quân cả nước. Bình quân mỗi năm có khoảng 1/3 hộ tái nghèo và phát sinh nghèo mới so với tổng số hộ thoát nghèo do hậu quả của thiên tai, dịch bệnh.
Phó Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội Danh Út cho biết: Ở các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, mỗi năm có khoảng 1/3 số hộ đã thoát nghèo rơi vào tình trạng tái nghèo do chịu hậu quả của thiên tai, lũ lụt và dịch bệnh. Nguyên nhân của tình trạng này, trước hết là do khoảng cách về trình độ phát triển của đa số các nhóm dân tộc thiểu số so với mức trung bình của cả nước ngày càng tăng; nhiều hộ nghèo do không có hoặc thiếu đất sản xuất nên ngày càng “tụt hậu”. Ngoài ra, còn có những khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ công, dịch vụ vốn, dịch vụ y tế - xã hội. Ông Danh Út nhấn mạnh: hoạt động giám sát nghèo tối cao năm 2014 cho thấy, một số nội dung trong chính sách giảm nghèo dành cho các nhóm dân tộc thiểu số còn chồng chéo, trùng lặp.
Báo cáo của các đại biểu như TS. Phùng Đức Tùng, TS. Phạm Thái Hưng và nghiên cứu sinh Hà Việt Quân về đánh giá thực trạng nghèo của các nhóm dân tộc thiểu số giai đoạn 2007 - 2012 cho biết, mặc dù đã có một số cải thiện đáng kể ở các khía cạnh nhà ở, lao động, nước sạch và vệ sinh, nhưng lại chưa có sự cải thiện đáng kể về giáo dục. Theo thống kê, có khoảng 52 chương trình, chính sách khác nhau liên quan đến chương trình phúc lợi của trẻ em dân tộc thiểu số, đến tình trạng nghèo của trẻ em dân tộc thiểu số, trong đó, giáo dục có khoảng 20 chính sách, y tế có 16 chính sách. Tuy nhiên, hầu hết các chương trình, chính sách đều không được bố trí đủ nguồn lực so với kế hoạch.
Cũng theo báo cáo này, thu nhập bình quân của các hộ gia đình dân tộc thiểu số tăng, nhưng tốc độ tăng rất chậm, chỉ ở mức 3,7%/năm. Xu hướng nghèo kinh niên xuất hiện phổ biến, tập trung rõ ràng hơn ở các hộ thiếu đất sản xuất, thiếu lao động và thường xuyên gặp rủi ro về sức khỏe. Mặt khác, có sự khác biệt lớn về mức tăng thu nhập của các hộ gia đình trong cùng một nhóm dân tộc. Chính điều này làm tăng sự khác biệt về mức sống trong cộng đồng. Hầu hết lao động của các hộ gia đình đều làm trong lĩnh vực nông nghiệp. Tỷ lệ lao động làm việc phi nông nghiệp tăng lên rất ít và chủ yếu là làm các công việc mang tính thời vụ. Tỷ lệ biết đọc, biết viết đối với những người từ 15 tuổi trở lên thấp, nhất là ở những dân tộc có tỷ lệ nghèo cao và nằm ở những vùng núi cao có địa hình phức tạp.
Để nâng cao hiệu quả giảm nghèo ở vùng đồng bào dân tộc, các đại biểu tham dự Diễn đàn đã nhấn mạnh sự cần thiết phải tạo sinh kế ổn định cho đồng bào, đồng thời xác định cộng đồng dân tộc thiểu số là chủ thể của quá trình phát triển; tăng cường mức độ phù hợp văn hóa trong các chính sách phát triển dân tộc thiểu số.
Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Sơn Phước Hoan cho rằng, những vấn đề về tính hiệu quả của hệ thống chính sách giảm nghèo dành cho các nhóm dân tộc thiểu số hiện nay đòi hỏi phải có sự phù hợp với đặc thù văn hóa, phù hợp với đặc thù sinh kế truyền thống đa dạng của các nhóm dân tộc thiểu số vốn cư trú, sinh sống trên những địa bàn khác nhau và có đặc trưng văn hóa rất khác nhau. Những chính sách này phù hợp sẽ góp phần tích cực trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo và phát triển chung của đất nước.
Còn theo Vụ trưởng Vụ Chính sách dân tộc, Ủy ban Dân tộc Trịnh Công Khanh, đồng bào phải có việc làm, không nhất thiết phải có đất mà vấn đề là đào tạo nghề, tăng thu nhập. Với mức bình quân đất như hiện nay, giải quyết theo Quyết định 134, 1592, rồi Quyết định 755 thì kể cả cấp đủ đất thì đồng bào dân tộc thiểu số vẫn không thể thoát nghèo được. Phải biến các chương trình giảm nghèo thành chương trình của đồng bào dân tộc thiểu số. Tức là chính người dân phải là chủ thể chứ không phải là đối tượng chính sách. Khi người dân không xác định được việc làm chủ của họ mà đều do các bộ Chính phủ làm thì tất cả các chương trình giảm nghèo đều thất bại.
Giám đốc quốc gia UNDP, bà Lu-i Cham-bơ-len khuyến nghị: “Không nên coi cộng đồng dân tộc thiểu số chỉ là những đối tượng nhận chính sách, mà nên xem họ như là chủ thể của quá trình phát triển, có đủ khả năng đóng góp và tham gia vào sự phát triển, của bản thân cũng như của cả đất nước Việt Nam”.
Những ý kiến, thảo luận tại Diễn đàn sẽ cung cấp thông tin cho công tác giám sát tối cao của Quốc hội về giảm nghèo cũng như tìm ra cách thức để đẩy nhanh tốc độ phát triển ở các cộng đồng dân tộc thiểu số trong thời gian tới./.
Khai mạc Hội nghị bộ trưởng 12 nước tham gia đàm phán TPP  (20/05/2014)
WHO ưu tiên cho cuộc chiến chống viêm gan và lao phổi  (20/05/2014)
Người Việt ở nước ngoài tiếp tục biểu tình phản đối Trung Quốc  (20/05/2014)
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hội kiến Tổng thống Azerbaijan  (20/05/2014)
Azerbaijan sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam  (20/05/2014)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Tổng thống Cộng hòa Azerbaijan  (20/05/2014)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên