Bộ Y tế khuyến cáo phòng chống bệnh tay chân miệng
22:54, ngày 02-05-2014
Ngày 2-5, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết từ đầu năm 2014 đến nay, Việt Nam ghi nhận 17.410 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, trong đó có hai trường hợp tử vong.
Mặc dù số mắc và tử vong có giảm so với cùng kỳ năm 2013 nhưng tại một số tỉnh, thành phố đã có số mắc tăng như Thành phố Hồ Chí Minh (tăng 28,9%), Bà Rịa - Vũng Tàu (tăng 34,4%), Cà Mau (tăng 15,5%)...
Trước tình hình trên, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; thực hiện ăn chín, uống chín, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi.
Các gia đình thường xuyên lau rửa đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Đặc biệt lưu ý phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ hàng ngày, khi phát hiện trẻ có biểu hiện bệnh cần cách ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa. Dấu hiệu của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong.
Năm 2013, bệnh tay chân miệng gia tăng tại một nước trong khu vực như Trung Quốc ghi nhận hơn 2 triệu trường hợp mắc, trong đó có 550 trường hợp tử vong; Nhật Bản ghi nhận gần 68.000 trường hợp mắc; Singapore ghi nhận hơn 36.500 trường hợp mắc.
Trước đó, Bộ Y tế đã yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền về vệ sinh cá nhân và vệ sinh sinh hoạt; phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục và đào tạo tổ chức tuyên truyền tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng trong trường học, đồng thời chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thực hiện cách ly, kịp thời xử lý không để bùng phát bệnh trong cộng đồng.
Sở y tế các tỉnh, thành phố tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị; đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác./.
Trước tình hình trên, Bộ Y tế khuyến cáo người dân cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; thực hiện ăn chín, uống chín, không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi.
Các gia đình thường xuyên lau rửa đồ chơi, dụng cụ học tập, mặt bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường. Đặc biệt lưu ý phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, xử lý và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.
Cha mẹ cần theo dõi sức khỏe của trẻ hàng ngày, khi phát hiện trẻ có biểu hiện bệnh cần cách ly và đưa ngay trẻ đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Bệnh tay chân miệng là bệnh nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa. Dấu hiệu của bệnh là sốt, đau họng, tổn thương niêm mạc miệng và da chủ yếu ở dạng phỏng nước thường thấy ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, đầu gối, mông. Bệnh nặng có thể dẫn đến tử vong.
Năm 2013, bệnh tay chân miệng gia tăng tại một nước trong khu vực như Trung Quốc ghi nhận hơn 2 triệu trường hợp mắc, trong đó có 550 trường hợp tử vong; Nhật Bản ghi nhận gần 68.000 trường hợp mắc; Singapore ghi nhận hơn 36.500 trường hợp mắc.
Trước đó, Bộ Y tế đã yêu cầu sở y tế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác truyền thông giáo dục sức khỏe, tổ chức các chiến dịch tuyên truyền về vệ sinh cá nhân và vệ sinh sinh hoạt; phối hợp chặt chẽ với ngành giáo dục và đào tạo tổ chức tuyên truyền tại các trường học, đặc biệt tại các nhà trẻ, trường mẫu giáo về các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng trong trường học, đồng thời chỉ đạo các đơn vị y tế tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, thực hiện cách ly, kịp thời xử lý không để bùng phát bệnh trong cộng đồng.
Sở y tế các tỉnh, thành phố tổ chức tốt việc thu dung, điều trị bệnh nhân, lưu ý đối với các bệnh nhân nặng, hạn chế thấp nhất các trường hợp tử vong; thực hiện tốt phòng tránh lây nhiễm chéo trong các cơ sở điều trị; đặc biệt phòng việc lây nhiễm chéo giữa bệnh tay chân miệng với bệnh sởi, viêm phổi và viêm đường hô hấp khác./.
Kế hoạch hành động xanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ  (02/05/2014)
Kiểm tra công tác chuẩn bị Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ  (02/05/2014)
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng nhân Quốc khánh Cộng hòa Ba Lan  (02/05/2014)
Người dân Cuba tưng bừng kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động  (02/05/2014)
Kim ngạch thương mại Trung Quốc - ASEAN đạt hơn 105 tỷ USD  (02/05/2014)
Tỷ lệ thất nghiệp tại Eurozone giảm nhưng vẫn ở mức cao  (02/05/2014)
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay