Bàn giao cho Lào các tác phẩm của các nhà tư tưởng lớn
Theo phóng viên TTXVN tại Lào, sáng 09-4 tại Vientiane, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã phối hợp với Học viện Chính trị và Hành Chính Quốc gia Lào tổ chức Lễ công bố và bàn giao cho phía Lào tuyển tập tác phẩm kinh điển của các nhà tư tưởng lớn gồm Marx, Engels, Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh được biên dịch từ tiếng Việt ra tiếng Lào.
Đến dự buổi lễ có đồng chí Bounnhang Volachith, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Phó Chủ tịch nước Lào. Phía Việt Nam có đồng chí Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Mạnh Hùng, cùng nhiều cán bộ cấp cao của hai Đảng.
Được sự quan tâm của hai Đảng, hai Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh và Học viện Chính trị và Hành Chính Quốc gia Lào đã triển khai dự án từ năm 2008 đến năm 2013, xuất bản chính thức 500 bản, gồm 6 tập Tuyển tập Marx-Engels; 4 tập Tuyển tập Lenin và 3 tập Tuyển tập Hồ Chí Minh với tổng số xấp xỉ 15.000 trang dịch.
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Đinh Thế Huynh và Phó Chủ tịch nước Lào Bounnhang Volachith cùng chung khẳng định đây là một công trình có ý nghĩa quan trọng, thể hiện quan hệ hợp tác hữu nghị đặc biệt Việt Nam - Lào trong bối cảnh hai Đảng và hai nhà nước đang tích cực triển khai Nghị quyết của Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào khóa IX và Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tại mỗi nước, sự vận dụng sáng tạo lý luận Marx-Engels chính là những đóng góp quý báu của hai nước để phát triển hơn nữa Chủ nghĩa Marx-Engels trong hoàn cảnh mới.
Bên cạnh đó, các tác phẩm kinh điển này là tài liệu cơ bản, quan trọng để giúp cán bộ Lào trong việc nghiên cứu, tìm hiểu và nắm vững những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Marx-Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh để củng cố, bổ sung, hoàn thiện chủ trương đường lối của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào cũng như phục vụ công tác dạy và học tại các viện, học viện và các trường đại học trong cả nước, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội đoàn kết, hài hòa, dân chủ, công bằng và văn minh./.
Anh dẫn đầu tăng trưởng trong G7, Nga giảm vì Ukraine  (09/04/2014)
Phấn khởi, thành kính, tự hào hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương  (08/04/2014)
Nghiêm trị những cán bộ vi phạm pháp luật, bao che cho buôn lậu, gian lận thương mại  (08/04/2014)
Nghị sĩ Mỹ ghi nhận thành tích nhân quyền của Việt Nam  (08/04/2014)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay