Anh dẫn đầu tăng trưởng trong G7, Nga giảm vì Ukraine
Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định sự phục hồi mạnh mẽ hơn ở các nước phát triển như Mỹ và Anh sẽ góp phần làm giảm nguy cơ kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái trong năm nay.
Trong báo cáo “Triển vọng Kinh tế thế giới” công bố ngày 08-4 trước thềm hội nghị thường niên mùa Xuân của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) tại Washington (Mỹ), IMF đánh giá Anh là quốc gia sẽ đạt thành tích kinh tế tốt nhất trong số các nền kinh tế phát triển, theo đó tăng trưởng GDP của Anh trong năm nay có thể đạt 2,9% trước khi trở lại mức tăng 2,5% trong năm 2015.
IMF cũng đã rút lại quan điểm phản đối chính sách khắc khổ của London khi cho rằng “những nỗ lực của Chính phủ Anh nhằm tăng chi tiêu vốn khi vẫn giữ trong khuôn khổ tài khóa trung hạn sẽ giúp củng cố phục hồi và tăng trưởng dài hạn”.
Dự báo của IMF được hỗ trợ bởi những số liệu kinh tế mới nhất của Anh cho thấy bất chấp tình hình mưa lũ nặng nề trong tháng Hai vừa qua, sản lượng khu vực chế tạo cuả Anh vẫn tăng mạnh hơn mức dự kiến 1%, góp phần đẩy tăng trưởng tính theo năm của ngành này lên 3,8% - là mức cao nhất trong vòng 3 năm qua.
Bên cạnh dự báo về tình hình kinh tế Anh và dự báo về việc Nhật Bản có thể duy trì được mức tăng trưởng 1,4% năm 2014, IMF cũng dự báo mức tăng trưởng đối với Mỹ và Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) cũng trong năm nay lần lượt là 2,8% và 1,2%.
Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế của Nga trong năm 2014 được dự báo giảm xuống còn 1,3% từ mức 1,9% do những hỗn loạn tài chính tại thị trường mới nổi và những căng thẳng liên quan đến Ukraine.
Trong báo cáo cập nhật, IMF đã hạ mức dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống 3,6% trong năm nay, giảm 0,1% so với mức dự báo đưa ra hồi tháng Giêng vừa qua, và hạ mức dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2015 từ mức 4% xuống còn 3,9%./.
Phấn khởi, thành kính, tự hào hướng về ngày Giỗ Tổ Hùng Vương  (08/04/2014)
Nghiêm trị những cán bộ vi phạm pháp luật, bao che cho buôn lậu, gian lận thương mại  (08/04/2014)
Nghị sĩ Mỹ ghi nhận thành tích nhân quyền của Việt Nam  (08/04/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên