Hội nghị khoa học quốc tế lần thứ 7 về đổi mới giáo dục
21:49, ngày 15-03-2014
Trong hai ngày 15 và 16-3, tại thành phố Huế diễn ra hội nghị khoa học quốc tế lần thứ 7 về đổi mới giáo dục với chủ đề “Đổi mới và thực hành tốt trong giáo dục theo quan điểm toàn cầu”.
Hội nghị có sự tham dự của 300 đại biểu đến từ các trường đại học trong nước và quốc tế.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam luôn xem việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học và công nghệ là một trong ba mũi đột phá chiến lược để đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đặc biệt tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục quốc gia theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
Năm 2015, khi cộng đồng các nước ASEAN hình thành sẽ thúc đẩy việc hợp tác trên các lĩnh vực đặc biệt là sự chuyển dịch lao động. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một nhiệm vụ chiến lược trong thập niên tới.
Hội nghị này có tầm ảnh hưởng lớn, đề cập đến nhiều vấn đề thời sự liên quan đến việc phát triển giáo dục - vấn đề mà Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Phó giáo sư, tiến sỹ Prawit Erawan, Trưởng Khoa Giáo dục (Đại học Mahasarakham, Thái Lan) chia sẻ: "Năm 2015, khi tất cả các nước Đông Nam Á trở thành một cộng đồng chung về kinh tế, chính trị an ninh, văn hóa xã hội, hội nghị trở thành nơi để thảo luận những vấn đề nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất thực hiện khẩu hiệu trong khối ASEAN "Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng". Chúng tôi mong muốn nhận được nhiều sự đóng góp của các nhà giáo dục trên thế giới nhằm cải thiện hệ thống giáo dục trong khối ASEAN".
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan đến quản lý và phát triển giáo dục; đổi mới giáo dục, quản lý nguồn nhân lực giáo dục và ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế hệ thống giảng dạy, học tập điện tử, học tập trực quan.
Chương trình dạy và học hướng đến sự bền vững, nghiên cứu giáo dục và phương pháp dạy học, giảng dạy và đào tạo giáo viên, giáo dục trong thế kỷ 21.
Các đại biểu cũng chia sẻ những kinh nghiệm trong việc giáo dục cho nhóm đối tượng khác nhau như nhóm đối tượng người dân tộc thiểu số, nhóm đối tượng có nguy cơ và thiệt thòi hay vấn đề giới tính, giáo dục đặc biệt.
Hội nghị là diễn đàn để các đại biểu chia sẻ những quan điểm lý luận và kinh nghiệm thực tiễn và những kết quả nghiên cứu về đổi mới giáo dục để nâng cao việc hợp tác trong nghiên cứu và đào tạo; đồng thời nâng cao tính bình đẳng trong giáo dục thông qua việc góp phần hoàn chỉnh chính sách đổi mới hệ thống giáo dục./.
Tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga nhấn mạnh Chính phủ Việt Nam luôn xem việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với phát triển khoa học và công nghệ là một trong ba mũi đột phá chiến lược để đất nước phát triển nhanh và bền vững.
Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đặc biệt tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện hệ thống giáo dục quốc gia theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế.
Năm 2015, khi cộng đồng các nước ASEAN hình thành sẽ thúc đẩy việc hợp tác trên các lĩnh vực đặc biệt là sự chuyển dịch lao động. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một nhiệm vụ chiến lược trong thập niên tới.
Hội nghị này có tầm ảnh hưởng lớn, đề cập đến nhiều vấn đề thời sự liên quan đến việc phát triển giáo dục - vấn đề mà Chính phủ Việt Nam đặc biệt quan tâm.
Phó giáo sư, tiến sỹ Prawit Erawan, Trưởng Khoa Giáo dục (Đại học Mahasarakham, Thái Lan) chia sẻ: "Năm 2015, khi tất cả các nước Đông Nam Á trở thành một cộng đồng chung về kinh tế, chính trị an ninh, văn hóa xã hội, hội nghị trở thành nơi để thảo luận những vấn đề nhằm tìm ra những giải pháp tốt nhất thực hiện khẩu hiệu trong khối ASEAN "Một tầm nhìn, một bản sắc, một cộng đồng". Chúng tôi mong muốn nhận được nhiều sự đóng góp của các nhà giáo dục trên thế giới nhằm cải thiện hệ thống giáo dục trong khối ASEAN".
Tại hội nghị, các đại biểu đã tập trung thảo luận về các vấn đề liên quan đến quản lý và phát triển giáo dục; đổi mới giáo dục, quản lý nguồn nhân lực giáo dục và ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế hệ thống giảng dạy, học tập điện tử, học tập trực quan.
Chương trình dạy và học hướng đến sự bền vững, nghiên cứu giáo dục và phương pháp dạy học, giảng dạy và đào tạo giáo viên, giáo dục trong thế kỷ 21.
Các đại biểu cũng chia sẻ những kinh nghiệm trong việc giáo dục cho nhóm đối tượng khác nhau như nhóm đối tượng người dân tộc thiểu số, nhóm đối tượng có nguy cơ và thiệt thòi hay vấn đề giới tính, giáo dục đặc biệt.
Hội nghị là diễn đàn để các đại biểu chia sẻ những quan điểm lý luận và kinh nghiệm thực tiễn và những kết quả nghiên cứu về đổi mới giáo dục để nâng cao việc hợp tác trong nghiên cứu và đào tạo; đồng thời nâng cao tính bình đẳng trong giáo dục thông qua việc góp phần hoàn chỉnh chính sách đổi mới hệ thống giáo dục./.
Thủ tướng trao đổi điện thoại với Chánh Văn phòng Nhà Trắng  (15/03/2014)
Các đoàn đại biểu của Việt Nam đến viếng Anh hùng Cuba Melba Hernandez  (15/03/2014)
Tiếp cận văn hóa trong xây dựng chính sách phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số  (15/03/2014)
Tiếp tục làm tốt công tác tổ chức xây dựng Đảng và xây dựng hệ thống chính trị trong tình hình mới  (15/03/2014)
Cập nhật tin về vụ máy bay Malaysia mất tích qua đường dây nóng  (14/03/2014)
Tiếp cận tài chính cho tăng trưởng xanh  (14/03/2014)
- Một số giải pháp đổi mới phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay
- Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Thành phố Hồ Chí Minh qua gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng
- Hoàn thiện hệ thống chính sách hỗ trợ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Một số vấn đề cơ bản về phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong xây dựng nhà nước pháp quyền
- Việt Nam chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, thúc đẩy đối ngoại quốc phòng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa bằng các biện pháp hòa bình
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên