ASEAN cần thúc đẩy các SME tăng sử dụng FTA của khối
Theo thống kê của Ban Thư ký Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), hiện tại có tổng cộng 92 Hiệp định thương mại tự do (FTA) liên quan ASEAN và các nước thành viên ASEAN (AMS) bao gồm: những hiệp định đã có hiệu lực, đã ký song chưa có hiệu lực, đang trong tiến trình đàm phán hoặc tham vấn và nghiên cứu.
Trong số 92 Hiệp định nói trên, có 87 FTA song phương giữa các AMS với các đối tác kinh tế chủ chốt (gọi tắt là FTA AMS) và 5 FTA giữa ASEAN với các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand (gọi tắt là FTA ASEAN).
Nhà nghiên cứu kinh tế Deni Friawan thuộc Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế (CSIS) chỉ ra một điểm rất đáng chú ý là nhiều nghiên cứu của các chuyên gia, các cơ quan phát triển cho thấy FTA ASEAN không những có số lượng ít mà tỷ lệ sử dụng chúng trong giao dịch thương mại của các doanh nghiệp ASEAN cũng rất thấp. Chẳng hạn, tại Indonesia, việc sử dụng chứng nhận xuất xứ mặc dù đã gia tăng trong những năm gần đây, song mới chỉ có 16% - 17% số doanh nghiệp của nước này sử dụng FTA ASEAN. Tỷ lệ này thấp hơn so với của Malaysia (24%), Việt Nam (31%) và Thái Lan (61,3%).
Nhìn chung, tỷ lệ sử dụng FTA AMS của các doanh nghiệp ASEAN cao hơn so với FTA ASEAN. Ví dụ, tỷ lệ sử dụng FTA Indonesia - Nhật Bản của các doanh nghiệp Indonesia là 32%, cao hơn các tỷ lệ sử dụng FTA ASEAN tương ứng từ 02% - 23%, trong đó thấp nhất là với New Zealand (02%) và cao nhất là với Trung Quốc (23%).
Các FTA AMS dường như cung cấp những ưu đãi hấp dẫn hơn đối với các sản phẩm chủ lực và có những quy định về xuất xứ hàng hóa đơn giản hơn so với các FTA ASEAN. Cũng vì lý do này mà đối tượng sử dụng FTA ASEAN chủ yếu là các công ty đa quốc gia. Những hứa hẹn về lợi ích tiềm năng từ các FTA ASEAN vẫn còn chưa đến được với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong khu vực.
Chuyên gia Deni Friawan cho biết, cuộc khảo sát do Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN - BAC) tiến hành trong năm 2012 cho thấy sự thiếu thông tin về các FTA ASEAN và thiếu cơ hội cho mạng lưới khu vực là rào cản lớn nhất đối với sự tham gia của các SME trong thương mại khu vực và quốc tế.
Ở Indonesia, mặc dù chiếm 99,9% tổng số doanh nghiệp, cung cấp 97,2% việc làm và đóng góp tới 57% vào GDP của nền kinh tế quốc dân, song sự tham gia của các SME và các doanh nghiệp siêu nhỏ vào các FTA ASEAN vẫn còn rất khiêm tốn. Chính vì thực tế này, Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (KADIN), với sự hỗ trợ của ASEAN - BAC, Viện Quốc tế về Phát triển bền vững (IISD), Văn phòng Ngoại giao và Khối Thịnh vượng chung (FCO) của Anh mới đây đã tổ chức Diễn đàn Đối thoại SME nhằm hỗ trợ việc tăng cường sử dụng các FTA ASEAN.
Phòng Thương mại và Công nghiệp Indonesia cho rằng, Indonesia cần học hỏi từ nước láng giềng Philippines trong nỗ lực nâng cao nhận thức và sử dụng các FTA ASEAN cho các doanh nghiệp trong nước. Từ năm 2010, Bộ Thương mại và Công nghiệp Philippines (DTI) đã tiến hành chiến dịch thông tin quy mô lớn ở cấp quốc gia về FTA ASEAN cho các doanh nghiệp. Nhờ vậy mà Philippines là quốc gia có tỷ lệ SME sử dụng các FTA ASEAN cao nhất trong khối.
Theo Ban Thư ký ASEAN, trong năm 2012, tỷ lệ SME ở Philippines sử dụng FTA ASEAN - Australia/New Zealand đạt 76,1%, cao hơn so với Thái Lan (24,6%), Việt Nam (15,9%) và Indonesia (01%)./.
Cuba kỷ niệm 55 năm Cách mạng thành công  (02/01/2014)
Binh chủng Tăng - Thiết giáp: Phong trào Thi đua quyết thắng đi vào chiều sâu, đạt kết quả thiết thực  (02/01/2014)
Hậu Giang tổ chức lễ kỷ niệm 10 năm thành lập tỉnh  (01/01/2014)
Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững  (01/01/2014)
Hoàn thiện thể chế, phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm 2014, tạo nền tảng phát triển nhanh và bền vững  (01/01/2014)
"Ngoại giao năm 2014 đón bắt cơ hội, hóa giải thách thức"  (01/01/2014)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên