Thành phố Hồ Chí Minh giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế
Nội dung buổi làm việc của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh với Thành phố Hồ Chí Minh nhằm phục vụ cho công tác đánh giá của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về phát triển kinh tế - xã hội năm 2013, kiểm điểm Nghị quyết Đại hội XI của Đảng trong 3 năm qua và dự kiến tình hình, giải pháp trong 2 năm còn lại.
Theo Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Thành phố bình quân 3 năm (2011- 2013) tăng 9,5%, gấp 1,8 lần so với mức tăng GDP của cả nước (5,5%). Mức tăng GDP của Thành phố giai đoạn này còn cao và nhanh hơn so với các giai đoạn, các năm trước: tăng gấp 1,4-1,5 lần giai đoạn 2006- 2010; đến cuối năm 2010 tăng gấp 1,74 lần năm 2009, và mức tăng của các năm 2011 và 2012 là 1,7 lần và 1,83 lần so với năm trước đó.
Trong 8 tháng đầu năm 2013, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn ước đạt hơn 150.621 tỷ đồng, chiếm 63,2% dự toán và tăng 9,3% so với cùng kỳ; tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ ước đạt 389.377 tỷ đồng, tăng 12,2%; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 1,26% so với tháng 12-2012; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 17,8 tỷ USD; tổng vốn huy động trên địa bàn đến đầu tháng 8 đạt 1.053.510 tỷ đồng, tăng 10,3%, trong đó dư nợ tín dụng đến đầu tháng 8 đạt 896.693 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Từ những kết quả trên, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh khẳng định: “Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, văn hóa, đối ngoại rất lớn, đặc biệt là trung tâm kinh tế lớn nhất nước, có tác động rất quan trọng đến vùng và cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh hoàn thành được nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội thì sẽ đóng góp lớn vào nhiệm vụ chung của cả nước”. Vì vậy, Thành phố Hồ Chí Minh cần tiếp tục thực hiện các giải pháp đảm bảo thu ngân sách trong năm 2013 trước bối cảnh các nguồn thu bị giảm sút, đồng thời chăm lo an sinh xã hội ổn định, đẩy mạnh cải cách hành chính và gây dựng mối liên kết vùng vững chắc.
Các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp phải được triển khai tích cực hơn nữa; tập trung đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế mà trọng tâm là 3 lĩnh vực: tái cơ cấu tổ chức tín dụng, tái cơ cấu doanh nghiệp và tái cơ cấu đầu tư.
Để phục vụ báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng về thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 2011- 2016, Phó Thủ tướng đề nghị Thành phố Hồ Chí Minh tổng kết những bài học mà địa phương rút ra sau 3 năm thực hiện và kiến nghị những giải pháp có tính đột phá để thực hiện trong 2 năm còn lại của nhiệm kỳ, tạo đà phát triển vững chắc cho những năm sau.
Ý kiến đại diện các bộ, ngành cho rằng kinh tế đất nước nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng vẫn còn những thách thức, nhất là về tốc độ tăng trưởng, “sức khỏe” của doanh nghiệp, thị trường bất động sản chưa phục hồi, hay chưa tìm được giải pháp hiệu quả trong việc đa dạng hóa hình thức thu hút vốn đầu tư.
Ngoài ra, nhiệm vụ sắp xếp lại doanh nghiệp của Thành phố cũng phải thực hiện quyết liệt hơn, nhằm thoái vốn ở những doanh nghiệp không hiệu quả để đầu tư cho hạ tầng, đồng thời tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp./.
Cả nước có gần 5,2 triệu đơn vị kinh tế, hành chính  (30/08/2013)
Đông Nam Á - EU tăng hợp tác về di cư và phát triển  (30/08/2013)
Việt Nam - Angola thúc đẩy hơn nữa hợp tác toàn diện  (30/08/2013)
Điện mừng kỷ niệm Quốc khánh Cộng hòa Kyrgyzstan  (30/08/2013)
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay