Khoảng lặng để suy ngẫm
21:45, ngày 26-08-2013
TCCSĐT- Ngày 10-8-2013, tại cuộc họp báo ở Oa-sinh-tơn, lần đầu tiên Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma bình luận về quyết định hoãn cuộc gặp với Tổng thống Nga Vla-di-mia Pu-tin của ông bên lề Hội nghị G20 sẽ được tổ chức ở Xanh Pê-téc-bua (Nga) vào tháng 9-2013.
Theo Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma, Mỹ cần có “một khoảng lặng để đánh giá lại quan hệ với Nga” bởi không khí chống Mỹ ở Nga đã trở nên nóng hơn trước và vụ việc liên quan đến cựu nhân viên tình báo Mỹ Ét-uốt Xnâu-đân (Edward Snowden) không phải là nguyên nhân duy nhất khiến quan hệ Mỹ - Nga trở nên lạnh nhạt. Theo Người đứng đầu Nhà trắng, quan hệ giữa Mỹ - Nga hiện không đạt được tiến bộ đủ để có thể đi tiếp trên con đường “cài đặt lại” quan hệ hai nước. Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma cũng cho biết, ông sẽ vẫn tham dự Hội nghị G20 sắp tới tại Nga và vẫn duy trì quan hệ bình thường với Tổng thống Vla-đi-mia Pu-tin để thảo luận mọi vấn đề một cách thẳng thắn và xây dựng (1).
Quan hệ Mỹ - Nga vẫn chưa tới mức “tái hồi” Chiến tranh lạnh
Ngày 9-8-2013, cũng tại Oa-sinh-tơn đã diễn ra cuộc gặp theo công thức 2+2 giữa Mỹ và Nga, gồm Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao của hai nước. Tại cuộc gặp này, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng đã thảo luận nhiều vấn đề, gồm tình hình tại Xy-ri, Áp-ga-ni-xtan, I-ran, Triều Tiên đến những bất đồng còn tồn tại giữa hai nước như hệ thống phòng thủ tên lửa, kiểm soát vũ khí hạt nhân, tình hình nhân quyền và đặc biệt là vụ bế bối của cựu nhân viên tình báo Ét-uốt Xnâu-đân.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Nga Xéc-gây La-vrốp, tại cuộc gặp này hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc hợp tác hóa giải cuộc xung đột ở Xy-ri, trong đó có hoạt động chuẩn bị Hội nghị Giơ-ne-vơ lần thứ 2. Theo ông X. La-vrốp, Hội nghị này đến nay vẫn bị trì hoãn là do sự bất hợp tác của phe đối lập và việc Oa-sinh-tơn phản đối đề nghị của Nga mời I-ran tham dự. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Xéc-gây La-vrốp khẳng định, Xy-ri chiếm vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự cuộc gặp cấp cao Nga - Mỹ theo tinh thần Thông cáo chung của Hội nghị G8 vừa qua ở Bắc Ai-len mà cả Nga và Mỹ đều thống nhất. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Xéc-gây La-vrốp nhận định, mặc dù Mỹ và Nga còn một số bất đồng, nhưng đối với những vấn đề quan trọng liên quan đến an ninh toàn cầu, hai bên có thể hợp tác với nhau để giải quyết. Còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chắc Hây-gơ (Chuck Hagel) nhận xét: “Lợi ích chung giữa chúng ta được ghi nhận trong hầu hết trường hợp. Thế giới hiện diễn biến phức tạp, để tìm một giải pháp trong thời điểm này là không dễ dàng. Chúng ta cần phải rõ ràng, trung thực, tìm ra một giải pháp chung để cùng giải quyết những vấn đề lớn”.
Như vậy, Hội nghị cấp cao Nga - Mỹ theo công thức 2+2 đã góp phần hạ nhiệt căng thẳng ngoại giao giữa hai nước sau khi Nga cấp quy chế tị nạn tạm thời cho cựu nhân viên Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ Ét-uốt Xnâu-đân, một nhân vật đang bị Oa-sinh-tơn truy lùng gắt gao và việc Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma hoãn cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Mỹ theo kế hoạch vào ngày 3 và ngày 4-9-2013 bên lề Hội nghị G20 do Nga làm Chủ tịch.
Trả lời câu hỏi của các nhà báo về khả năng tái hồi Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Nga, tại cuộc họp báo về kết quả Hội nghị cấp cao Nga - Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Xéc-gây La-vrốp nhận định: “Tôi nghĩ rằng, giữa Nga và Mỹ không thể có Chiến tranh lạnh. Ngược lại, hai nước chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ và đầy tiềm năng để tăng cường sự hợp tác đó. Còn vụ việc Ét-uốt Xnâu-đân chỉ là chuyện bất thường. Kết quả cuộc gặp hôm nay chứng tỏ quan hệ Mỹ - Nga không quay trở lại quá khứ” (2).
Vẫn còn nhiều điều cần suy ngẫm
Rất có thể, vụ Ét-uốt Xnâu-đân sẽ không chỉ dừng lại ở quyết định hoãn cuộc gặp thượng đỉnh của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma với Tổng thống Nga V. Pu-tin bởi sự kiện này còn liên quan tới tham vọng bá chú thế giới của Mỹ mà Nga là vật cản lớn nhất đối với tham vọng đó. Theo tiết lộ của cựu nhân viên tình báo Ét-uốt Xnâu-đân, toàn bộ hệ thống máy chủ của các tập đoàn truyền thông khổng lồ ở Mỹ như Verizon, Microsoft, Google, Facebook, Apple, Yahoo, PalTalk, AOL, Skype, YouTube đã bị Cục Tình báo trung ương Mỹ và Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ trực tiếp xâm nhập theo một chương trình mang tên PRISM nhằm kiểm soát mọi động thái kinh tế, chính trị - xã hội, quân sự - an ninh trong và ngoài nước Mỹ, từ các đối thủ tiềm tàng như Trung Quốc, Nga, I-ran, Cu-ba, Vê-nê-xu-ê-la, Triều Tiên hay đồng minh cũng như đối tác của Mỹ như Đức, Pháp, Nhật Bản...
Dư luận ở Mỹ và trên thế giới gọi đây là vụ Xnâu-đân-ghết (Snowdengate), tương tự như vụ nghe lén điện thoại Oa-tơ-ghết (Watergate) do người của Đảng Cộng hòa thực hiện để do thám ứng cử viên Đảng Dân chủ Gioóc-giơ Mắc Ga-vơn (George McGovern) nhằm giành phần thắng cho ứng cử viên Ri-sác Ních-xơn (Richard Nixon) đầu những năm 1970 trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Chỉ có điều, Tổng thống Mỹ Ri-sác Ních-xơn sau đó đã buộc phải từ chức do liên quan tới việc nghe lén điện thoại, còn trong vụ Xnâu-đân-ghết thì chưa một quan chức nào ở Mỹ bị truy tố.
Nếu vụ Oa-tơ-ghết chỉ liên quan đến cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng giữa hai đảng cầm quyền ở Mỹ, thì vụ Xnâu-đân-ghết đã vượt xa về quy mô và tầm quan trọng liên quan đến cuộc chiến giữa Mỹ với phần còn lại của nhân loại để thực hiện tham vọng của Oa-sinh-tơn làm bá chủ thế giới. Vì thế, trong vụ Xnâu-đân-ghết, cả hai đảng cầm quyền ở Mỹ đều hành động thống nhất trong một mặt trận chống lại toàn thế giới và gây sức ép đối với tất cả các nước trên thế giới, không để họ đứng ra bảo vệ Ét-uốt Xnâu-đân hoặc cho phép anh này cư trú chịnh trị.
Theo chủ trương đó, Mỹ đã có một hành động chưa từng có trong quan hệ với các nước là buộc máy bay của Tổng thống Bô-li-vi-a E-vô Mô-ra-lét (Evo Morales), phải hạ cánh khẩn cấp xuống Áo khi đang trên đường trở về từ Hội nghị Năng lượng tại Nga do Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin chủ trì. Tại Hội nghị này, Tổng thống E-vô Mô-ra-lét đã lên tiếng ủng hộ cựu nhân viên tình báo Ét-uốt Xnâu-đân. Ngay sau đó, Oa-sinh-tơn đã chỉ đạo một số nước châu Âu rút đặc quyền ưu tiên dành cho máy bay của Tổng thống Bô-li-vi-a, đóng cửa không phận không cho bay qua với những cáo buộc nghi ngờ Ét-uốt Xnâu-đân có mặt trên chuyến bay này. Trên thực tế, Ét-uốt Xnâu-đân đã không có mặt trên chuyến bay đó. Hành động của Mỹ cùng các đồng minh ở châu Âu vì thế đã vi phạm chủ quyền của Bô-li-vi-a và bị chính phủ nước này cũng như nhiều nước Mỹ La-tinh lên án là “hành động xâm lược”.
Như vậy, vụ Xnâu-đân-ghết không còn là cuộc chiến ảnh hưởng trong nội bộ nước Mỹ mà là cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng của Mỹ trên khắp toàn cầu. Trong đó, Nga chỉ là một trong những mục tiêu chống phá của Mỹ sau Chiến tranh lạnh. Vì vậy, xét về tình chất nghiêm trọng của hai vụ việc thì vụ Oa-tơ-ghết chỉ như con tem dán trên lưng “con voi Xnâu-đân-ghết”.
Dư luận ở Mỹ và Nga phần nào có lý khi đưa ra nhận định, trong quan hệ Mỹ - Nga hiện nay khó có thể tìm ra tiếng nói chung mà nguyên nhân của mọi nguyên nhân là do Oa-sinh-tơn vẫn chưa từ bỏ tư duy Chiến tranh lạnh đối với Nga. Hơn thế nữa, Mỹ vẫn ứng xử với Nga trên thế mạnh, vẫn coi Nga là “kẻ chiến bại” trong Chiến tranh lạnh và không ngừng nghỉ trong những nỗ lực tiếp tục làm “tan rã” nước Nga như một quốc gia có chủ quyền. Toàn bộ 4 giai đoạn diễn biến quan hệ Mỹ - Nga từ sau khi Liên Xô tan rã đã chứng tỏ điều đó.
Trong giai đoạn 1, từ năm 1992 tới năm 2000, dưới thời Tổng thống Nga Bô-rít En-xin (Boris Yeltsin). Đây là giai đoạn các nước phương Tây “hỗ trợ” Mát-xcơ-va trong việc tư nhân hóa ồ ạt nền kinh tế Nga, thực chất là áp dụng mô hình “chủ nghĩa tư bản dã man” ở quốc gia này, khiến Nga tiếp tục lún sâu vào cuộc khủng hoảng toàn diện về chính trị, kinh tế và xã hội. Nếu Chiến tranh lạnh làm sụp đổ Liên Xô về chính trị, thì giai đoạn “chủ nghĩa tư bản dã man” đã tàn phá nước Nga về kinh tế.
Giai đoạn 2 từ năm 2000 tới năm 2004, trong nhiệm kỳ 1 của Tổng thống Vla-đi-mia Pu-tin. Đây là thời kỳ Mỹ thăm dò để xác định xem ông V.Pu-tin là người của ai? Liệu ông ta có phải là người của người tiền nhiệm Bô-rít En-xin hay không? Trong giai đoạn này, Mỹ và các nước phương Tây khẳng định chắc chắn ông V.Pu-tin “không phải là người của họ”. Thế là, họ sử dụng con bài Khô-đô-cốp-xki (Khodorcovski) - một trong những “tỷ phú sau một đêm” nhờ cướp bóc tài sản trong quá trình tư nhân hóa ồ ạt đầu những năm 1990 ở Nga, để đưa ra tranh cử vào ghế Tổng thống Nga trong cuộc bầu cử năm 2004 sau khi ông V. Pu-tin kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống lần 1. Tuy nhiên, âm mưu này đã thất bại và một trong những tác giả của kịch bản này là Giám đốc Phụ trách Ban nghiên cứu về Nga và lục địa Á - Âu thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, Mi-sen Mác-phôn (Michael McFaul), người vừa được bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ ở Mát-xcơ-va vào cuối năm 2011. Ông này cũng là một trong những chuyên gia hàng đầu về tổ chức các cuộc "cách mạng sắc màu" trong không gian hậu Xô-viết.
Giai đoạn 3 từ năm 2008 đến năm 2012, trùng với nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống Nga Đmi-tơ-ri Mét-vê-đép (Dmitry Medvedev). Đây là thời kỳ các tổ chức phi chính phủ mọc lên như nấm ở Nga núp dưới chiêu bài “cài đặt lại” quan hệ với Nga để tác động sâu vào quá trình chính trị ở quốc gia này. Đây cũng là thời kỳ các tổ chức phi chính phủ ở Nga nhận được tài trợ nhiều nhất của Cơ quan Phát triển quốc tế nhằm tổ chức các hoạt động phản kháng chống lại Nga mà đỉnh điểm là chiến dịch tẩy chay cuộc bầu cử vào Đu-ma quốc gia Nga cuối năm 2011 và cuộc bầu cử tổng thống Nga đầu năm 2012. Mục đích của chiến dịch này là làm thất bại ý định của ông V. Pu-tin quay trở lại Điện Crem-li, hoặc ít nhất cũng giảm thiểu thắng lợi của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga vào tháng 3-2012; tiếp tục làm mất uy tín của ông V. Pu-tin trong trường hợp ông giành thắng lợi; phá hoại chủ trương của ban lãnh đạo mới ở Nga trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội bức xúc; làm mất uy tín của nước Nga trên thế giới.
Giai đoạn 4 từ sau khi Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin trở lại Điện Crem-li trong nhiệm kỳ 3. Đây là giai đoạn được nhìn nhận là “ván bài lật ngửa” của Mỹ trong quan hệ với Nga, làm bộc lộ bản chất của khẩu hiệu “cài đặt lại” quan hệ Mỹ - Nga do Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma khởi xướng. Lúc này, giữa Mỹ và Nga đã bất đồng sâu sắc về nguyên tắc trong việc giải quyết các vấn đề thuộc quan hệ song phương cũng như các vấn đề quốc tế như “lá chắn tên lửa” ở châu Âu, cuộc chiến ở Xy-ri, vấn đề hạt nhân của I-ran, vấn đề “nhân quyền”...
Có lẽ, mâu thuẫn và bất đồng quan điểm giữa Mỹ và Nga thể hiện rõ nhất trong việc hóa giải cuộc xung đột ở Xy-ri. Trong tình hình hiện nay, thái độ kiên quyết bảo vệ chính quyền của Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định không chỉ đối với vị thế của nước Nga trên thế giới trong nhiều năm tới mà còn có ý nghĩa quyết định đối với việc bảo vệ những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế đã trở thành tài sản chung của toàn nhân loại cần được tôn trọng (3,4).
Đó là việc bảo vệ nguyên tắc các quốc gia không được can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác có chủ quyền và chính thể của bất cứ một quốc gia nào có chủ quyền phải do chính nhân dân quốc gia đó quyết định, không được can thiệp từ bên ngoài. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế đã được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc. Vì thế, kể từ khi bùng phát cuộc khủng hoảng chính trị ở Xy-ri tới nay, Nga đã phải đối phó với 3 sự vi phạm luật pháp quốc tế: (1) một số nước phương Tây công nhận các lực lượng đối lập ô hợp ở Xy-ri, trong đó có cả các tổ chức khủng bố và các tổ chức tội phạm là đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân Xy-ri; (2) một số nước phương Tây không những không công nhận Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát được người dân Xy-ri bầu lên một cách dân chủ, mà còn đơn phương thành lập Chính phủ Xy-ri quá độ trên cơ sở các lực lượng đối lập ô hợp do một người Xy-ri sống lưu vong ở nước ngoài đứng đầu; (3) một số nước phương Tây công khai viện trợ vũ khí cho các lực lượng đối lập ở Xy-ri, trong đó chiếm đa số là các tổ chức tội phạm, các tổ chức khủng bố, và sử dụng họ như một công cụ để thực hiện mục đích chính trị là xóa bỏ chính thể ở Xy-ri được người dân bầu lên một cách dân chủ (5,6).
Như vậy, nước Nga đang đi đầu trong cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ một trong những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế dựa trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc. Đây là cuộc đấu tranh cực kỳ phức tạp và việc Nga có góp phần ngăn chặn một cuộc chiến tranh lớn nhằm vào Xy-ri như kiểu Li-bi hay không phụ thuộc vào cuộc đấu tranh này.
Diễn biến ở Hội nghị G8 vừa qua đã chứng tỏ điều đó. Trước khi diễn ra Hội nghị, dư luận quốc tế cho rằng, cuộc chiến ở Xy-ri sẽ là chủ đề chính và “nóng” tại diễn đàn. Một số nguyên thủ quốc gia thành viên G8 đã bắn tin trước Hội nghị là sẽ cô lập quan điểm của Nga trong vấn đề Xy-ri. Do đó, tại Hội nghị G8 lần này, Tổng thống Nga V. Pu-tin sẽ phải trải qua cuộc đấu ngoại giao “1 chọi 7” và có nhiều khả năng là sẽ phải đầu hàng.
Tuy nhiên, bằng những lập luận và chứng cứ không thể chối cãi, Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin đã kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình và các thành viên G8 đã phải ra Thông cáo chung, phản ánh quan điểm của Nga. Đó là, (1) không đề cập đến chuyện Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát phải ra đi; (2) cuộc chiến ở Xy-ri phải được giải quyết thông qua giải pháp chính trị; (3) thành lập chính phủ quá độ bao gồm các lực lượng đối lập và Chính phủ Xy-ri; (4) không đề cập đến việc cũng cấp vũ khí trang bị cho các lực lượng đối lập ở Xy-ri cũng như việc Nga chuyển giao vũ khí cho Chính phủ Xy-ri; (5) Nhóm các nước G8 phải cùng với các bên xung đột ở Xy-ri nỗ lực phối hợp chống khủng bố; (6) Mỹ và Nga sẽ bảo trợ tổ chức Hội nghị quốc tế mới về Xy-ri.
Đánh giá về kết quả Hội nghị G8 vừa qua, một số tờ báo lớn ở Mỹ và một số nước phương Tây phải công nhận, Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin đã lật ngược thế cờ “1 chọi 7” và giành thắng lợi cho chính sách ngoại giao cứng rắn của mình trong vấn đề Xy-ri. Thí dụ, báo Mỹ “The New Yorker” nhận xét: “Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin đã giành thắng lợi ở G8 vì ông ta biết chính xác mình muốn gì và bằng cách nào đạt được mục đích đề ra. Còn Mỹ ủng hộ các lực lượng đối lập ở Xy-ri chỉ vì I-xra-en, các nước châu Âu thậm chí không biết chắc họ được gì khi phải dính vào cuộc chiến này”. Còn tạp chí Mỹ “The Wall Street Journal” nhận xét: “Nước Nga tuy chỉ là cái bóng của một siêu cường (Liên Xô) nhưng là một tác nhân quan trọng nên không thể không tính đến”. Chính vì Thông cáo chung của G8 đồng thuận với quan điểm của Nga, giải quyết cuộc khủng hoảng ở Xy-ri thông qua giải pháp chính trị, nên theo nhận xét của báo Mỹ “USA Today”, các lực lượng đối lập ở Xy-ri đã lên tiếng chỉ trích nội dung của Thông cáo này.
Sau Hội nghị G8, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đã đề cập tới khả năng ông sẽ không tham dự Hội nghị G20 do Nga là chủ tịch trong tháng 9-2013. Vì thế, vụ Ét-uốt Xnâu-đân chỉ là “giọt nước làm tràn ly” và là “cái cớ hợp lý” để Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma tránh cuộc gặp trực diện với Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin bởi theo dư luận ở Nga và Mỹ, ông chủ Nhà Trắng “không còn gì để nói” với ông chủ Điện Crem-li./.
--------------------------
Tài liệu tham khảo
1. Обама о Сноудене, отношениях с РФ и планах США по программам слежки.
http://ria.ru/tv_politics/20130810/955467317.html#ixzz2bnNxqfyz
2. Россия и США пауза после перезагрузки а не откат системы. http://maxpark.com/community/13/content/2138443?digest&utm_source=newslÉtter&utm_campaign=digest
3. Сирийский кризис в мировой политике
http://www.fondsk.ru/news/2012/02/24/sirijskij-krizis-v-mirovoj-politike.html
4. Сирия эпицентр геополитического противоборства в ключевом регионе мира
http://www.warandpeace.ru/ru/analysis/view/71315/
5. Сирийская оппозиция кто они?
http://www.warandpeace.ru/ru/reports/vprint/71240/
6. Священный союз США иАльКаиды
http://www.fondsk.ru/news/2012/07/17/svjaschennyj-sojuz-usa-i-al-kaidy.html
Quan hệ Mỹ - Nga vẫn chưa tới mức “tái hồi” Chiến tranh lạnh
Ngày 9-8-2013, cũng tại Oa-sinh-tơn đã diễn ra cuộc gặp theo công thức 2+2 giữa Mỹ và Nga, gồm Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Ngoại giao của hai nước. Tại cuộc gặp này, các bộ trưởng ngoại giao và quốc phòng đã thảo luận nhiều vấn đề, gồm tình hình tại Xy-ri, Áp-ga-ni-xtan, I-ran, Triều Tiên đến những bất đồng còn tồn tại giữa hai nước như hệ thống phòng thủ tên lửa, kiểm soát vũ khí hạt nhân, tình hình nhân quyền và đặc biệt là vụ bế bối của cựu nhân viên tình báo Ét-uốt Xnâu-đân.
Theo Bộ trưởng Ngoại giao Nga Xéc-gây La-vrốp, tại cuộc gặp này hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc hợp tác hóa giải cuộc xung đột ở Xy-ri, trong đó có hoạt động chuẩn bị Hội nghị Giơ-ne-vơ lần thứ 2. Theo ông X. La-vrốp, Hội nghị này đến nay vẫn bị trì hoãn là do sự bất hợp tác của phe đối lập và việc Oa-sinh-tơn phản đối đề nghị của Nga mời I-ran tham dự. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Xéc-gây La-vrốp khẳng định, Xy-ri chiếm vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự cuộc gặp cấp cao Nga - Mỹ theo tinh thần Thông cáo chung của Hội nghị G8 vừa qua ở Bắc Ai-len mà cả Nga và Mỹ đều thống nhất. Bộ trưởng Ngoại giao Nga Xéc-gây La-vrốp nhận định, mặc dù Mỹ và Nga còn một số bất đồng, nhưng đối với những vấn đề quan trọng liên quan đến an ninh toàn cầu, hai bên có thể hợp tác với nhau để giải quyết. Còn Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chắc Hây-gơ (Chuck Hagel) nhận xét: “Lợi ích chung giữa chúng ta được ghi nhận trong hầu hết trường hợp. Thế giới hiện diễn biến phức tạp, để tìm một giải pháp trong thời điểm này là không dễ dàng. Chúng ta cần phải rõ ràng, trung thực, tìm ra một giải pháp chung để cùng giải quyết những vấn đề lớn”.
Như vậy, Hội nghị cấp cao Nga - Mỹ theo công thức 2+2 đã góp phần hạ nhiệt căng thẳng ngoại giao giữa hai nước sau khi Nga cấp quy chế tị nạn tạm thời cho cựu nhân viên Cơ quan Tình báo trung ương Mỹ Ét-uốt Xnâu-đân, một nhân vật đang bị Oa-sinh-tơn truy lùng gắt gao và việc Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma hoãn cuộc gặp thượng đỉnh Nga - Mỹ theo kế hoạch vào ngày 3 và ngày 4-9-2013 bên lề Hội nghị G20 do Nga làm Chủ tịch.
Trả lời câu hỏi của các nhà báo về khả năng tái hồi Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Nga, tại cuộc họp báo về kết quả Hội nghị cấp cao Nga - Mỹ, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Xéc-gây La-vrốp nhận định: “Tôi nghĩ rằng, giữa Nga và Mỹ không thể có Chiến tranh lạnh. Ngược lại, hai nước chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ và đầy tiềm năng để tăng cường sự hợp tác đó. Còn vụ việc Ét-uốt Xnâu-đân chỉ là chuyện bất thường. Kết quả cuộc gặp hôm nay chứng tỏ quan hệ Mỹ - Nga không quay trở lại quá khứ” (2).
Vẫn còn nhiều điều cần suy ngẫm
Rất có thể, vụ Ét-uốt Xnâu-đân sẽ không chỉ dừng lại ở quyết định hoãn cuộc gặp thượng đỉnh của Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma với Tổng thống Nga V. Pu-tin bởi sự kiện này còn liên quan tới tham vọng bá chú thế giới của Mỹ mà Nga là vật cản lớn nhất đối với tham vọng đó. Theo tiết lộ của cựu nhân viên tình báo Ét-uốt Xnâu-đân, toàn bộ hệ thống máy chủ của các tập đoàn truyền thông khổng lồ ở Mỹ như Verizon, Microsoft, Google, Facebook, Apple, Yahoo, PalTalk, AOL, Skype, YouTube đã bị Cục Tình báo trung ương Mỹ và Cơ quan An ninh quốc gia Mỹ trực tiếp xâm nhập theo một chương trình mang tên PRISM nhằm kiểm soát mọi động thái kinh tế, chính trị - xã hội, quân sự - an ninh trong và ngoài nước Mỹ, từ các đối thủ tiềm tàng như Trung Quốc, Nga, I-ran, Cu-ba, Vê-nê-xu-ê-la, Triều Tiên hay đồng minh cũng như đối tác của Mỹ như Đức, Pháp, Nhật Bản...
Dư luận ở Mỹ và trên thế giới gọi đây là vụ Xnâu-đân-ghết (Snowdengate), tương tự như vụ nghe lén điện thoại Oa-tơ-ghết (Watergate) do người của Đảng Cộng hòa thực hiện để do thám ứng cử viên Đảng Dân chủ Gioóc-giơ Mắc Ga-vơn (George McGovern) nhằm giành phần thắng cho ứng cử viên Ri-sác Ních-xơn (Richard Nixon) đầu những năm 1970 trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng. Chỉ có điều, Tổng thống Mỹ Ri-sác Ních-xơn sau đó đã buộc phải từ chức do liên quan tới việc nghe lén điện thoại, còn trong vụ Xnâu-đân-ghết thì chưa một quan chức nào ở Mỹ bị truy tố.
Nếu vụ Oa-tơ-ghết chỉ liên quan đến cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng giữa hai đảng cầm quyền ở Mỹ, thì vụ Xnâu-đân-ghết đã vượt xa về quy mô và tầm quan trọng liên quan đến cuộc chiến giữa Mỹ với phần còn lại của nhân loại để thực hiện tham vọng của Oa-sinh-tơn làm bá chủ thế giới. Vì thế, trong vụ Xnâu-đân-ghết, cả hai đảng cầm quyền ở Mỹ đều hành động thống nhất trong một mặt trận chống lại toàn thế giới và gây sức ép đối với tất cả các nước trên thế giới, không để họ đứng ra bảo vệ Ét-uốt Xnâu-đân hoặc cho phép anh này cư trú chịnh trị.
Theo chủ trương đó, Mỹ đã có một hành động chưa từng có trong quan hệ với các nước là buộc máy bay của Tổng thống Bô-li-vi-a E-vô Mô-ra-lét (Evo Morales), phải hạ cánh khẩn cấp xuống Áo khi đang trên đường trở về từ Hội nghị Năng lượng tại Nga do Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin chủ trì. Tại Hội nghị này, Tổng thống E-vô Mô-ra-lét đã lên tiếng ủng hộ cựu nhân viên tình báo Ét-uốt Xnâu-đân. Ngay sau đó, Oa-sinh-tơn đã chỉ đạo một số nước châu Âu rút đặc quyền ưu tiên dành cho máy bay của Tổng thống Bô-li-vi-a, đóng cửa không phận không cho bay qua với những cáo buộc nghi ngờ Ét-uốt Xnâu-đân có mặt trên chuyến bay này. Trên thực tế, Ét-uốt Xnâu-đân đã không có mặt trên chuyến bay đó. Hành động của Mỹ cùng các đồng minh ở châu Âu vì thế đã vi phạm chủ quyền của Bô-li-vi-a và bị chính phủ nước này cũng như nhiều nước Mỹ La-tinh lên án là “hành động xâm lược”.
Như vậy, vụ Xnâu-đân-ghết không còn là cuộc chiến ảnh hưởng trong nội bộ nước Mỹ mà là cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng của Mỹ trên khắp toàn cầu. Trong đó, Nga chỉ là một trong những mục tiêu chống phá của Mỹ sau Chiến tranh lạnh. Vì vậy, xét về tình chất nghiêm trọng của hai vụ việc thì vụ Oa-tơ-ghết chỉ như con tem dán trên lưng “con voi Xnâu-đân-ghết”.
Dư luận ở Mỹ và Nga phần nào có lý khi đưa ra nhận định, trong quan hệ Mỹ - Nga hiện nay khó có thể tìm ra tiếng nói chung mà nguyên nhân của mọi nguyên nhân là do Oa-sinh-tơn vẫn chưa từ bỏ tư duy Chiến tranh lạnh đối với Nga. Hơn thế nữa, Mỹ vẫn ứng xử với Nga trên thế mạnh, vẫn coi Nga là “kẻ chiến bại” trong Chiến tranh lạnh và không ngừng nghỉ trong những nỗ lực tiếp tục làm “tan rã” nước Nga như một quốc gia có chủ quyền. Toàn bộ 4 giai đoạn diễn biến quan hệ Mỹ - Nga từ sau khi Liên Xô tan rã đã chứng tỏ điều đó.
Trong giai đoạn 1, từ năm 1992 tới năm 2000, dưới thời Tổng thống Nga Bô-rít En-xin (Boris Yeltsin). Đây là giai đoạn các nước phương Tây “hỗ trợ” Mát-xcơ-va trong việc tư nhân hóa ồ ạt nền kinh tế Nga, thực chất là áp dụng mô hình “chủ nghĩa tư bản dã man” ở quốc gia này, khiến Nga tiếp tục lún sâu vào cuộc khủng hoảng toàn diện về chính trị, kinh tế và xã hội. Nếu Chiến tranh lạnh làm sụp đổ Liên Xô về chính trị, thì giai đoạn “chủ nghĩa tư bản dã man” đã tàn phá nước Nga về kinh tế.
Giai đoạn 2 từ năm 2000 tới năm 2004, trong nhiệm kỳ 1 của Tổng thống Vla-đi-mia Pu-tin. Đây là thời kỳ Mỹ thăm dò để xác định xem ông V.Pu-tin là người của ai? Liệu ông ta có phải là người của người tiền nhiệm Bô-rít En-xin hay không? Trong giai đoạn này, Mỹ và các nước phương Tây khẳng định chắc chắn ông V.Pu-tin “không phải là người của họ”. Thế là, họ sử dụng con bài Khô-đô-cốp-xki (Khodorcovski) - một trong những “tỷ phú sau một đêm” nhờ cướp bóc tài sản trong quá trình tư nhân hóa ồ ạt đầu những năm 1990 ở Nga, để đưa ra tranh cử vào ghế Tổng thống Nga trong cuộc bầu cử năm 2004 sau khi ông V. Pu-tin kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống lần 1. Tuy nhiên, âm mưu này đã thất bại và một trong những tác giả của kịch bản này là Giám đốc Phụ trách Ban nghiên cứu về Nga và lục địa Á - Âu thuộc Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ, Mi-sen Mác-phôn (Michael McFaul), người vừa được bổ nhiệm làm Đại sứ Mỹ ở Mát-xcơ-va vào cuối năm 2011. Ông này cũng là một trong những chuyên gia hàng đầu về tổ chức các cuộc "cách mạng sắc màu" trong không gian hậu Xô-viết.
Giai đoạn 3 từ năm 2008 đến năm 2012, trùng với nhiệm kỳ cầm quyền của Tổng thống Nga Đmi-tơ-ri Mét-vê-đép (Dmitry Medvedev). Đây là thời kỳ các tổ chức phi chính phủ mọc lên như nấm ở Nga núp dưới chiêu bài “cài đặt lại” quan hệ với Nga để tác động sâu vào quá trình chính trị ở quốc gia này. Đây cũng là thời kỳ các tổ chức phi chính phủ ở Nga nhận được tài trợ nhiều nhất của Cơ quan Phát triển quốc tế nhằm tổ chức các hoạt động phản kháng chống lại Nga mà đỉnh điểm là chiến dịch tẩy chay cuộc bầu cử vào Đu-ma quốc gia Nga cuối năm 2011 và cuộc bầu cử tổng thống Nga đầu năm 2012. Mục đích của chiến dịch này là làm thất bại ý định của ông V. Pu-tin quay trở lại Điện Crem-li, hoặc ít nhất cũng giảm thiểu thắng lợi của ông trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga vào tháng 3-2012; tiếp tục làm mất uy tín của ông V. Pu-tin trong trường hợp ông giành thắng lợi; phá hoại chủ trương của ban lãnh đạo mới ở Nga trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội bức xúc; làm mất uy tín của nước Nga trên thế giới.
Giai đoạn 4 từ sau khi Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin trở lại Điện Crem-li trong nhiệm kỳ 3. Đây là giai đoạn được nhìn nhận là “ván bài lật ngửa” của Mỹ trong quan hệ với Nga, làm bộc lộ bản chất của khẩu hiệu “cài đặt lại” quan hệ Mỹ - Nga do Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma khởi xướng. Lúc này, giữa Mỹ và Nga đã bất đồng sâu sắc về nguyên tắc trong việc giải quyết các vấn đề thuộc quan hệ song phương cũng như các vấn đề quốc tế như “lá chắn tên lửa” ở châu Âu, cuộc chiến ở Xy-ri, vấn đề hạt nhân của I-ran, vấn đề “nhân quyền”...
Có lẽ, mâu thuẫn và bất đồng quan điểm giữa Mỹ và Nga thể hiện rõ nhất trong việc hóa giải cuộc xung đột ở Xy-ri. Trong tình hình hiện nay, thái độ kiên quyết bảo vệ chính quyền của Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát là một trong những yếu tố có ý nghĩa quyết định không chỉ đối với vị thế của nước Nga trên thế giới trong nhiều năm tới mà còn có ý nghĩa quyết định đối với việc bảo vệ những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế đã trở thành tài sản chung của toàn nhân loại cần được tôn trọng (3,4).
Đó là việc bảo vệ nguyên tắc các quốc gia không được can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác có chủ quyền và chính thể của bất cứ một quốc gia nào có chủ quyền phải do chính nhân dân quốc gia đó quyết định, không được can thiệp từ bên ngoài. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế đã được ghi trong Hiến chương Liên hợp quốc. Vì thế, kể từ khi bùng phát cuộc khủng hoảng chính trị ở Xy-ri tới nay, Nga đã phải đối phó với 3 sự vi phạm luật pháp quốc tế: (1) một số nước phương Tây công nhận các lực lượng đối lập ô hợp ở Xy-ri, trong đó có cả các tổ chức khủng bố và các tổ chức tội phạm là đại diện hợp pháp duy nhất của nhân dân Xy-ri; (2) một số nước phương Tây không những không công nhận Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát được người dân Xy-ri bầu lên một cách dân chủ, mà còn đơn phương thành lập Chính phủ Xy-ri quá độ trên cơ sở các lực lượng đối lập ô hợp do một người Xy-ri sống lưu vong ở nước ngoài đứng đầu; (3) một số nước phương Tây công khai viện trợ vũ khí cho các lực lượng đối lập ở Xy-ri, trong đó chiếm đa số là các tổ chức tội phạm, các tổ chức khủng bố, và sử dụng họ như một công cụ để thực hiện mục đích chính trị là xóa bỏ chính thể ở Xy-ri được người dân bầu lên một cách dân chủ (5,6).
Như vậy, nước Nga đang đi đầu trong cuộc đấu tranh nhằm bảo vệ một trong những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ quốc tế dựa trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc. Đây là cuộc đấu tranh cực kỳ phức tạp và việc Nga có góp phần ngăn chặn một cuộc chiến tranh lớn nhằm vào Xy-ri như kiểu Li-bi hay không phụ thuộc vào cuộc đấu tranh này.
Diễn biến ở Hội nghị G8 vừa qua đã chứng tỏ điều đó. Trước khi diễn ra Hội nghị, dư luận quốc tế cho rằng, cuộc chiến ở Xy-ri sẽ là chủ đề chính và “nóng” tại diễn đàn. Một số nguyên thủ quốc gia thành viên G8 đã bắn tin trước Hội nghị là sẽ cô lập quan điểm của Nga trong vấn đề Xy-ri. Do đó, tại Hội nghị G8 lần này, Tổng thống Nga V. Pu-tin sẽ phải trải qua cuộc đấu ngoại giao “1 chọi 7” và có nhiều khả năng là sẽ phải đầu hàng.
Tuy nhiên, bằng những lập luận và chứng cứ không thể chối cãi, Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin đã kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình và các thành viên G8 đã phải ra Thông cáo chung, phản ánh quan điểm của Nga. Đó là, (1) không đề cập đến chuyện Tổng thống Xy-ri Ba-xa An Át-xát phải ra đi; (2) cuộc chiến ở Xy-ri phải được giải quyết thông qua giải pháp chính trị; (3) thành lập chính phủ quá độ bao gồm các lực lượng đối lập và Chính phủ Xy-ri; (4) không đề cập đến việc cũng cấp vũ khí trang bị cho các lực lượng đối lập ở Xy-ri cũng như việc Nga chuyển giao vũ khí cho Chính phủ Xy-ri; (5) Nhóm các nước G8 phải cùng với các bên xung đột ở Xy-ri nỗ lực phối hợp chống khủng bố; (6) Mỹ và Nga sẽ bảo trợ tổ chức Hội nghị quốc tế mới về Xy-ri.
Đánh giá về kết quả Hội nghị G8 vừa qua, một số tờ báo lớn ở Mỹ và một số nước phương Tây phải công nhận, Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin đã lật ngược thế cờ “1 chọi 7” và giành thắng lợi cho chính sách ngoại giao cứng rắn của mình trong vấn đề Xy-ri. Thí dụ, báo Mỹ “The New Yorker” nhận xét: “Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin đã giành thắng lợi ở G8 vì ông ta biết chính xác mình muốn gì và bằng cách nào đạt được mục đích đề ra. Còn Mỹ ủng hộ các lực lượng đối lập ở Xy-ri chỉ vì I-xra-en, các nước châu Âu thậm chí không biết chắc họ được gì khi phải dính vào cuộc chiến này”. Còn tạp chí Mỹ “The Wall Street Journal” nhận xét: “Nước Nga tuy chỉ là cái bóng của một siêu cường (Liên Xô) nhưng là một tác nhân quan trọng nên không thể không tính đến”. Chính vì Thông cáo chung của G8 đồng thuận với quan điểm của Nga, giải quyết cuộc khủng hoảng ở Xy-ri thông qua giải pháp chính trị, nên theo nhận xét của báo Mỹ “USA Today”, các lực lượng đối lập ở Xy-ri đã lên tiếng chỉ trích nội dung của Thông cáo này.
Sau Hội nghị G8, Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma đã đề cập tới khả năng ông sẽ không tham dự Hội nghị G20 do Nga là chủ tịch trong tháng 9-2013. Vì thế, vụ Ét-uốt Xnâu-đân chỉ là “giọt nước làm tràn ly” và là “cái cớ hợp lý” để Tổng thống Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma tránh cuộc gặp trực diện với Tổng thống Nga Vla-đi-mia Pu-tin bởi theo dư luận ở Nga và Mỹ, ông chủ Nhà Trắng “không còn gì để nói” với ông chủ Điện Crem-li./.
--------------------------
Tài liệu tham khảo
1. Обама о Сноудене, отношениях с РФ и планах США по программам слежки.
http://ria.ru/tv_politics/20130810/955467317.html#ixzz2bnNxqfyz
2. Россия и США пауза после перезагрузки а не откат системы. http://maxpark.com/community/13/content/2138443?digest&utm_source=newslÉtter&utm_campaign=digest
3. Сирийский кризис в мировой политике
http://www.fondsk.ru/news/2012/02/24/sirijskij-krizis-v-mirovoj-politike.html
4. Сирия эпицентр геополитического противоборства в ключевом регионе мира
http://www.warandpeace.ru/ru/analysis/view/71315/
5. Сирийская оппозиция кто они?
http://www.warandpeace.ru/ru/reports/vprint/71240/
6. Священный союз США иАльКаиды
http://www.fondsk.ru/news/2012/07/17/svjaschennyj-sojuz-usa-i-al-kaidy.html
Hà Nội tuyên dương thủ khoa xuất sắc năm 2013  (26/08/2013)
Tổng Bí thư tới chúc thọ Đại tướng Võ Nguyên Giáp  (25/08/2013)
Tiếp tục nhân rộng điển hình tiên tiến toàn quân học tập và làm theo gương Bác  (25/08/2013)
1.645 học sinh phổ thông trung học khu vực phía Bắc được nhận học bổng Gặp gỡ Việt Nam và Vallet  (25/08/2013)
Tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác nhân dân Việt Nam và Uzbekistan  (25/08/2013)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay