Thương mại là điểm sáng quan hệ Việt Nam - Ấn Độ
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại New Delhi ông Nguyễn Sơn Hà, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ cho biết quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ trong những năm gần đây phát triển mạnh, là điểm sáng trong quan hệ đối tác chiến lược song phương.
Ấn Độ là đối tác thương mại lớn thứ 10 của Việt Nam và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Ấn Độ trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Năm 2009 kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ đạt 2,055 tỷ USD, tới năm 2012 đạt 3,943 tỷ USD, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 1,782 tỷ USD, tăng 4,24 lần và nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ đạt 2,151 tỷ USD, tăng 1,32 lần.
Tại kỳ họp lần thứ 15 của Ủy ban Hỗn hợp Việt Nam - Ấn Độ tại New Delhi ngày 11-7, hai bên đã nhất trí sớm thành lập Tiểu ban Thương mại Hỗn hợp giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại - Công nghiệp Ấn Độ trong khuôn khổ Ủy ban Hỗn hợp để thúc đẩy quan hệ thương mại. Hiện hai nước đang hướng tới mục tiêu nâng kim ngạch thương mại song phương lên 7 tỷ USD vào năm 2015.
Ấn Độ đã có 73 dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 2,052 tỷ USD, xếp thứ 12/100 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại Việt Nam. Dự án Nhiệt điện Long Phú 2, công suất 1.320 MW, vốn đầu tư 1,8 tỷ USD - là dự án đầu tư lớn nhất của Ấn Độ vào Việt Nam và là dự án chiến lược trong quan hệ kinh tế - thương mại giữa hai nước. Việt Nam có 3 dự án đầu tư tại Ấn Độ, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 23,6 triệu USD, trong đó tiêu biểu là dự án Rohto Pharma (India) Private Ltd, với số vốn đầu tư đăng ký 22,8 triệu USD.
Kim ngạch thương mại song phương trong sáu tháng đầu năm nay đạt 2,592 tỷ USD, tăng 40,3% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức tăng mạnh nhất từ trước tới nay, trong đó xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 1,160 tỷ USD, tăng trưởng 53,7%, nhập khẩu của Việt Nam từ Ấn Độ đạt 1,432 tỷ USD, tăng 31,1%. Dự kiến kim ngạch thương mại song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ trong năm nay sẽ vượt mốc 5 tỷ USD.
Theo ông Nguyễn Sơn Hà, hợp tác kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ phát triển mạnh trong những năm gần đây song sự phát triển đó vẫn chưa tương xứng với mối quan hệ chính trị tốt đẹp và các tiềm năng sẵn có của hai nước. Khung pháp lý tốt giữa Việt Nam và Ấn Độ trong hợp tác kinh tế - thương mại cùng với việc Ấn Độ đã công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường đầy đủ, đặc biệt là Hiệp định Thương mại Tự do Hàng hóa ASEAN - Ấn Độ (AITIG) tạo thêm động lực mới thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại giữa hai nước.
Cũng theo ông Nguyễn Sơn Hà để khai thác tiềm năng kinh tế - thương mại song phương, Việt Nam cần tiếp tục khuyến khích các doanh nghiệp Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam trong các lĩnh vực mà Ấn Độ có thế mạnh như khai thác dầu khí, sản xuất điện, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất mía đường, hóa chất nông nghiệp và công nghệ thông tin… và Ấn Độ cũng tạo các cơ chế thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Ấn Độ, nhất là trong dự án thành lập thành phố cụm điện tử...
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hai nước cần chủ động thực hiện tổng hợp và toàn diện nhiều biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả trong hợp tác kinh tế thương mại như đầu tư xây dựng chiến lược, phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu hàng hóa, liên doanh sản xuất hàng xuất khẩu, tham gia các hội chợ, hội thảo, các diễn đàn doanh nghiệp..đồng thời, các cơ quan hữu quan Việt Nam-Ấn Độ nên tăng cường hơn nữa các hoạt động hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp về thông tin thị trường, cơ hội giao thương, cơ hội đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nhân đi lại làm ăn, nghiên cứu cấp visa dài hạn cho doanh nhân, sớm mở đường bay thẳng./.
Việt - Mỹ đã tới lúc cần xác lập khuôn khổ quan hệ mới  (22/07/2013)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên