Thủy điện tại Lào là cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam
Hiện Lào đã có 14 dự án thủy điện quy mô lớn, trong đó có nhà máy Thủy điện Nam Theun có công suất lớn nhất 1.086MW; 8 dự án khác đang xây dựng và 20 dự án nữa đang trong giai đoạn chuẩn bị và sau năm 2020 sẽ tiếp tục phát triển 40 dự án thủy điện khác. Khoảng 75 đến 80% sản lượng điện của Lào là nhằm xuất khẩu sang Thái Lan, Việt Nam, Campuchia và các nước khác trong khu vực.
Thứ trưởng Bộ Năng lượng và Mỏ của Lào cũng cho biết Lào đã cam kết đối với việc phát triển thủy điện bền vững và đảm bảo rằng sẽ không có bất kỳ tác động xuyên biên giới nghiêm trọng nào trên hệ thống sông. Thủy điện của Lào là thủy điện không tốn nước, không cần nhiên liệu hóa thạch và là sự bổ sung cho hình thức năng lượng thay thế cũng như những hình thức năng lượng phức tạp khác như nhiệt điện và điện hạt nhân.
Lào bắt đầu xuất khẩu điện cho Thái Lan với đập thủy điện Nậm Ngừm 1 từ năm 1972. Đến năm 1993, riêng Nậm Ngừm 1 đã phục vụ cho gần 1 triệu người cho cả hai nước Lào và Thái Lan. Với công suất thiết kế 150MW, Nâm Ngừm 1 hiện đang được mở rộng. Một tổ máy 40MW khác đang trong quá trình hoàn thành và có thể sẽ được mở rộng hơn nữa để đáp ứng với tình hình sử dụng thủy điện trong lưới điện chung của Tiểu vùng Mekong mở rộng.
Trong hợp tác đầu tư tại Lào, thủy điện là vấn đề được hai nước Lào - Việt Nam quan tâm. Đến nay, Việt Nam đã có 16 dự án đầu tư về thủy điện được Chính phủ Lào cấp phép với tổng công suất thiết kế hơn 4.000MW, trong đó đáng chú ý nhất là thủy điện Sekaman 1 - dự án thủy điện lớn nhất của Việt Nam tại Lào có vốn đầu tư lên tới 480 triệu USD, công suất 322MW và sản lượng điện cung cấp hàng năm lên tới 1,2 tỷ kWh.
Việc Công ty liên doanh Bảo hiểm Lào - Việt (LVI) chịu trách nhiệm bảo hiểm mọi sự rủi ro xây dựng, lắp đặt cho dự án xây dựng thủy điện Sekaman 1 sẽ là một bảo đảm mới cho dự án thực hiện đúng tiến độ, góp phần thúc đẩy hợp tác đầu tư, xây dựng quan hệ Lào - Việt Nam phát triển bền vững./.
Kinh tế Eurozone có hy vọng sẽ tăng trưởng trở lại  (05/07/2013)
ASEAN hướng tới hội nhập về chính sách cạnh tranh  (05/07/2013)
AU đã đình chỉ tư cách thành viên đối với Ai Cập  (05/07/2013)
Tạo thống nhất thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương 7  (04/07/2013)
Giới thiệu Báo cáo chỉ số quản trị, hành chính công  (04/07/2013)
Hàn Quốc - Triều Tiên nhất trí thời điểm đàm phán  (04/07/2013)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên