"Bảo hiểm y tế là quyền lợi chứ không phải nghĩa vụ"
Thủ tướng Chính Phủ vừa phê duyệt lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân đến năm 2020; đồng thời, Bộ Y tế trong năm nay cũng sẽ tiến hành sửa đổi Luật Bảo hiểm y tế sau 3 năm đưa vào thực hiện. Về sự thay đổi về chính sách bảo hiểm y tế toàn dân, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết:
Bảo hiểm y tế toàn dân là một trong những chính sách an sinh xã hội quan trọng và là nguồn tài chính vững bền để giúp cho việc chăm sóc sức khỏe nhân dân. Nội dung chính của Đề án: Tăng tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân đến năm 2015 phải đạt được 70% và đến năm 2020 phải đạt trên 80%; đồng thời phải nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và tăng sự hài lòng của người bệnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, điều thay đổi quan trọng nhất là phải làm sao càng có nhiều người tham gia bảo hiểm càng tốt, người dân phải nhận thức được đây là quyền lợi của mình chứ không phải nghĩa vụ. Hiện nay, người dân chỉ khi ốm mới mua bảo hiểm tự nguyện vì họ không biết đấy là quyền lợi; bởi vì với mệnh giá như hiện nay thì gói dịch vụ y tế của Việt Nam là rất ưu việt. Đồng thời, phải gắn nhiệm vụ thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân với chính quyền các cấp và đưa thành chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như là chỉ tiêu phát triển nông thôn mới. Điều quan trọng là phải giảm bớt tiền chi từ túi của người dân; có nghĩa là những người đã tham gia bảo hiểm y tế sẽ được bảo hiểm thanh toán các dịch vụ y tế cơ bản.
Khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế vẫn bị phân biệt đối xử
Bộ Y tế rất chia sẻ đối với những người dân đi khám bệnh bằng thẻ bảo hiểm y tế trong thời gian vừa qua. Nguyên nhân là do quá tải cho nên thời gian chờ đợi rất lâu; thủ tục phiền hà bởi vì những người tham gia bảo hiểm y tế, không phải đóng tiền thêm nhiều nữa cho nên có rất nhiều thủ tục để được thanh toán bảo hiểm; thái độ của một số cán bộ y tế cũng chưa thật tận tình để hướng dẫn người dân đến khám bệnh, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, giá dịch vụ y tế trước đây do chi trả theo bảo hiểm y tế quá thấp cho nên người dân phải mua thêm nhiều thuốc và các dụng cụ dẫn tới việc khám chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế vừa phiền hà mà vẫn phải bỏ tiền túi.
Ví dụ, đối với trường hợp cắt Amiđan, trước kia bảo hiểm y tế chỉ thanh toán 40.000 đồng, nhưng thực tế chi phí phải trả là 450.000 đến 600.000 đồng. Chính vì vậy, bệnh viện lại phải ghi đơn để bệnh nhân đi mua thêm phần chênh lệch đó.
Giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng dịch vụ liên quan đến bảo hiểm y tế
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nhấn mạnh rằng, Bộ Y tế đã được Chính phủ phê duyệt Đề án "Giảm tải bệnh viện" gồm có nhiều giải pháp. Trước mắt, ngành y tế thực hiện nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bằng Chỉ thị và bằng một loạt các chính sách ban hành về nâng cao chất lượng khám chữa bệnh bao gồm cải cách tất cả các thủ tục khám chữa bệnh ở khoa khám bệnh; rút ngắn thời gian chờ đợi từ 4-7 giờ rút xuống trung bình khoảng 2-3-4 giờ theo loại khám thông thường hay khám có xét nghiệm thăm dò chức năng... và cũng giảm bớt số chữ ký.
Trước đây, Bảo hiểm xã hội quy định khi hoàn thành khám một bệnh nhân phải có 6 chữ ký, thậm chí có nơi 7 chữ ký, ngành y tế hiện đã rút xuống còn 4 chữ ký và nhiều mẫu giấy tờ được giảm bớt. Hơn nữa, với việc điều chỉnh giá dịch vụ vừa qua, các bệnh viện yêu cầu phải mở thêm các bàn khám bệnh, ô tiếp đón và phát số điện tử hoặc hẹn giờ khám bệnh; thêm nhiều bàn chỉ dẫn và bố trí nơi xét nghiệm lấy máu cùng với nơi khám bệnh để bệnh nhân không phải mất thời gian đi lại.
Bộ Y tế cũng đã ban hành Chỉ thị về nâng cao quy tắc ứng xử. Tuy nhiên, có những nơi khả năng thực hiện rất khó. Ví dụ có nơi khoa khám bệnh và mặt bằng không thể còn chỗ để bố trí thêm phòng khám bệnh hay ô cửa tiếp nhận bệnh nhân nữa và cũng không thể bố trí thêm ghế ngồi hoặc quạt và lâu dài là phải mở rộng thêm bệnh viện.
Hiệu quả từ Đề án "Bệnh viện vệ tinh" và "Bác sỹ gia đình"
Đây là một trong những biện pháp giảm tải ở bệnh viện tuyến Trung ương. Ngoài việc tuyến Trung ương, tuyến cuối phải mở rộng, tăng thêm giường hoặc xây dựng thêm cơ sở 2, đây là giải pháp hạ hỏa trước mắt nhưng về lâu dài cơ bản phải xây dựng mạng lưới bệnh viện vệ tinh; có nghĩa là những bệnh viện tuyến tỉnh phải thực hiện được các kỹ thuật cao bằng cách nhận chuyển giao kỹ thuật và đào tạo của các bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến cuối tập trung vào 5 chuyên khoa (ung bướu, tim mạch, nhi, sản và chấn thương chỉnh hình).
Mỗi bệnh viện Trung ương hay bệnh viện tuyến cuối 2 thành phố phải chịu trách nhiệm 5 bệnh viện ở tuyến tỉnh. Sau một thời gian chuyển giao như vậy, các bệnh viện tuyến tỉnh có thể thực hiện được các kỹ thuật cao như bệnh viện tuyến Trung ương và người dân không phải lên tuyến trên. Hiện nay, một số bệnh viện có thể làm tốt những kỹ thuật cao như bệnh viện Phú Thọ, Kiên Giang, Tiền Giang, Ninh Bình...
Bác sỹ gia đình là các bác sỹ ở trạm y tế và các phòng khám ngoài giờ, các trung tâm bác sỹ gia đình. Họ là đội ngũ bác sỹ được đào tạo kiến thức về bác sỹ gia đình nhằm phục vụ người dân sớm ban đầu, ngay tại chỗ những nhu cầu chăm sóc khám chữa bệnh vừa thiết thực đối với người dân vừa giúp người dân không phải đi xa; đồng thời đáp ứng đuợc nhu cầu ngày càng tăng trong nhân dân và cũng giúp giảm tải cho bệnh viện.
Ngoài khám chữa bệnh, người dân còn có điều kiện được hướng dẫn về các phương pháp phòng bệnh và tăng cường sức khoẻ. Đề án "Bác sỹ gia đình" sẽ được triển khai thí điểm sau đó nhân rộng. Những người tham gia khám chữa bệnh ở phòng khám bác sỹ gia đình cũng được thanh toán Bảo hiểm y tế nếu tham gia hình thức bảo hiểm này.
Hỗ trợ bảo hiểm y tế đối với đối tượng thuộc hộ gia đình cận nghèo
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, những người cận nghèo rất dễ trở thành người nghèo nếu bị bệnh nên Quyết định của Thủ tướng chính là quyết định an sinh xã hội giúp giảm nghèo nhanh hơn.
Hiện nay, nhìn chung người cận nghèo được hỗ trợ 70% nhưng Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% đối với những hộ cận nghèo thuộc các đối tượng như hộ cận nghèo mới thoát nghèo; hộ cận nghèo nhưng sống ở những huyện kinh tế khó khăn thuộc 61 huyện nghèo và những huyện mà tỷ lệ hộ nghèo còn cao./
Cử tri gửi tới Quốc hội 5 vấn đề trọng tâm  (19/05/2013)
Bác Hồ với trí thức trẻ trong phong trào giải phóng dân tộc  (19/05/2013)
Bác Hồ với trí thức trẻ trong phong trào giải phóng dân tộc  (19/05/2013)
Khởi công xây dựng Dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi  (19/05/2013)
Báu vật Hoàng Sa trong dòng chảy văn hóa của làng Mỹ Lợi  (19/05/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên