Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn liên quan đến quyền, lợi ích của người lao động
* Nghị định số 43/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Điều 10 của Luật Công đoàn về quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động
Nghị định gồm 16 Điều quy định quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động như: hướng dẫn, tư vấn cho người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động; đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể; tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động; tổ chức và lãnh đạo đình công… Nghị định còn quy định quyền và trách nhiệm của công đoàn cấp trên; trách nhiệm của đơn vị sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan…
Đối tượng áp dụng của Nghị định gồm: tổ chức công đoàn các cấp trong hệ thống công đoàn theo quy định tại Điều 7 của Luật Công đoàn; công chức, viên chức, công nhân và người lao động; đơn vị sử dụng lao động, cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Đối thoại giải quyết quyền lợi của người lao động
Nghị định nêu rõ, công đoàn cơ sở tại đơn vị sử dụng lao động có quyền cũng như trách nhiệm thu thập thông tin, tập hợp kiến nghị, đề xuất nội dung có liên quan đến lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; yêu cầu người sử dụng lao động tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật về lao động.
Công đoàn cơ sở tại đơn vị sử dụng lao động cũng có quyền, trách nhiệm giám sát việc thực hiện các thỏa thuận đạt được qua đối thoại tại nơi làm việc và quy chế dân chủ ở cơ sở theo quy định của pháp luật.
Nghị định cũng quy định cụ thể quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
Cụ thể, công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền, trách nhiệm kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công đoàn cấp trên xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
Bên cạnh đó, công đoàn cơ sở được tiến hành thương lượng với người sử dụng lao động để giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động bị xâm phạm theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và công đoàn cấp trên; thực hiện giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động.
Trách nhiệm của công đoàn trong việc tổ chức và lãnh đạo đình công
Nghị định cũng quy định cụ thể quyền, trách nhiệm của công đoàn trong việc tổ chức và lãnh đạo đình công.
Theo đó, công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan tổ chức sử dụng lao động làm việc theo hợp đồng lao động có quyền, trách nhiệm lấy ý kiến của tập thể lao động để đình công theo quy định của pháp luật về lao động; ra quyết định đình công và thông báo thời điểm bắt đầu đình công; rút quyết định đình công nếu chưa đình công; tiến hành đình công theo quy định của pháp luật về lao động.
Bên cạnh đó, thực hiện quy định về không được đình công, hoãn, ngừng đình công theo quy định của pháp luật về lao động; yêu cầu Tòa án tuyên bố cuộc đình công là hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01-07-2013.
* Nghị định số 44/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động
Nghị định quy định chi tiết thu hành Bộ luật Lao động về việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế bắt buộc của người lao động khi giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động; nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước; trình tự, thủ tục tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu của thanh tra lao động và xử lý hợp đồng lao động vô hiệu.
Đối tượng áp dụng là người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động; người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Bộ luật Lao động; các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến các nội dung quy định tại Điều 1 của Nghị định.
Theo Nghị định, người lao động giao kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật. Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
Nghị định cũng quy định về trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bất buộc của người sử dụng lao động và người lao động; nội dung hợp đồng lao động đối với người lao động được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, trong doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nước; thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu của thanh tra lao động...
Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9-5-2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động và các quy định trước đây trái với quy định tại Nghị định này hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ 01-7-2013.
* Nghị định số 45/2013/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động
Nghị định gồm 5 chương, 27 điều quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động. Các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tại Nghị định này được áp dụng đối với các đối tượng quy định tại Điều 2 của Bộ luật Lao động. Các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động tại Nghị định này được áp dụng đối với các đối tượng người lao động Việt Nam; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; người học nghề, tập nghề làm việc cho người sử dụng lao động; doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình; cá nhân có liên quan.
Nghị định quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi gồm: thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương; làm thêm giờ; nghỉ trong giờ làm việc; cách tính số ngày nghỉ hằng năm đối với trường hợp làm không đủ năm; nghỉ Tết âm lịch… Nghị định quy định chi tiết về an toàn, vệ sinh lao động gồm: những quy định chung về an toàn lao động, vệ sinh lao động; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; quản lý nhà nước về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01-7-2013.
* Nghị định số 46/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tranh chấp lao động
Nghị định quy định tiêu chuẩn, thẩm quyền bổ nhiệm hòa giải viên lao động; việc hoãn, ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động trong trường hợp hoãn, ngừng đình công.
Đối tượng áp dụng của Nghị định là hòa giải viên lao động do cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm; người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động; người sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Bộ luật Lao động; tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 của Bộ luật Lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc thực hiện tiêu chuẩn, thẩm quyền bổ nhiệm hòa giải viên lao động, hoãn, ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động trong trường hợp hoãn, ngừng đình công.
Theo Nghị định, hòa giải viên lao động phải đạt các tiêu chuẩn: là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt; không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành án; am hiểu pháp luật lao động và pháp luật có liên quan; có 3 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động, có kỹ năng hòa giải tranh chấp lao động. Chủ tịch UBND cấp tỉnh bổ nhiệm, bổ nhiệm lại hòa giải viên lao động.
Nghị định cũng quy định các trường hợp hoãn, ngừng đình công là: đình công dự kiến tổ chức tại các đơn vị cung cấp dịch vụ về điện, nước, vận tải công cộng và các dịch vụ khác trực tiếp phục vụ tổ chức mít tinh kỷ niệm ngày Chiến thắng, ngày Quốc tế Lao động và ngày Quốc khánh; đình công dự kiến tổ chức tại địa bàn đang diễn ra các hoạt động nhằm phòng ngừa, khắc phục hậu quả của thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; đình công diễn ra trên địa bàn xuất hiện thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh hoặc tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật; đình công diễn ra đến ngày thứ 3 tại các đơn vị cung cấp dịch vụ điện, nước, vệ sinh công cộng làm ảnh hưởng tới môi trường, điều kiện sinh hoạt và sức khỏe của nhân dân tại thành phố thuộc tỉnh; đình công diễn ra có các hành vi bạo động, gây rối làm ảnh hưởng đến tài sản, tính mạng của nhà đầu tư, làm mất an ninh, trật tự công cộng ảnh hưởng đến các hoạt động của cộng đồng dân cư tại nơi xảy ra đình công...
Nghị định có hiệu lực thi hành từ 01-7-2013.
Nghị định số 133/2007/NĐ-CP ngày 8-8-2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động về giải quyết tranh chấp lao động, Nghị định số 12/2008/NĐ-CP ngày 30-1-2008 của Chính phủ về việc hoãn hoặc ngừng đình công và giải quyết quyền lợi của tập thể lao động hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực./.
Các bộ trưởng Tài chính EU không đạt được thỏa thuận về chống trốn thuế  (15/05/2013)
Từ mạo hiểm đến nguy hiểm  (15/05/2013)
Nga xem xét thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa mới  (15/05/2013)
Thái Lan - Lào tổ chức họp nội các chung lần thứ 2  (15/05/2013)
Thượng viện Pháp thông qua bộ luật cải cách lao động  (15/05/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay