Từ mạo hiểm đến nguy hiểm
18:08, ngày 15-05-2013
TCCSĐT - Vụ không kích lần thứ 2 của I-xra-en trong vòng mấy tháng qua vào Xy-ri được I-xra-en biện luận và được các đồng minh của I-xra-en thể hiện thái độ công khai giống như lần trước. Cho dù nhiều lần quả quyết không can dự trực tiếp vào diễn biến tình hình ở Xy-ri, song trên thực tế với những hoạt động quân sự như vừa qua, I-xra-en đã dính lứu trực tiếp ở mức độ đáng kể vào những gì đang diễn ra ở Xy-ri.
Hành động này của I-xra-en đã vi phạm Điều 51 trong Hiến chương Liên hợp quốc và nguyên tắc không sử dụng bạo lực trong quan hệ giữa các quốc gia. I-xra-en cũng không thể dùng lập luận về "quyền tự vệ" để biện minh cho hành động ấy. Tác động trước hết của hành động này không chỉ làm quan hệ giữa I-xra-en và Xy-ri trở nên tồi tệ và căng thẳng hơn, mà còn khuấy động nguy cơ chiến tranh và xung đột lây lan ra khắp khu vực. Mọi hành vi mạo hiểm như thế trong bối cảnh bình thường ở khu vực chứ chưa nói đến tình hình hiện tại đều gây ra hậu quả và hệ luỵ vô cùng nguy hiểm đối với hòa bình, an ninh và hòa giải ở khu vực.
Từ trước tới nay, I-xra-en vẫn cho rằng, Chính phủ Xy-ri và I-ran cung cấp vũ khí cho tổ chức Héc-bô-la (Hezbollah) tại Li-băng (Lebanon) và Ha-mát (Hamas) ở Pa-le-xtin để đối đầu vũ trang với I-xra-en. I-xra-en coi đó là một mối nguy cơ an ninh và nguy cơ này ngày càng gia tăng cùng với khả năng vũ khí của quân đội Chính phủ Xy-ri trong bối cảnh nội chiến lọt vào tay hai tổ chức trên. Vì thế, I-xra-en đã "tấn công để phòng thủ". Nhưng trên thực tế, chủ định của I-xra-en với hành động quân sự này còn sâu xa hơn thế.
Với cuộc không kích này, I-xra-en muốn thăm dò khả năng phòng thủ của Xy-ri và chứng tỏ khả năng có thể thâm nhập vào vùng trời của Xy-ri cũng như tấn công bất cứ mục tiêu nào ở quốc gia này. Qua đó, I-xra-en muốn khích lệ các đối tác bên ngoài không thân thiện với Chính phủ Xy-ri can thiệp quân sự vào nước này. Mỹ là một trong những địa chỉ đặc biệt mà I-xra-en muốn gửi đến thông điệp này. Hành động bất chấp luật pháp quốc tế như thế còn là cách thức để I-xra-en phô trương tiềm lực quân sự và ẩn ý sẵn sàng tấn công bất cứ mục tiêu nào, ở bất cứ đâu trong khu vực. Nó bao hàm thông điệp đặc biệt về sự cảnh báo và răn đe I-ran, rằng I-xra-en sẽ không chỉ dọa mà có thể thực hiện cụ thể và sẵn sàng tấn công quân sự I-ran. Từ đó có thể thấy, I-xra-en không dừng lại ở trận không kích mới rồi mà sẽ còn tiếp tục, thậm chí còn tăng cả về tần số lẫn mức độ hoạt động quân sự nhằm vào Xy-ri.
Sự can thiệp quân sự như thế của I-xra-en vào Xy-ri tại thời điểm này, đã khiến diễn biến tình hình ở đây không chỉ trở nên phức tạp hơn mà còn có nguy cơ như đám cháy lớn lây lan ra khắp khu vực. Chính phủ Xy-ri đã tuyên bố sẽ có biện pháp đối phó thích ứng. Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia khác đã phản đối mạnh mẽ hành động này. Mối quan hệ giữa I-xra-en với hai tổ chức Héc-bô-la và Ha-mát sẽ còn leo thang căng thẳng và đối địch. Những diễn biến tình hình ấy hoàn toàn bất lợi đối với những nỗ lực quốc tế và khu vực nhằm tìm kiếm giải pháp chính trị hòa bình cho tình hình ở Xy-ri.
I-xra-en muốn lôi kéo Mỹ và NATO can thiệp quân sự trực tiếp vào Xy-ri nên họ vừa khuấy động, thậm chí thổi phồng nguy cơ an ninh, đồng thời tích cực chuẩn bị dư luận khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn chưa mặn mà và sẵn sàng dấn thân vào cuộc chiến tranh mới ở khu vực này. Trong chuyến thăm Nga mới rồi, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Giôn Ke-ry (John Kerry) đã thỏa thuận với phía Nga sẽ tiến hành tổ chức Hội nghị quốc tế mới nhằm tìm kiếm giải pháp chính trị cho Xy-ri. Rõ ràng là Mỹ đã ý thức được mức độ nguy hiểm của nguy cơ đám cháy ở Xy-ri có thể lây lan ra thành hỏa hoạn ở cả khu vực. Cũng vì thế mà I-xra-en chắc chắn sẽ còn lặp lại cách hành động như vừa rồi./.
Từ trước tới nay, I-xra-en vẫn cho rằng, Chính phủ Xy-ri và I-ran cung cấp vũ khí cho tổ chức Héc-bô-la (Hezbollah) tại Li-băng (Lebanon) và Ha-mát (Hamas) ở Pa-le-xtin để đối đầu vũ trang với I-xra-en. I-xra-en coi đó là một mối nguy cơ an ninh và nguy cơ này ngày càng gia tăng cùng với khả năng vũ khí của quân đội Chính phủ Xy-ri trong bối cảnh nội chiến lọt vào tay hai tổ chức trên. Vì thế, I-xra-en đã "tấn công để phòng thủ". Nhưng trên thực tế, chủ định của I-xra-en với hành động quân sự này còn sâu xa hơn thế.
Với cuộc không kích này, I-xra-en muốn thăm dò khả năng phòng thủ của Xy-ri và chứng tỏ khả năng có thể thâm nhập vào vùng trời của Xy-ri cũng như tấn công bất cứ mục tiêu nào ở quốc gia này. Qua đó, I-xra-en muốn khích lệ các đối tác bên ngoài không thân thiện với Chính phủ Xy-ri can thiệp quân sự vào nước này. Mỹ là một trong những địa chỉ đặc biệt mà I-xra-en muốn gửi đến thông điệp này. Hành động bất chấp luật pháp quốc tế như thế còn là cách thức để I-xra-en phô trương tiềm lực quân sự và ẩn ý sẵn sàng tấn công bất cứ mục tiêu nào, ở bất cứ đâu trong khu vực. Nó bao hàm thông điệp đặc biệt về sự cảnh báo và răn đe I-ran, rằng I-xra-en sẽ không chỉ dọa mà có thể thực hiện cụ thể và sẵn sàng tấn công quân sự I-ran. Từ đó có thể thấy, I-xra-en không dừng lại ở trận không kích mới rồi mà sẽ còn tiếp tục, thậm chí còn tăng cả về tần số lẫn mức độ hoạt động quân sự nhằm vào Xy-ri.
Sự can thiệp quân sự như thế của I-xra-en vào Xy-ri tại thời điểm này, đã khiến diễn biến tình hình ở đây không chỉ trở nên phức tạp hơn mà còn có nguy cơ như đám cháy lớn lây lan ra khắp khu vực. Chính phủ Xy-ri đã tuyên bố sẽ có biện pháp đối phó thích ứng. Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và nhiều quốc gia khác đã phản đối mạnh mẽ hành động này. Mối quan hệ giữa I-xra-en với hai tổ chức Héc-bô-la và Ha-mát sẽ còn leo thang căng thẳng và đối địch. Những diễn biến tình hình ấy hoàn toàn bất lợi đối với những nỗ lực quốc tế và khu vực nhằm tìm kiếm giải pháp chính trị hòa bình cho tình hình ở Xy-ri.
I-xra-en muốn lôi kéo Mỹ và NATO can thiệp quân sự trực tiếp vào Xy-ri nên họ vừa khuấy động, thậm chí thổi phồng nguy cơ an ninh, đồng thời tích cực chuẩn bị dư luận khu vực và trên thế giới. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Mỹ vẫn chưa mặn mà và sẵn sàng dấn thân vào cuộc chiến tranh mới ở khu vực này. Trong chuyến thăm Nga mới rồi, Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Giôn Ke-ry (John Kerry) đã thỏa thuận với phía Nga sẽ tiến hành tổ chức Hội nghị quốc tế mới nhằm tìm kiếm giải pháp chính trị cho Xy-ri. Rõ ràng là Mỹ đã ý thức được mức độ nguy hiểm của nguy cơ đám cháy ở Xy-ri có thể lây lan ra thành hỏa hoạn ở cả khu vực. Cũng vì thế mà I-xra-en chắc chắn sẽ còn lặp lại cách hành động như vừa rồi./.
Nga xem xét thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa mới  (15/05/2013)
Thái Lan - Lào tổ chức họp nội các chung lần thứ 2  (15/05/2013)
Thượng viện Pháp thông qua bộ luật cải cách lao động  (15/05/2013)
Học sinh Việt kiều tại Lào thi tìm hiểu về cuộc đời Bác  (15/05/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên