OECD: Chênh lệch giàu nghèo tại các nước phát triển ngày càng nghiêm trọng
Báo cáo cho thấy khủng hoảng kinh tế thế giới đã kìm nén các khoản thu nhập từ việc làm và đầu tư tại hầu hết các nước thành viên OECD. Các số liệu điều tra tại 34 nước OECD chỉ ra rằng tình trạng bất bình đẳng thu nhập đã gia tăng mạnh trong giai đoạn 3 năm từ 2008 - 2010 so với 12 năm trước đó.
Trong năm 2010, thu nhập của 10% số người giàu nhất trong OECD gấp 9,5 lần so với thu nhập của 10% số người nghèo nhất, cao hơn so với mức 9 lần trong năm 2007. Chênh lệch về thu nhập lớn nhất chủ yếu tại các nước Chilê, Mêhicô, Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Ixraen, và mức chênh lệch thấp nhất ở Ailen, Xlôvênia, Na Uy và Đan Mạch.
Tổng thư ký OECD Angiê Guria (Angel Gurria) cho rằng những đánh giá đáng lo ngại trên là hồi chuông cảnh tỉnh các nước cần sớm tăng cường bảo vệ những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong xã hội, đặc biệt khi các chính phủ khan hiếm tiền mặt nên thực hiện các biện pháp tài chính khắc khổ nhằm kiểm soát chi tiêu công. OECD cho rằng cắt giảm phúc lợi xã hội sẽ là nguyên nhân chính khiến chênh lệch về thu nhập ngày càng trầm trọng hơn.
Hiện nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế tại nhiều nước OECD vẫn còn rất thấp. Nhiều người dân đã hết hạn nhận trợ cấp thất nghiệp, trong khi chính phủ thay đổi chính sách tài chính theo hướng hợp nhất. OECD kết luận rằng nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn chậm chạp và các biện pháp củng cố tài chính được siết chặt, cải cách hệ thống thuế là cần thiết để giảm bớt chênh lệch về thu nhập./.
Nga xem xét thành lập hệ thống phòng thủ tên lửa mới  (15/05/2013)
Thái Lan - Lào tổ chức họp nội các chung lần thứ 2  (15/05/2013)
Thượng viện Pháp thông qua bộ luật cải cách lao động  (15/05/2013)
Học sinh Việt kiều tại Lào thi tìm hiểu về cuộc đời Bác  (15/05/2013)
Diễn đàn 40 năm hợp tác y tế Việt Nam - Nhật Bản  (15/05/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay