Diễn đàn 40 năm hợp tác y tế Việt Nam - Nhật Bản
18:04, ngày 15-05-2013
TCCSĐT - Sáng 15-5-2013 tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tổ chức "Diễn đàn 40 năm Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong lĩnh vực y tế" nhằm đánh giá tổng kết thành quả hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực y tế và thảo luận về các ưu tiên của ngành y tế cũng như định hướng hợp tác trong tương lai.
Tham dự Diễn đàn có Bộ trưởng Bộ Y tế PGS.TS Nguyễn Thị Kim Tiến, ông Hideo Suzuki, Công sứ Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, ông Tsuno Motonori – trưởng đại diện JICA Việt Nam, các tổ chức quốc tế, đại diện lãnh đạo Văn Phòng Chính phủ, Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch Đầu tư, Bộ Tài chính cùng đại diện lãnh đạo các vụ, cục và đại biểu đến từ các cơ sở y tế.
Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: Trong 40 năm qua, quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản không ngừng mở rộng và phát triển. Đến nay Nhật Bản đã trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam. Nhật Bản hiện là một trong những nhà tài trợ ODA song phương lớn nhất cho Việt Nam nói chung và ngành y tế nói riêng. Thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ cho ngành Y tế Việt Nam nhiều dự án viện trợ không hoàn lại, hợp tác kỹ thuật và nguồn vốn vay ưu đãi. Thông qua diễn đàn này, Bộ Y tế Việt Nam cảm ơn Chính phủ và nhân dân Nhật Bản cùng các cơ quan đại diện của Nhật Bản tại Việt Nam đã tích cực hỗ trợ ngành y tế Việt Nam trong thời gian qua. Bộ trưởng đề nghị Chính phủ Nhật Bản tiếp tục coi y tế là một lĩnh vực ưu tiên trong chính sách ODA và các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực y tế; trong đó có xây dựng bệnh viện, nhà máy sản xuất trang thiết bị y tế và dược phẩm có chất lượng ở Việt Nam.
Hợp tác y tế hai nước được mở đầu bằng dự án viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản để xây bệnh viện Chợ Rẫy hoàn thành vào tháng 6-1974. Trong thời kỳ những nămh 1975 - tới thập kỷ 80, Nhật Bản vẫn tiếp tục cung cấp viện trợ nhân đạo, bao gồm cả thiết bị y tế cho Việt Nam tuy ở mức độ khiêm tốn. Sau khi ODA của Nhật Bản được nối lại cho Việt nam vào năm 1992, y tế luôn là một lĩnh vực ưu tiên cao trong hợp tác song phương. Một loạt các dự án viện trợ không hoàn lại quy mô lớn để cung cấp trang thiết bị khẩn cấp cho các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà nội, cung cấp vắc xin và các thiết bị cho chương trình Tiêm chủng mở rộng được thực hiện trong những năm 1993 - 2008. Bên cạnh đó, các bệnh viện trọng điểm tại 3 miền như Bạch Mai, Trung ương Huế, Chợ Rẫy cũng đã được tiếp nhận viện trợ không hoàn lại để nâng cấp cơ sở vật chất và hiện đại hóa trang thiết bị y tế.
Không chỉ hỗ trợ phần cứng, công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế cho các bệnh viện cũng được tổ chức JICA đặc biệt chú trọng thông qua nhiều dự án hợp tác kỹ thuật - nơi nhiều chuyên gia Nhật Bản có kinh nghiệm đã được cử sang giúp chuyển giao kỹ thuật trong các lĩnh vực lâm sàng và quản lý bệnh viện. Từ năm 2006, công tác đào tạo cho cán bộ y tế tuyến tỉnh được JICA đặc biệt quan tâm, thông qua các dự án hợp tác với 3 bệnh viện trọng điểm. Cũng từ năm 2006, vốn vay ưu đãi ODA đã được JICA bắt đầu cung cấp cho các bệnh viện khu vực và tuyến tỉnh để mua sắm trang thiết bị và đào tạo cán bộ.
Về lĩnh vực phòng chống bệnh truyền nhiễm, thông qua JICA, chính phủ Nhật Bản đã giúp Việt Nam xây dựng được nhà máy sản xuất vắc xin sởi hiện đại nhất Đông Nam Á năm 2006, sau đó, chuyển giao thành công kỹ thuật sản xuất vắc xin sởi cho Việt Nam năm 2009. Hiện tại, hàng năm khoảng 2,5 triệu liều vắc-xin Sởi được cung cấp cho chương trình "Tiêm chủng mở rộng". Từ cuối tháng 5-2013, dự án chuyển giao kỹ thuật sản xuất vắc xin kết hợp Sởi - Rubella sẽ tiếp tục được thực hiện, và cho tới năm 2018, vắc xin kết hợp Sởi - Rubella sẽ được đưa ra thị trường. Bên cạnh đó, JICA cũng đang cùng hợp tác với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thực hiện dự án Hợp tác kỹ thuật “Tăng cường năng lực mạng lưới các phòng xét nghiệm về an toàn sinh học và kỹ năng xét nghiệm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm”.
Ngoài 2 mảng hợp tác lớn nêu trên, JICA còn có dự án hỗ trợ người khuyết tật thông quan dự án Tăng cường dịch vụ phục hồi chức năng tại các tỉnh miền Nam và giúp nâng cao sức khỏe bà mẹ trẻ em thông qua dự án phổ biến sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em tại 4 tỉnh điểm là Điện Biên, Hòa Bình, Thanh Hóa và An Giang.
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Tsuno Motonori - Trưởng đại diện JICA Việt Nam chia sẻ: hỗ trợ của Nhật Bản cho Việt Nam được hai bên đánh giá là rất toàn diện trên cả hai phương diện phần cứng và phần mềm, đặc biệt là công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống các bệnh viện trên toàn quốc. Chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục duy trì và phát huy các thành quả hợp tác, góp phần giúp Việt nam nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, qua đó, giúp Việt Nam xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng. Đầu tư cho y tế chính là đầu tư cho tương lai”.
Tại diễn đàn, đại biểu hai nước thảo luận về những ưu tiên phát triển của ngành y tế, định hướng hợp tác với Nhật Bản và sự tham gia của các công ty tư nhân Nhật Bản vào y tế Việt Nam. Nhân dịp này, Bộ Y tế Việt Nam đã trao tặng "Kỷ niệm chương Vì sức khoẻ nhân dân" cho ông Tsuno Motonori, Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam../.
Phát biểu tại Diễn đàn, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định: Trong 40 năm qua, quan hệ hợp tác giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản không ngừng mở rộng và phát triển. Đến nay Nhật Bản đã trở thành đối tác chiến lược của Việt Nam. Nhật Bản hiện là một trong những nhà tài trợ ODA song phương lớn nhất cho Việt Nam nói chung và ngành y tế nói riêng. Thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ cho ngành Y tế Việt Nam nhiều dự án viện trợ không hoàn lại, hợp tác kỹ thuật và nguồn vốn vay ưu đãi. Thông qua diễn đàn này, Bộ Y tế Việt Nam cảm ơn Chính phủ và nhân dân Nhật Bản cùng các cơ quan đại diện của Nhật Bản tại Việt Nam đã tích cực hỗ trợ ngành y tế Việt Nam trong thời gian qua. Bộ trưởng đề nghị Chính phủ Nhật Bản tiếp tục coi y tế là một lĩnh vực ưu tiên trong chính sách ODA và các nhà đầu tư Nhật Bản sẽ tiếp tục quan tâm đến lĩnh vực y tế; trong đó có xây dựng bệnh viện, nhà máy sản xuất trang thiết bị y tế và dược phẩm có chất lượng ở Việt Nam.
Hợp tác y tế hai nước được mở đầu bằng dự án viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Nhật Bản để xây bệnh viện Chợ Rẫy hoàn thành vào tháng 6-1974. Trong thời kỳ những nămh 1975 - tới thập kỷ 80, Nhật Bản vẫn tiếp tục cung cấp viện trợ nhân đạo, bao gồm cả thiết bị y tế cho Việt Nam tuy ở mức độ khiêm tốn. Sau khi ODA của Nhật Bản được nối lại cho Việt nam vào năm 1992, y tế luôn là một lĩnh vực ưu tiên cao trong hợp tác song phương. Một loạt các dự án viện trợ không hoàn lại quy mô lớn để cung cấp trang thiết bị khẩn cấp cho các bệnh viện trên địa bàn thành phố Hà nội, cung cấp vắc xin và các thiết bị cho chương trình Tiêm chủng mở rộng được thực hiện trong những năm 1993 - 2008. Bên cạnh đó, các bệnh viện trọng điểm tại 3 miền như Bạch Mai, Trung ương Huế, Chợ Rẫy cũng đã được tiếp nhận viện trợ không hoàn lại để nâng cấp cơ sở vật chất và hiện đại hóa trang thiết bị y tế.
Không chỉ hỗ trợ phần cứng, công tác đào tạo nguồn nhân lực y tế cho các bệnh viện cũng được tổ chức JICA đặc biệt chú trọng thông qua nhiều dự án hợp tác kỹ thuật - nơi nhiều chuyên gia Nhật Bản có kinh nghiệm đã được cử sang giúp chuyển giao kỹ thuật trong các lĩnh vực lâm sàng và quản lý bệnh viện. Từ năm 2006, công tác đào tạo cho cán bộ y tế tuyến tỉnh được JICA đặc biệt quan tâm, thông qua các dự án hợp tác với 3 bệnh viện trọng điểm. Cũng từ năm 2006, vốn vay ưu đãi ODA đã được JICA bắt đầu cung cấp cho các bệnh viện khu vực và tuyến tỉnh để mua sắm trang thiết bị và đào tạo cán bộ.
Về lĩnh vực phòng chống bệnh truyền nhiễm, thông qua JICA, chính phủ Nhật Bản đã giúp Việt Nam xây dựng được nhà máy sản xuất vắc xin sởi hiện đại nhất Đông Nam Á năm 2006, sau đó, chuyển giao thành công kỹ thuật sản xuất vắc xin sởi cho Việt Nam năm 2009. Hiện tại, hàng năm khoảng 2,5 triệu liều vắc-xin Sởi được cung cấp cho chương trình "Tiêm chủng mở rộng". Từ cuối tháng 5-2013, dự án chuyển giao kỹ thuật sản xuất vắc xin kết hợp Sởi - Rubella sẽ tiếp tục được thực hiện, và cho tới năm 2018, vắc xin kết hợp Sởi - Rubella sẽ được đưa ra thị trường. Bên cạnh đó, JICA cũng đang cùng hợp tác với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương thực hiện dự án Hợp tác kỹ thuật “Tăng cường năng lực mạng lưới các phòng xét nghiệm về an toàn sinh học và kỹ năng xét nghiệm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm”.
Ngoài 2 mảng hợp tác lớn nêu trên, JICA còn có dự án hỗ trợ người khuyết tật thông quan dự án Tăng cường dịch vụ phục hồi chức năng tại các tỉnh miền Nam và giúp nâng cao sức khỏe bà mẹ trẻ em thông qua dự án phổ biến sổ theo dõi sức khỏe bà mẹ trẻ em tại 4 tỉnh điểm là Điện Biên, Hòa Bình, Thanh Hóa và An Giang.
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Tsuno Motonori - Trưởng đại diện JICA Việt Nam chia sẻ: hỗ trợ của Nhật Bản cho Việt Nam được hai bên đánh giá là rất toàn diện trên cả hai phương diện phần cứng và phần mềm, đặc biệt là công tác đào tạo nguồn nhân lực cho hệ thống các bệnh viện trên toàn quốc. Chúng tôi mong muốn sẽ tiếp tục duy trì và phát huy các thành quả hợp tác, góp phần giúp Việt nam nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, qua đó, giúp Việt Nam xây dựng đất nước giàu mạnh và thịnh vượng. Đầu tư cho y tế chính là đầu tư cho tương lai”.
Tại diễn đàn, đại biểu hai nước thảo luận về những ưu tiên phát triển của ngành y tế, định hướng hợp tác với Nhật Bản và sự tham gia của các công ty tư nhân Nhật Bản vào y tế Việt Nam. Nhân dịp này, Bộ Y tế Việt Nam đã trao tặng "Kỷ niệm chương Vì sức khoẻ nhân dân" cho ông Tsuno Motonori, Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam../.
Về phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (15/05/2013)
Cần Thơ: Tích cực “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương  (15/05/2013)
Cần Thơ: Tích cực “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương  (15/05/2013)
Nét đặc sắc trong quan điểm Hồ Chí Minh về tư cách người chính trị viên trong “Thư gửi Hội nghị chính trị viên”  (15/05/2013)
Nét đặc sắc trong quan điểm Hồ Chí Minh về tư cách người chính trị viên trong “Thư gửi Hội nghị chính trị viên”  (15/05/2013)
Việt Nam trên đường thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ  (15/05/2013)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên