Kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc và biểu dương các chi bộ, đảng viên tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
18:05, ngày 15-05-2013
TCCSĐT - Sáng 15-5-2013, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức kỷ niệm 65 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc và biểu dương các chi bộ, đảng viên tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Tới dự Lễ kỷ niệm có các đồng chí: Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; Phạm Văn Linh, Phó Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí Phó Bí thư, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Khối cùng các đại biểu là Bí thư, Phó Bí thư, đại diện các Đảng bộ trực thuộc; đại diện các chi bộ, các đảng viên tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Trong diễn văn tại lễ kỷ niệm, đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương nêu rõ: Cách đây tròn 65 năm, trong lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đi vào giai đoạn khó khăn gian khổ, ác liệt nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc để động viên mọi tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, vượt qua khó khăn, gian khổ, tham gia kháng chiến kiến quốc giành thắng lợi. Trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc (ngày 11-6-1948) Bác khẳng định: “Bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau… Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa…”. Người chỉ rõ, thi đua là làm cho thật tốt, thật mau, thật nhiều, làm thường xuyên, liên tục mang lại lợi ích cho cách mạng, hạnh phúc cho nhân dân. Từ lời dạy của Người, toàn quân, toàn dân ta từ già, trẻ, gái, trai đã hăng hái thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm đóng góp sức người sức của phát huy sức mạnh toàn dân đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đánh đổ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thu non sông về một mối.
Sáu mươi lăm năm trôi qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta khắc ghi lời Bác dạy đã tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực, lôi cuốn mọi cá nhân, tập thể, phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thi đua đã trở thành một động lực cách mạng to lớn, được triển khai với nhiều hình thức, gắn với từng giai đoạn cách mạng và nhiệm vụ cụ thể, thiết thực của mỗi người dân Việt Nam. Công tác thi đua, khen thưởng đã được nâng lên tầm tư tưởng, đường lối chính trị, một phương pháp cách mạng mang đậm bản sắc Việt Nam. Trong các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, điển hình tiên tiến, trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, chiến đấu, học tập, nghiên cứu khoa học và lao động, làm cho cái thiện sinh sôi nảy nở, cái chân thiện mỹ được nhân lên, đẩy lùi cái xấu, tạo ra nhiều giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội; góp phần quan trọng làm nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác thi đua gắn với khen thưởng từng bước được đổi mới theo hướng tập trung cho cơ sở, người lao động, sản xuất trực tiếp, công khai, dân chủ, đúng người, đúng việc, khắc phục bệnh hình thức, bảo đảm tính nêu gương, tính giáo dục; hướng vào việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc, những tồn tại yếu kém, những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của từng cấp, bộ, ngành, địa phương, đơn vị.
Những năm qua, sự nghiệp đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, thu được những thành tựu ngày một to lớn hơn, song yêu cầu tăng cường công tác tư tưởng, xây dựng đạo đức mới trong Đảng, trong đội ngũ cán bộ đảng viên và trong xã hội ngày càng cao hơn. Tiếp nối Chỉ thị số 23-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tổ chức đợt học tập tư tưởng Hồ Chí Minh để quán triệt, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng của Người trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo về Tổ quốc; Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân; Bộ Chính trị (khóa XI) đã tổng kết, đánh giá, đồng thời ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đưa việc học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên của mỗi cán bộ, công chức, đảng viên và quần chúng.
Sau hai năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị, các phong trào thi đua yêu nước gắn liền với việc thực hành đạo đức cách mạng, đạo đức công vụ “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư” trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương thường xuyên được đẩy mạnh; ý thức của cán bộ, công chức, đảng viên, nhân viên và quần chúng về sự nêu gương, chống bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tiếp tục được nâng lên.
Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã chọn và tập trung chỉ đạo thực hiện hai khâu đột phá là tập trung triển khai tốt việc học tập, thực thi đạo đức công vụ và nâng cao chất lượng chi bộ, hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng trong các cơ quan Trung ương, thông qua đó để quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu và vai trò của người đứng đầu, các cơ quan đầu não, cơ quan tham mưu chiến lược ở Trung ương. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được gắn chặt với quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, coi đây là một trong các biện pháp hàng đầu về giáo dục chính trị tư tưởng nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Khối.
Nhiều đảng bộ, chi bộ thuộc Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã có những cách làm sáng tạo, thiết thực, trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bước đầu có tác động tích cực. Đảng bộ cơ quan Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triển khai xây dựng tủ sách “Bác Hồ với công tác mặt trận và sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” cho cán bộ, đảng viên và người lao động thường xuyên đến đọc để học tập và làm theo Bác. Đảng ủy Bộ Y tế phối hợp với Ban Cán sự đảng Bộ Y tế tổ chức Hội thi “Tuyên truyền về thực hiện quy tắc ứng xử ngành y tế theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”…
Tại Lễ kỷ niệm, đại diện các chi bộ và các cá nhân tiêu biểu, điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cùng giao lưu, trao đổi, học hỏi lẫn nhau để việc học tập đạt hiệu quả hơn. 26 tập thể và 7 cá nhân tiêu biểu đã được tặng Bằng khen của Đảng ủy Khối vì thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2012 - 2013./.
Trong diễn văn tại lễ kỷ niệm, đồng chí Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương nêu rõ: Cách đây tròn 65 năm, trong lúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược đi vào giai đoạn khó khăn gian khổ, ác liệt nhất, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Lời kêu gọi thi đua ái quốc để động viên mọi tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, vượt qua khó khăn, gian khổ, tham gia kháng chiến kiến quốc giành thắng lợi. Trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc (ngày 11-6-1948) Bác khẳng định: “Bổn phận của người dân Việt Nam, bất kỳ sĩ, nông, công, thương, binh; bất kỳ làm việc gì, đều cần phải thi đua nhau… Mỗi người dân Việt Nam, bất kỳ già, trẻ, trai, gái; bất kỳ giàu, nghèo, lớn, nhỏ, đều cần phải trở nên một chiến sĩ tranh đấu trên mặt trận: quân sự, kinh tế, chính trị, văn hóa…”. Người chỉ rõ, thi đua là làm cho thật tốt, thật mau, thật nhiều, làm thường xuyên, liên tục mang lại lợi ích cho cách mạng, hạnh phúc cho nhân dân. Từ lời dạy của Người, toàn quân, toàn dân ta từ già, trẻ, gái, trai đã hăng hái thi đua sản xuất, thực hành tiết kiệm đóng góp sức người sức của phát huy sức mạnh toàn dân đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, đánh đổ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thu non sông về một mối.
Sáu mươi lăm năm trôi qua, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta khắc ghi lời Bác dạy đã tổ chức nhiều phong trào thi đua sôi nổi rộng khắp trên tất cả các lĩnh vực, lôi cuốn mọi cá nhân, tập thể, phát huy truyền thống yêu nước, năng động, sáng tạo, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thi đua đã trở thành một động lực cách mạng to lớn, được triển khai với nhiều hình thức, gắn với từng giai đoạn cách mạng và nhiệm vụ cụ thể, thiết thực của mỗi người dân Việt Nam. Công tác thi đua, khen thưởng đã được nâng lên tầm tư tưởng, đường lối chính trị, một phương pháp cách mạng mang đậm bản sắc Việt Nam. Trong các phong trào thi đua đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu, điển hình tiên tiến, trên tất cả các lĩnh vực sản xuất, chiến đấu, học tập, nghiên cứu khoa học và lao động, làm cho cái thiện sinh sôi nảy nở, cái chân thiện mỹ được nhân lên, đẩy lùi cái xấu, tạo ra nhiều giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội; góp phần quan trọng làm nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Công tác thi đua gắn với khen thưởng từng bước được đổi mới theo hướng tập trung cho cơ sở, người lao động, sản xuất trực tiếp, công khai, dân chủ, đúng người, đúng việc, khắc phục bệnh hình thức, bảo đảm tính nêu gương, tính giáo dục; hướng vào việc giải quyết những khó khăn, vướng mắc, những tồn tại yếu kém, những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của từng cấp, bộ, ngành, địa phương, đơn vị.
Những năm qua, sự nghiệp đổi mới ngày càng đi vào chiều sâu, thu được những thành tựu ngày một to lớn hơn, song yêu cầu tăng cường công tác tư tưởng, xây dựng đạo đức mới trong Đảng, trong đội ngũ cán bộ đảng viên và trong xã hội ngày càng cao hơn. Tiếp nối Chỉ thị số 23-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa IX) về tổ chức đợt học tập tư tưởng Hồ Chí Minh để quán triệt, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng của Người trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo về Tổ quốc; Chỉ thị số 06-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về tổ chức cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong toàn Đảng, toàn dân; Bộ Chính trị (khóa XI) đã tổng kết, đánh giá, đồng thời ban hành Chỉ thị số 03-CT/TW về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, đưa việc học tập tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh trở thành việc làm thường xuyên của mỗi cán bộ, công chức, đảng viên và quần chúng.
Sau hai năm triển khai thực hiện Chỉ thị số 03 của Bộ Chính trị, các phong trào thi đua yêu nước gắn liền với việc thực hành đạo đức cách mạng, đạo đức công vụ “Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công vô tư” trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương thường xuyên được đẩy mạnh; ý thức của cán bộ, công chức, đảng viên, nhân viên và quần chúng về sự nêu gương, chống bệnh quan liêu, tham ô, lãng phí; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân và xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, tiếp tục được nâng lên.
Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã chọn và tập trung chỉ đạo thực hiện hai khâu đột phá là tập trung triển khai tốt việc học tập, thực thi đạo đức công vụ và nâng cao chất lượng chi bộ, hiệu quả hoạt động của tổ chức đảng trong các cơ quan Trung ương, thông qua đó để quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên, phát huy vai trò tiền phong gương mẫu và vai trò của người đứng đầu, các cơ quan đầu não, cơ quan tham mưu chiến lược ở Trung ương. Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh được gắn chặt với quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, coi đây là một trong các biện pháp hàng đầu về giáo dục chính trị tư tưởng nhằm ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên của Đảng bộ Khối.
Nhiều đảng bộ, chi bộ thuộc Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương đã có những cách làm sáng tạo, thiết thực, trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, bước đầu có tác động tích cực. Đảng bộ cơ quan Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam triển khai xây dựng tủ sách “Bác Hồ với công tác mặt trận và sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc” cho cán bộ, đảng viên và người lao động thường xuyên đến đọc để học tập và làm theo Bác. Đảng ủy Bộ Y tế phối hợp với Ban Cán sự đảng Bộ Y tế tổ chức Hội thi “Tuyên truyền về thực hiện quy tắc ứng xử ngành y tế theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”…
Tại Lễ kỷ niệm, đại diện các chi bộ và các cá nhân tiêu biểu, điển hình trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cùng giao lưu, trao đổi, học hỏi lẫn nhau để việc học tập đạt hiệu quả hơn. 26 tập thể và 7 cá nhân tiêu biểu đã được tặng Bằng khen của Đảng ủy Khối vì thành tích xuất sắc trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh năm 2012 - 2013./.
Học sinh Việt kiều tại Lào thi tìm hiểu về cuộc đời Bác  (15/05/2013)
Diễn đàn 40 năm hợp tác y tế Việt Nam - Nhật Bản  (15/05/2013)
Về phong cách nêu gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh  (15/05/2013)
Cần Thơ: Tích cực “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về phong cách quần chúng, dân chủ, nêu gương  (15/05/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay