Khai mạc phiên 18 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII
Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị các đại biểu cần tập trung trí tuệ, phát huy tinh thần trách nhiệm cao để xem xét thấu đáo những nội dung của Kỳ họp thứ 5 sắp tới.
Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, vấn đề hệ trọng đầu tiên đó là tập trung đánh giá tình hình kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước; tìm giải pháp mang tính đột phá để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013.
Về những nội dung dự kiến sẽ được trình tại Kỳ họp lần thứ 5, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các thành viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục rà soát và xem xét lại chương trình Kỳ họp thứ 5, trong đó lưu ý hai nội dung quan trọng là Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 và Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị các đại biểu tiếp tục cho ý kiến về Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 trên tinh thần quán triệt nội dung của Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); trong đó, chú ý đến việc bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cần xem xét, đánh giá một cách nghiêm túc và thảo luận kỹ những đạo luật trình Quốc hội lần đầu.
Đề cập một nhiệm vụ quan trọng cần được chuẩn bị chu đáo trước khi tiến hành tại Kỳ họp thứ 5 lần này là việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội, Hội đồng nhân dân bầu hoặc phê chuẩn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh, đây là công việc hệ trọng, nhằm thực thi quyền giám sát tối cao của Quốc hội. Thông qua đó, đánh giá một cách khách quan, công tâm về trình độ, năng lực của từng cá nhân trong thực thi nhiệm vụ. Chủ tịch Quốc hội mong muốn, trong Phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ kiểm tra, đánh giá, cho ý kiến vào công tác chuẩn bị, bảo đảm việc tiến hành lấy phiếu tín nhiệm thành công, chất lượng và hiệu quả.
Tiếp đó, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét các báo cáo: Báo cáo bổ sung của Chính phủ đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2012; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước những tháng đầu năm 2013; Báo cáo về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2012, tình hình triển khai thực hiện dự toán ngân sách Nhà nước năm 2013 và các báo cáo thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội về những nội dung này.
11/15 chỉ tiêu của năm 2012 hoàn thành đạt và vượt kế hoạch
Theo Báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2012 và tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2013 của Chính phủ, trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, đồng thời trong nước phải thực hiện các mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đặc biệt là việc giảm mạnh tốc độ tăng tín dụng, thắt chặt chi tiêu ngân sách Nhà nước, cắt giảm đầu tư công,… tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2012 tăng 5,03% so với năm 2011.
Trong tổng số 15 chỉ tiêu chủ yếu Nghị quyết Quốc hội đề ra trong kế hoạch năm 2012 có 11 chỉ tiêu hoàn thành đạt và vượt kế hoạch. Còn 4 chỉ tiêu không đạt kế hoạch, trong đó: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) và tỷ lệ tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội so với GDP đạt thấp hơn, chỉ tiêu tạo việc làm đạt cao hơn còn tỷ lệ che phủ rừng không đổi so với dự báo đã báo cáo Quốc hội.
Trong quý I-2013, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Tăng trưởng GDP quý I-2013 (giá so sánh 2010) ước đạt 4,89%, cao hơn cùng kỳ năm 2012 (4,75%). Mặc dù mức tăng trưởng GDP quý I-2013 không cao như kỳ vọng nhưng là mức tăng hợp lý trong điều kiện nền kinh tế trong và ngoài nước còn nhiều khó khăn, phải ưu tiên tập trung thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Cùng với đó, sau 7 tháng tăng liên tiếp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3-2013 đã giảm 0,19% so với tháng trước, sang tháng 4-2013 CPI tăng 0,02% so với tháng trước, là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ 4 năm qua.
Tập trung tháo gỡ khó khăn về vốn
Nội dung thu hút sự quan tâm của tất cả các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi thảo luận về Báo cáo của Chính phủ là các giải pháp tháo gỡ khó khăn về vốn - cơ sở phát triển của nền kinh tế.
Cho rằng từ đầu năm đến nay, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn là tín hiệu đáng mừng, song Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển cũng nhận định, kết quả này vẫn chưa đạt mong muốn, ông Hiển đề nghị, phải đẩy mạnh hơn nữa tốc độ tăng GDP mới có thể hoàn thành chỉ tiêu năm 2013.
Đánh giá mức tăng trưởng tín dụng 4 tháng đầu năm 2013 ở mức 1,44% trong khi đó, mức huy động là 5% làm mất cân đối giữa các dòng tiền của nền kinh tế, ông Hiển cho rằng, con số này thể hiện khả năng hấp thụ vốn tín dụng của các doanh nghiệp còn rất kém. Trong bối cảnh này, chắc chắn thu ngân sách sẽ rất khó khăn, cần phải tăng nguồn thu trong nước; tiết kiệm chi ngân sách để khống chế tốt bội chi, ông Hiển nói.
Tán thành quan điểm này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, nhiệm vụ hàng đầu trong thời gian này là phải cần tập trung tháo gỡ tốt khó khăn cho doanh nghiệp, đây cũng là điểm nghẽn cản trở tăng trưởng kinh tế của đất nước. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Báo cáo của Chính phủ phải có đánh giá lại tác động của những chính sách đã ban hành nhằm thúc đẩy tăng trưởng, nhất là vấn đề giải phóng hàng tồn kho, tăng nguồn thu ngân sách Nhà nước và cả những vấn đề liên quan đến lao động, việc làm, an sinh, xã hội.
Nhận định, Báo cáo của Chính phủ cho thấy những khó khăn rất lớn của nền kinh tế, đang là thách thức đối với sự phát triển của đất nước, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cho rằng, vấn đề cấp bách cần tập trung xử lý vẫn là chính sách tiền tệ, nhất là giải phóng tình trạng đóng băng tín dụng, mất cân đối giữa huy động và cho vay. Phó Chủ tịch nước đề nghị, cần mạnh dạn giãn nợ, khoanh nợ để tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay.
Cần tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nhất là trong việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Phải nhìn thẳng vào những khó khăn của đất nước để cắt giảm các chương trình, dự án không cần thiết; tránh tình trạng nể nang trong phân bổ, chi tiêu ngân sách. Đồng thời phải tiếp tục phát hiện, công khai danh tính các cơ sở kinh doanh có dấu hiệu chuyển giá, có lãi mà báo lỗ nhằm trốn thuế, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan nói.
Tán thành với những ý kiến này, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc và Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý đề nghị, cần có giải pháp căn cơ về tài chính, tiền tệ, nhanh chóng xử lý hàng tồn kho, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người sản xuất tiếp cận vốn./.
Kịch bản “sẵn có” cho sự can thiệp quân sự vào Xy-ri  (14/05/2013)
Một số ý kiến về chế định quyền an sinh xã hội trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992  (14/05/2013)
Tiêm vắc-xin không đủ liều - trẻ có nguy cơ mắc các dịch bệnh nguy hiểm  (14/05/2013)
Nợ công của nhóm PIIGS: Những điểm tương đồng và khác biệt  (14/05/2013)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay