Trung Quốc ưu tiên củng cố quan hệ với ASEAN
Trung Quốc coi trọng quan hệ với các nước trong khu vực Đông Nam Á và muốn đặt Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào vị trí ưu tiên, quan trọng hàng đầu trong chính sách đối ngoại của mình. Đây là khẳng định của Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sau chuyến công du tới bốn nước trong khu vực gồm Thái Lan, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po và Bru-nây.
Phát biểu ngày 5-5-2013 với báo giới tại thủ đô Bắc Kinh, Ngoại trưởng Vương Nghị nêu rõ dưới góc độ thúc đẩy tiến trình đa cực hoá, ủng hộ các quốc gia đang phát triển đoàn kết tiến bộ, Trung Quốc kiên định ủng hộ sự phát triển lớn mạnh của ASEAN, ủng hộ ASEAN thúc đẩy tiến trình xây dựng cộng đồng chung và nhất thể hóa, ủng hộ ASEAN tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo trong hợp tác khu vực. Bắc Kinh muốn củng cố, sâu sắc hoá quan hệ đối tác chiến lược với ASEAN, thúc đẩy các dự án trọng điểm như tăng cường lòng tin lẫn nhau, hợp tác trên biển và mở rộng quan hệ đối tác kinh tế chiến lược toàn diện, cùng nhau củng cố hoà bình, ổn định và thịnh vượng của khu vực.
Ngoại trưởng Vương Nghị cho biết kết quả quan trọng nhất trong chuyến công du này là kết hợp chiến lược phát triển giữa Trung Quốc với bốn nước kể trên, xác định rõ phương hướng và lộ trình hợp tác song phương cùng có lợi cho giai đoạn tiếp theo. Nhận thức chung đạt được là đánh giá Trung Quốc và ASEAN là quan hệ láng giềng hữu nghị, hợp tác cùng có lợi, cùng phát triển, hai bên hoàn toàn có năng lực bảo vệ hoà bình và ổn định khu vực này. Hai bên nhất trí kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị và hợp tác giải quyết ổn thỏa bất đồng và vấn đề tồn tại giữa các nước liên quan.
Trung Quốc và ASEAN cũng nhất trí trong quá trình thực hiện hiệu quả toàn diện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC), trên cơ sở nhất trí, lấy phương thức từng bước, các bên thảo luận nghiên cứu và thúc đẩy vững chắc tiến trình xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC). Theo Ngoại trưởng Vương Nghị, Bắc Kinh sẵn sàng tiếp tục tổ chức các cuộc gặp cấp cao bàn về việc thực thi DOC, nhất trí thảo luận về việc thúc đẩy tiến trình đàm phán COC theo khuôn khổ của nhóm công tác chung về thực thi DOC./.
Căng thăng leo thang tại khu vực biên giới Xu-đăng - Nam Xu-đăng  (05/05/2013)
Hà Nội tháo gỡ khó khăn khi cải tạo chung cư, biệt thự cũ  (05/05/2013)
Mít tinh kỷ niệm 150 năm Phong trào Chữ Thập đỏ, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế và phát động Chiến dịch “Những giọt máu hồng” hè 2013  (05/05/2013)
Việt Nam tham dự Hội nghị thường niên ADB lần thứ 46 tại Ấn Độ  (05/05/2013)
Tạm ngừng sử dụng vắc-xin Quinvaxem inj trong dự án tiêm chủng mở rộng  (05/05/2013)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên