Khẳng định chính sách quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong Hiến pháp
20:47, ngày 30-04-2013
TCCSĐT - Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 có nhiệm vụ tiếp tục thể chế hóa các quan điểm của Đảng trong Cương lĩnh và các văn kiện đại hội, đặc biệt là Đại hội XI của Đảng về định hướng phát triển đất nước, trong đó có quan điểm về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước.
Nhìn chung, Dự thảo đã thể chế hóa các quan điểm của Đảng về phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đặt nền móng pháp lý cho việc giải quyết những vấn đề bất cập, tồn tại của thực tiễn được đúc kết trong quá trình tổng kết việc thi hành Hiến pháp năm 1992. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã bảo đảm là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có tính dự báo và ổn định lâu dài với sự điều chỉnh hợp lý những giá trị phản ánh đặc thù chính trị - pháp lý được ghi nhận tại các bản Hiến pháp của Việt Nam.
Tuy nhiên, có thể thấy một số quan điểm, định hướng lớn của Đảng, Nhà nước thể hiện trong Cương lĩnh, Nghị quyết của Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Trung ương 2 và 5 (khóa XI) và Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chưa được thể chế hóa triệt để, nhất là về kiểm soát quyền lực nhà nước, về phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, tư pháp. Nội dung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, chính quyền địa phương còn một số vấn đề cụ thể chưa được giải quyết thấu đáo... Trong đó cũng cần đặt vấn đề về vai trò của Chính phủ trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Một nhà nước vững mạnh, có năng lực, hiệu lực và hoạt động có hiệu quả cần có cơ chế tổ chức hợp lý và phương thức điều hành tối ưu. Song, yếu tố có tính quyết định, then chốt vẫn là con người, tức là đội ngũ cán bộ, công chức. Do vậy, cơ cấu nhân sự của hệ thống chính trị và nhà nước đều phải được đào tạo bài bản, có đủ kiến thức, để tùy theo vị trí công tác đều có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, tránh sai lầm gây hậu quả khôn lường do thiếu sự hiểu biết. Ðặc biệt, các cán bộ, công chức hành pháp phải thực sự là những người thật xứng tầm cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng một khi đã có đường lối cách mạng đúng thì cán bộ là khâu quyết định, do đó cần đào tạo và bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ chính quyền phù hợp với bản chất Nhà nước ta, thấm nhuần tinh thần “dân là chủ, cán bộ là đầy tớ trung thành của nhân dân”. Người viết: “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”(1), “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Cán bộ là những người đem đường lối, chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo lại cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Thực tế là mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ đều do cán bộ nghiên cứu đề xuất, đồng thời cũng do cán bộ tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện. Đường lối của Đảng đúng hay sai, tổ chức thực hiện thành hay không đều phụ thuộc vào cán bộ. Động lực của mọi cuộc cách mạng là quần chúng nhân dân, mà hạt nhân chủ yếu của nó là lực lượng cán bộ.
Trong điều kiện hiện nay, cần nhìn nhận rằng trình độ phát triển nhân lực tương thích với cơ cấu nhân lực là yếu tố then chốt bảo đảm và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và trong cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia về sức mạnh nhân tài, Việt Nam đang còn ở vị trí thứ yếu và do đó cần đặt trọng tâm vào phát triển chất lượng nhân lực, đặc biệt là nhân lực hành chính. Chất lượng nhân lực của Việt Nam thường chỉ đạt điểm xếp thứ hạng “chốt cuối” trong các nước châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB). Không có nhân lực chất lượng cao việc hội nhập quốc tế sẽ chỉ “lợi bất cập hại”. Một chính sách quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần được khẩn trương xúc tiến để cải thiện tình hình đó, góp phần thiết thực vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Từ thực tiễn trong nước và kinh nghiệm của thế giới có thể thấy rằng, chính sách đó cần được xem xét trên tổng thể các phương diện của chính sách xã hội, chính sách giáo dục, y tế, chính sách xây dựng kết cấu hạ tầng… Một khi các vấn đề đó vẫn chưa được giải quyết một cách cơ bản, thì không thể nói đến nhân lực chất lượng cao. Cần lấy nhân tài để chấn hưng đất nước, xây dựng đội ngũ đông đảo nhân tài có chất lượng cao; kiên quyết quán triệt phương châm tôn trọng lao động, trí thức, tôn trọng nhân tài và coi trọng môi trường sáng tạo. Khuyến khích phát triển nhân tài, bồi dưỡng và thu hút nhân tài trong nhiều lĩnh vực, lấy thúc đẩy phát triển làm xuất phát điểm cơ bản của công tác nhân tài, điều chỉnh nhân tài một cách hợp lý, lấy xây dựng năng lực làm điều cốt lõi, ra sức đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nhân tài, kiên trì đổi mới sáng tạo, nỗ lực hình thành cơ chế đánh giá và sử dụng nhân tài một cách khoa học... Đặc biệt, chính sách đó còn cần chú trọng vào giáo dục cán bộ, công chức về nhân cách, truyền thống văn hóa dân tộc, thực hành đạo đức công vụ, ý thức cao về trách nhiệm công dân, tinh thần học tập, trau dồi tri thức; có ý thức và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội; sống có nghĩa tình, có văn hóa, có lý tưởng…
Đổi mới công tác quản lý, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hành chính là một trong những nội dung cơ bản của công cuộc cải cách hành chính. Để có được một nền hành chính phục vụ trong sạch, minh bạch, chuyên nghiệp, hiện đại và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội, trọng tâm của cải cách hành chính là cải cách chế độ công vụ, công chức và nâng cao chất lượng dịch vụ do cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp dịch vụ công cung cấp. Để thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước đòi hỏi phải xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng và cơ cấu công chức. Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền và bảo đảm để bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả càng đòi hỏi phải xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ, có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 được thông qua tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tuỵ phục vụ nhân dân”(2), là một giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo bước chuyển biến mạnh về cải cách hành chính. Do đó, chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo quản lý là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện chiến lược cán bộ trong giai đoạn mới. Vì vậy, cần có những biện pháp củng cố, nâng cao chất lượng của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, huy động mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn ngày càng cao đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn coi trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, coi đây là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Đội ngũ cán bộ, công chức là nhân tố quyết định hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy nhà nước. Đây là những người trực tiếp tham mưu cho chính quyền các cấp xây dựng, tổ chức và triển khai công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ công chức trên có vai trò hết sức quan trọng. Mặc dù, đội ngũ cán bộ, công chức của Việt Nam trong những năm qua ngày càng trưởng thành về số lượng và chất lượng thực thi công vụ, có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tuy nhiên về một số phương diện nhất định, nhất là về thực trạng được đào tạo, bồi dưỡng, vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới cả trong lĩnh vực xây dựng Đảng, quản lý nhà nước trên hầu hết các lĩnh vực và hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thiếu sự kiểm soát vĩ mô cần thiết và còn mang nặng tính hình thức. Do đó, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực nước ta giai đoạn 2011 - 2020, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được coi là khâu then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước bền vững trong những năm tiếp theo và do đó phải khẳng định vai trò quyết định to lớn của Chính phủ về vấn đề này.
Theo Khoản 1 Điều 112 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992, Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn: “đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ viên chức nhà nước”. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, tại Điều 101 (sửa đổi, bổ sung Điều 112) Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn: “Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia, xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ công vụ; quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức (…)”.
Các văn bản pháp lý có liên quan như Luật Tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10, Ðiều 16 quy định trong lĩnh vực tổ chức hệ thống hành chính nhà nước, Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức và chỉ đạo hoạt động của hệ thống bộ máy hành chính nhà nước thống nhất từ Trung ương đến cơ sở; bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước thông suốt trong hệ thống hành chính nhà nước; (...); chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính nhà nước, xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; (…); xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong sạch, có trình độ, năng lực, trung thành với nhà nước xã hội chủ nghĩa, tận tụy phục vụ nhân dân; (...). Đối với Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, để tạo điều kiện cho Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định, Ðiều 17 quy định Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn trong bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân kiến thức về quản lý nhà nước. Điều 47 Luật Cán bộ, công chức (Chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức) tại Khoản 3 quy định: “Nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức do Chính phủ quy định”,… đã phần nào thể chế hóa vấn đề đặt ra.
Tuy nhiên, có thể thấy để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện đại, đáp ứng yêu cầu hiện nay và trong thời gian tới, Chính phủ cần khẩn trương chỉ đạo nghiên cứu, hình thành và phê duyệt chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức mới, hiện đại đáp ứng yêu cầu của phát triển đất nước và quản lý nhà nước trong thế kỷ XXI trên cơ sở khẳng định việc nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức nhằm xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp và có chất lượng cao là một phần trong chiến lược thực hiện và đẩy nhanh quá trình cải cách hệ thống công vụ, do đó cần phải đặt vấn đề về chính sách cán bộ quốc gia với mục tiêu tổng quát góp phần thực hiện chiến lược hình thành nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, hoàn thiện cơ chế quản lý xã hội trên cơ sở kết hợp các phương thức điều chỉnh nhà nước và thị trường, sử dụng các công nghệ tổ chức, thông tin, xã hội và chính trị hiện đại.
Chính sách cán bộ quốc gia xác định hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương và địa phương trong việc thiết lập hệ thống tổng thể hình thành, sử dụng và phát triển hiệu quả các nguồn lực lao động, phát triển năng lực cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước thuộc mọi lĩnh vực hướng tới giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội đặt ra đối với quản lý nhà nước, không ngừng nâng cao chất lượng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, hướng tới một chính sách cán bộ quốc gia xuyên suốt dưới sự điều hành thực hiện của Chính phủ nhằm làm cho mỗi cán bộ, đảng viên nhận biết rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới; quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn của Đảng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới công tác cán bộ đáp ứng những yêu cầu mới đang đặt ra, tạo những chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức để hình thành và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mới đáp ứng tốt những yêu cầu, nhiệm vụ trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, nên chăng bổ sung vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại Điều 101 (sửa đổi, bổ sung Điều 112) về việc Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn: “Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia, xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ công vụ; quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (…)”./.
Tuy nhiên, có thể thấy một số quan điểm, định hướng lớn của Đảng, Nhà nước thể hiện trong Cương lĩnh, Nghị quyết của Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Trung ương 2 và 5 (khóa XI) và Nghị quyết của Quốc hội về sửa đổi Hiến pháp năm 1992 chưa được thể chế hóa triệt để, nhất là về kiểm soát quyền lực nhà nước, về phân công nhiệm vụ giữa các cơ quan thực hiện quyền hành pháp, tư pháp. Nội dung về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng, chính quyền địa phương còn một số vấn đề cụ thể chưa được giải quyết thấu đáo... Trong đó cũng cần đặt vấn đề về vai trò của Chính phủ trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.
Một nhà nước vững mạnh, có năng lực, hiệu lực và hoạt động có hiệu quả cần có cơ chế tổ chức hợp lý và phương thức điều hành tối ưu. Song, yếu tố có tính quyết định, then chốt vẫn là con người, tức là đội ngũ cán bộ, công chức. Do vậy, cơ cấu nhân sự của hệ thống chính trị và nhà nước đều phải được đào tạo bài bản, có đủ kiến thức, để tùy theo vị trí công tác đều có thể đưa ra những quyết định đúng đắn, tránh sai lầm gây hậu quả khôn lường do thiếu sự hiểu biết. Ðặc biệt, các cán bộ, công chức hành pháp phải thực sự là những người thật xứng tầm cả về năng lực chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng một khi đã có đường lối cách mạng đúng thì cán bộ là khâu quyết định, do đó cần đào tạo và bồi dưỡng được một đội ngũ cán bộ chính quyền phù hợp với bản chất Nhà nước ta, thấm nhuần tinh thần “dân là chủ, cán bộ là đầy tớ trung thành của nhân dân”. Người viết: “muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”(1), “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”. Cán bộ là những người đem đường lối, chính sách của Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo lại cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ để đặt chính sách cho đúng. Thực tế là mọi chủ trương, đường lối của Đảng và Chính phủ đều do cán bộ nghiên cứu đề xuất, đồng thời cũng do cán bộ tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện. Đường lối của Đảng đúng hay sai, tổ chức thực hiện thành hay không đều phụ thuộc vào cán bộ. Động lực của mọi cuộc cách mạng là quần chúng nhân dân, mà hạt nhân chủ yếu của nó là lực lượng cán bộ.
Trong điều kiện hiện nay, cần nhìn nhận rằng trình độ phát triển nhân lực tương thích với cơ cấu nhân lực là yếu tố then chốt bảo đảm và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và trong cuộc cạnh tranh giữa các quốc gia về sức mạnh nhân tài, Việt Nam đang còn ở vị trí thứ yếu và do đó cần đặt trọng tâm vào phát triển chất lượng nhân lực, đặc biệt là nhân lực hành chính. Chất lượng nhân lực của Việt Nam thường chỉ đạt điểm xếp thứ hạng “chốt cuối” trong các nước châu Á tham gia xếp hạng của Ngân hàng Thế giới (WB). Không có nhân lực chất lượng cao việc hội nhập quốc tế sẽ chỉ “lợi bất cập hại”. Một chính sách quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cần được khẩn trương xúc tiến để cải thiện tình hình đó, góp phần thiết thực vào công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Từ thực tiễn trong nước và kinh nghiệm của thế giới có thể thấy rằng, chính sách đó cần được xem xét trên tổng thể các phương diện của chính sách xã hội, chính sách giáo dục, y tế, chính sách xây dựng kết cấu hạ tầng… Một khi các vấn đề đó vẫn chưa được giải quyết một cách cơ bản, thì không thể nói đến nhân lực chất lượng cao. Cần lấy nhân tài để chấn hưng đất nước, xây dựng đội ngũ đông đảo nhân tài có chất lượng cao; kiên quyết quán triệt phương châm tôn trọng lao động, trí thức, tôn trọng nhân tài và coi trọng môi trường sáng tạo. Khuyến khích phát triển nhân tài, bồi dưỡng và thu hút nhân tài trong nhiều lĩnh vực, lấy thúc đẩy phát triển làm xuất phát điểm cơ bản của công tác nhân tài, điều chỉnh nhân tài một cách hợp lý, lấy xây dựng năng lực làm điều cốt lõi, ra sức đẩy mạnh công tác bồi dưỡng nhân tài, kiên trì đổi mới sáng tạo, nỗ lực hình thành cơ chế đánh giá và sử dụng nhân tài một cách khoa học... Đặc biệt, chính sách đó còn cần chú trọng vào giáo dục cán bộ, công chức về nhân cách, truyền thống văn hóa dân tộc, thực hành đạo đức công vụ, ý thức cao về trách nhiệm công dân, tinh thần học tập, trau dồi tri thức; có ý thức và năng lực làm chủ bản thân, làm chủ xã hội; sống có nghĩa tình, có văn hóa, có lý tưởng…
Đổi mới công tác quản lý, phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hành chính là một trong những nội dung cơ bản của công cuộc cải cách hành chính. Để có được một nền hành chính phục vụ trong sạch, minh bạch, chuyên nghiệp, hiện đại và hoạt động có hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội, trọng tâm của cải cách hành chính là cải cách chế độ công vụ, công chức và nâng cao chất lượng dịch vụ do cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp dịch vụ công cung cấp. Để thực hiện chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước đòi hỏi phải xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước đủ về số lượng, bảo đảm chất lượng và cơ cấu công chức. Yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền và bảo đảm để bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu lực, hiệu quả càng đòi hỏi phải xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tinh thông về chuyên môn, nghiệp vụ, có đủ năng lực, trình độ và phẩm chất đạo đức để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 được thông qua tại Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tuỵ phục vụ nhân dân”(2), là một giải pháp quan trọng nhằm hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo bước chuyển biến mạnh về cải cách hành chính. Do đó, chú trọng bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới cho cán bộ lãnh đạo quản lý là giải pháp quan trọng hàng đầu trong thực hiện chiến lược cán bộ trong giai đoạn mới. Vì vậy, cần có những biện pháp củng cố, nâng cao chất lượng của hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, huy động mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng những yêu cầu, tiêu chuẩn ngày càng cao đối với cán bộ, công chức, viên chức.
Trong những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã luôn coi trọng xây dựng và phát triển đội ngũ cán bộ, công chức, coi đây là nguồn lực quan trọng để phát triển đất nước. Đội ngũ cán bộ, công chức là nhân tố quyết định hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy nhà nước. Đây là những người trực tiếp tham mưu cho chính quyền các cấp xây dựng, tổ chức và triển khai công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực. Do đó, công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ công chức trên có vai trò hết sức quan trọng. Mặc dù, đội ngũ cán bộ, công chức của Việt Nam trong những năm qua ngày càng trưởng thành về số lượng và chất lượng thực thi công vụ, có những đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tuy nhiên về một số phương diện nhất định, nhất là về thực trạng được đào tạo, bồi dưỡng, vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của thời kỳ mới cả trong lĩnh vực xây dựng Đảng, quản lý nhà nước trên hầu hết các lĩnh vực và hội nhập kinh tế quốc tế. Một trong những nguyên nhân cơ bản là do công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức thiếu sự kiểm soát vĩ mô cần thiết và còn mang nặng tính hình thức. Do đó, trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực nước ta giai đoạn 2011 - 2020, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức được coi là khâu then chốt thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước bền vững trong những năm tiếp theo và do đó phải khẳng định vai trò quyết định to lớn của Chính phủ về vấn đề này.
Theo Khoản 1 Điều 112 Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 1992, Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn: “đào tạo, bồi dưỡng, sắp xếp và sử dụng đội ngũ viên chức nhà nước”. Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, tại Điều 101 (sửa đổi, bổ sung Điều 112) Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn: “Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia, xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ công vụ; quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức (…)”.
Các văn bản pháp lý có liên quan như Luật Tổ chức Chính phủ số 32/2001/QH10, Ðiều 16 quy định trong lĩnh vực tổ chức hệ thống hành chính nhà nước, Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức và chỉ đạo hoạt động của hệ thống bộ máy hành chính nhà nước thống nhất từ Trung ương đến cơ sở; bảo đảm hiệu lực quản lý nhà nước thông suốt trong hệ thống hành chính nhà nước; (...); chỉ đạo thực hiện cải cách hành chính nhà nước, xây dựng nền hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả; (…); xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong sạch, có trình độ, năng lực, trung thành với nhà nước xã hội chủ nghĩa, tận tụy phục vụ nhân dân; (...). Đối với Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, để tạo điều kiện cho Hội đồng nhân dân thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn theo luật định, Ðiều 17 quy định Chính phủ có nhiệm vụ và quyền hạn trong bồi dưỡng đại biểu Hội đồng nhân dân kiến thức về quản lý nhà nước. Điều 47 Luật Cán bộ, công chức (Chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức) tại Khoản 3 quy định: “Nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức do Chính phủ quy định”,… đã phần nào thể chế hóa vấn đề đặt ra.
Tuy nhiên, có thể thấy để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiện đại, đáp ứng yêu cầu hiện nay và trong thời gian tới, Chính phủ cần khẩn trương chỉ đạo nghiên cứu, hình thành và phê duyệt chính sách xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức mới, hiện đại đáp ứng yêu cầu của phát triển đất nước và quản lý nhà nước trong thế kỷ XXI trên cơ sở khẳng định việc nâng cao trình độ chính trị, phẩm chất, năng lực chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, công chức nhằm xây dựng một đội ngũ chuyên nghiệp và có chất lượng cao là một phần trong chiến lược thực hiện và đẩy nhanh quá trình cải cách hệ thống công vụ, do đó cần phải đặt vấn đề về chính sách cán bộ quốc gia với mục tiêu tổng quát góp phần thực hiện chiến lược hình thành nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, hoàn thiện cơ chế quản lý xã hội trên cơ sở kết hợp các phương thức điều chỉnh nhà nước và thị trường, sử dụng các công nghệ tổ chức, thông tin, xã hội và chính trị hiện đại.
Chính sách cán bộ quốc gia xác định hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước Trung ương và địa phương trong việc thiết lập hệ thống tổng thể hình thành, sử dụng và phát triển hiệu quả các nguồn lực lao động, phát triển năng lực cán bộ, công chức của các cơ quan quản lý nhà nước thuộc mọi lĩnh vực hướng tới giải quyết hiệu quả các nhiệm vụ chính trị, kinh tế - xã hội đặt ra đối với quản lý nhà nước, không ngừng nâng cao chất lượng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Như vậy, hướng tới một chính sách cán bộ quốc gia xuyên suốt dưới sự điều hành thực hiện của Chính phủ nhằm làm cho mỗi cán bộ, đảng viên nhận biết rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của việc thực hiện chiến lược cán bộ trong thời kỳ mới; quán triệt sâu sắc các quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp lớn của Đảng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ và đổi mới công tác cán bộ đáp ứng những yêu cầu mới đang đặt ra, tạo những chuyển biến sâu sắc trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức để hình thành và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức mới đáp ứng tốt những yêu cầu, nhiệm vụ trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay, nên chăng bổ sung vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 tại Điều 101 (sửa đổi, bổ sung Điều 112) về việc Chính phủ có những nhiệm vụ và quyền hạn: “Thống nhất quản lý nền hành chính quốc gia, xây dựng và tổ chức thực hiện chế độ công vụ; quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách quốc gia về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức (…)”./.
---------------------------------------------------------
(1) Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.273
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.143
(2) Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.143
Một số giải pháp tăng cường công tác bảo vệ môi trường ở nước ta  (30/04/2013)
Đỉnh cao của khí phách và trí tuệ Việt Nam  (30/04/2013)
Khai hội pháo hoa: Tình yêu sông Hàn  (30/04/2013)
Kỷ niệm 38 năm Ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước  (29/04/2013)
Lào trao Huân chương cho tập thể và chuyên gia Việt Nam  (29/04/2013)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên