Những sự kiện trong nước đáng chú ý trong tuần (từ ngày 22-4 đến ngày 28-4-2013)
22:46, ngày 29-04-2013
TCCSĐT - Ngày 27-4, tại Quảng trường đường Phạm Văn Đồng, thành phố Quảng Ngãi, đã diễn ra Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và Tuần văn hóa biển đảo năm 2013. Đây là một trong những hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa mang đậm dấu ấn văn hóa biển đảo, tri ân những hùng binh Hoàng Sa đã hy sinh trong bảo vệ chủ quyền biển đảo suốt gần 400 năm qua; góp phần khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo, nhất là cho thế hệ trẻ.
1. Khai mạc cuộc họp lần thứ 19 Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á tại Việt Nam
Ngày 25-4, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp lần thứ 19 Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (International Conference of Asian Political Parties - ICAPP) do Đảng Cộng sản Việt Nam đăng cai tổ chức. Hội nghị có 37 đoàn, đại diện lãnh đạo các đảng cầm quyền, đảng chính trị lớn của các nước châu Á, các quan sát viên, khách mời, các tổ chức khu vực và quốc tế thuộc 26 quốc gia từ 5 châu lục tham dự.
ICAPP ngày càng có vai trò và ảnh hưởng lớn. Các diễn đàn, hội nghị của ICAPP đã thực sự tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác giữa các chính đảng trong và ngoài khu vực, một yếu tố quan trọng góp phần tăng cường sự liên kết, thúc đẩy hợp tác khu vực và giải quyết xung đột thông qua vai trò đặc biệt của các đảng chính trị.
Việt Nam đánh giá cao và ghi nhận vai trò quan trọng của Ủy ban Thường trực ICAPP - Cơ quan điều hành của ICAPP, đã có nhiều sáng kiến và hoạt động thiết thực, định hướng các hoạt động ICAPP đi vào phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Việt Nam cũng mong muốn và hoan nghênh các sáng kiến nhằm tăng cường tính chặt chẽ trong hoạt động của ICAPP, các cơ chế, nguyên tắc trong hoạt động nhằm củng cố tính bền vững của ICAPP, đưa các hoạt động của ICAPP ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, thiết thực và hiệu quả hơn.
2. Trao giải Âm nhạc Cống hiến lần thứ 8 năm 2013
Ngày 24-4, tại Nhà hát Hòa Bình TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra lễ công bố và trao giải Âm nhạc Cống hiến lần thứ 8. Giải Âm nhạc Cống hiến do Báo Thể thao và Văn hóa tổ chức nhằm vinh danh những đóng góp và thành quả của những người làm nghệ thuật trong suốt một năm qua. Hơn 100 nhà báo, phóng viên các báo đài cả nước đã bỏ phiếu bầu chọn nghệ sĩ xuất sắc của nền âm nhạc Việt Nam năm 2012.
Giải thưởng “Ca sĩ của năm” thuộc về Mỹ Tâm. Giải “Nhạc sĩ của năm” thuộc về Quốc Trung. Bài hát “Chiếc khăn Piêu” được bình chọn là “Bài hát của năm”. Giải “Album của năm” thuộc về “Classic meets Chillout” của ca sĩ Phạm Thu Hà. “Chương trình của năm” thuộc về “In the Spotlight”. Ca sĩ trẻ Hương Tràm được bình chọn là “Nghệ sĩ mới của năm”.
Lần đầu tiên 2 hạng mục “Bài hát của năm” và “Nghệ sĩ mới của năm” được đưa vào hệ thống giải thưởng bên cạnh 4 hạng mục: “Chương trình của năm”; “Album của năm”; “Nhạc sĩ của năm” và “Ca sĩ của năm”.
3. Công bố 10 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
Ngày 25-4, nhân Ngày Sở hữu Trí tuệ thế giới (26-4), Tổ chức Kỷ lục Việt Nam được sự hỗ trợ của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố 10 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, lần 2 năm 2013.
Ngày Sở hữu Trí tuệ thế giới mỗi năm có một chủ đề riêng xoay quanh hoạt động sáng tạo và đổi mới. Chủ đề của Ngày Sở hữu Trí tuệ năm 2013 là: “Sáng tạo: Thế hệ kế tiếp (Creativity - The next generation)”. Các kỷ lục vừa được công bố nhằm tôn vinh những giá trị của sở hữu trí tuệ do các tổ chức, cá nhân Việt Nam tạo ra, cũng như khuyếch trương vai trò của sở hữu trí tuệ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tăng cường hoạt động sáng tạo, đổi mới.
10 kỷ lục này bao gồm: Tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền nhiều nhất tại Việt Nam - Công ty TNHH MTV Xuất bản giáo dục Việt Nam; cá nhân được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền nhiều nhất (phá kỷ lục Việt Nam ) - ông Bùi Văn Ngọ; bài thơ “Ở hai đầu nỗi nhớ” có giá bản quyền cao nhất Việt Nam - Công ty cổ phần dịch vụ Phú Nhuận (Maseco); đơn vị liên kết xuất bản thắng kiện về vi phạm bản quyền sách nhiều nhất Việt Nam - Công ty TNHH Hoa sáng tạo Trí Việt (First News); cá nhân Việt Nam nộp nhiều đơn đăng ký Giải pháp hữu ích nhất tại Việt Nam - ông Lâm Tấn Lợi; trường đại học nộp nhiều đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích nhất tại Việt Nam - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; viện nghiên cứu nộp nhiều đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích nhất tại Việt Nam - Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (RRIV); cá nhân Việt Nam đầu tiên đăng ký quốc tế sáng chế qua hệ thống PCT - ông Huỳnh Công Nhân; nhà sư đầu tiên là tác giả sáng chế được cấp bằng tại Việt Nam - Thượng tọa Thích Huệ Đăng (Thế danh: Nguyễn Văn Sáu); tác giả sáng chế có nhiều sáng chế áp dụng cho quá trình phát triển cây lúa - Tiến sĩ Lê Văn Tri.
4. Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao 2013
Từ ngày 26-4 đến ngày 1-5, tại TP. Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức “Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao 2013”. Đây là hội chợ thường niên diễn ra vào đúng dịp Lễ 30-4 và 1-5, nhằm góp phần tạo thêm điểm nhấn trong vui chơi, giải trí và mua sắm cho người dân Thành phố nhân dịp lễ hội.
Hội chợ thu hút hơn 250 doanh nghiệp với khoảng 650 gian hàng, trưng bày các sản phẩm thuộc ngành hàng tiêu dùng; lương thực - thực phẩm; bánh, kẹo, đặc sản; đồ gia dụng; hóa mỹ phẩm; quần áo thời trang,… Đặc biệt, Hội chợ lần này còn dành nhiều ưu đãi cho người tiêu dùng, gồm: mua hàng chất lượng cao với giá ưu đãi, nhiều khuyến mãi, quà tặng; giao lưu với đại sứ hàng Việt Nam;…
Với chủ đề “Phát triển vững chắc mạng lưới phân phối và đẩy mạnh truyền thông cho hàng Việt”, trong khuôn khổ Hội chợ có nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tiếp cận người tiêu dùng và khảo sát thị trường. Cụ thể, chương trình “Đấu giá sản phẩm mới” được tổ chức mỗi ngày, tại ngôi nhà chung trong khuôn viên Hội chợ, không chỉ góp phần giới thiệu sản phẩm mà còn là dịp để giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm chính hãng. Bên cạnh đó, “Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ - lần 3” mang đến cho người dân cơ hội tìm hiểu, thưởng lãm 100 loại bánh, chè đặc sắc được chế biến từ gạo, do các nghệ nhân, cơ sở đặc sản - làng nghề trình diễn.
5. Hội chợ quốc tế Mekong Expo 2013
Ngày 26-4, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế thành phố Cần Thơ đã khai mạc Hội chợ quốc tế Mekong Expo 2013 Việt Nam với chủ đề “Hợp tác đầu tư phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, đẩy mạnh xúc tiến thương mại”.
Hội chợ thu hút 200 doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh nước ngoài ở các địa phương tham gia. Hội chợ có 370 gian hàng, được chia thành các khu: Xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống và đặc sản của các vùng miền, sản phẩm của các doanh nghiệp, sản phẩm đồ dùng phục vụ thiếu nhi, thương mại xanh.
Hội chợ có các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch, xúc tiến đầu tư của nhiều tỉnh, thành; quảng bá, giới thiệu các sản phẩm mới của các doanh nghiệp, đặc sản của các vùng, miền; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết, hợp tác đầu tư mở đại lý, chi nhánh trên nhiều lĩnh vực tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài ra, tại Hội chợ còn diễn ra các hoạt động quảng bá thương hiệu, tư vấn, giới thiệu sản phẩm, công nghệ mới, đàm phán, ký kết hợp đồng, hội nghị khách hàng, tọa đàm, hội thảo về "Kích cầu du lịch Đồng bằng sông Cửu Long ", "Kết nối giữa nhà sản xuất và nhà phân phối”; các chương trình "Làm bánh truyền thống dân tộc", "Giới thiệu sản phẩm làng nghề, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, phát triển nông thôn", “Ngày hội tuổi thơ” và nhiều chương trình vui chơi giải trí khác phục vụ khách mua sắm và tham quan.
Hội chợ diễn ra đến ngày 2-5.
6. Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4-2013
Ngày 26-4, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 4-2013, thảo luận về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 4 tháng của năm 2013 và bàn các giải pháp những tháng tiếp theo nhằm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra cho năm 2013.
Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2013, các thành viên Chính phủ đánh giá, trong tháng qua các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP , số 02/NQ-CP ngày 07-01-2013 và Nghị quyết các phiên họp thường kỳ của Chính phủ. Từ đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Lạm phát được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4-2013 tăng 0,02% so với tháng trước, là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ trong vòng 4 năm qua; giá cả, thị trường khá ổn định; lãi suất tiếp tục được điều chỉnh giảm đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh,…
Bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục, trong đó nổi lên là khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và khu vực công nghiệp, xây dựng đều có những khó khăn nhất định; sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và chế tạo gặp khó khăn do chi phí đầu vào cao, sức mua giảm, tiêu thụ chậm,…
Ý kiến của nhiều thành viên Chính phủ cho rằng, cần tiếp tục tập trung mạnh vào tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh nhằm duy trì đà tăng trưởng, trong đó trước mắt thực hiện hiệu quả các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Trong công nghiệp cần hết sức quan tâm đến công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo. Trong phát triển nông nghiệp phải chủ động nắm bắt tình hình, chủ động ứng phó với những diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh; chú trọng thực hiện các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu,...
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2013, các bộ, ngành, địa phương đã quán triệt, bám sát các nghị quyết của Trung ương. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cho thấy, tình hình trên các mặt tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên vẫn còn những lĩnh vực phát triển chưa vững chắc và còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Do vậy, nhiệm vụ trong những tháng còn lại của năm 2013 là hết sức nặng nề. Yêu cầu đặt ra là phải kiên định, kiên trì các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra cho năm 2013, chưa đặt vấn đề điều chỉnh các mục tiêu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung theo dõi, chủ động các phương án phòng, chống dịch bệnh tai xanh, H5N1, H7N9,... kịp thời hỗ trợ người dân ổn định sản xuất và đời sống sau thiên tai, dịch bệnh; triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng như các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe và thảo luận Tờ trình Dự án Luật sửa đổi Điều 170 của Luật Doanh nghiệp, Tờ trình về Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư,...
7. Khai mạc Hội chợ Triển lãm Làng nghề Việt Nam năm 2013
Ngày 26-4, Lễ khai mạc Hội chợ Triển lãm Làng nghề Việt Nam năm 2013 đã diễn ra tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế.
Hội chợ Triển lãm Làng nghề Việt Nam năm 2013 có gần 200 gian hàng của các đơn vị, doanh nghiệp, làng nghề đến từ 26 tỉnh, thành trong cả nước. Hội chợ giới thiệu các sản phẩm về: công nghiệp; điện, điện tử và công nghệ thông tin; vật tư nông nghiệp; vật liệu xây dựng, trang trí nội thất; các mặt hàng tiêu dùng; dịch vụ,... Nhóm các sản phẩm trưng bày tại Hội chợ lần này bao gồm sơn mài, mây tre giang đan, guột tế, gốm sứ, thêu ren, đá, xương sừng mỹ nghệ, khảm trai, lụa tơ tằm, dệt lụa, thổ cẩm, hoa lụa, hoa giấy, điêu khắc gỗ, vàng, bạc, đồng, kim khí và nhiều sản phẩm làng nghề đặc sắc và mang đặc trưng riêng của các vùng quê Việt Nam.
Hội chợ có các không gian làng nghề mang đặc trưng riêng của mỗi vùng, miền trong cả nước, như không gian cho vùng Đồng bằng Bắc Bộ với các làng nghề dệt lụa, áo dài cùng chiếc máy dệt thủ công, khung dệt lụa và những người thợ dệt nổi tiếng; vùng Tây Bắc khoe sắc với nghề dệt thổ cẩm, đũi, thảm, đay truyền thống; vùng Nam Bộ trưng bày các sản phẩm mây, tre, nứa, dừa, lá nhằm tôn vinh truyền thống thợ thủ công của các làng nghề. Ở đây còn có khu trưng bày và bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm quà tặng phục vụ khách du lịch. Trong các ngày diễn ra Hội chợ còn có các hoạt động như biểu diễn văn hóa nghệ thuật để phục vụ du khách, các chương trình gắn liền với làng nghề và cuộc sống, sản xuất của người dân ở nông thôn; hội thảo nghề và làng nghề truyền thống Huế với du lịch, tiềm năng và hướng phát triển,…
Hội chợ là dịp tôn vinh các nghệ nhân, các thợ thủ công và hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam; tạo điều kiện cho cơ sở sản xuất kinh doanh tại các làng nghề giới thiệu, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thời góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh làng nghề truyền thống gắn với đất nước, con người Việt Nam với du khách trong và ngoài nước.
Hội chợ kết thúc vào ngày 1-5.
8. Festival Nghề truyền thống Huế 2013
Từ ngày 27-4 đến 01-5-2013, Festival Nghề truyền thống Huế 2013 thu hút 200 nghệ nhân của 21 làng nghề truyền thống trong cả nước tham dự. Tiêu biểu là các làng nghề: Gốm sứ Bát Tràng, Bình Dương và Phước Tích; đất nung Quảng Nam, Bàu Trúc; sơn mài tương Bình Hiệp, thổ cẩm lanh Lùng Tiên (Hà Giang); mây tre Chuyên Mỹ, lụa Vạn Phúc, thêu cung đình Quất Động (Hà Tây); chạm khắc bạc Định Công (Hà Nội); thổ cẩm Chăm, Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận). Thành phố Huế có các làng đan lát Bao La, thêu Đức Thành và Thuận Lộc, nón lá Phú Cam, diều Huế, nghề làm mỏ, làm hương trầm,... tham gia Festival.
Nét mới trong Festival lần này là lần đầu tiên có các phòng trưng bày Dệt May “Ấn tượng độc đáo” của các nghệ nhân quốc tế đến từ Cộng hòa Pháp, hội tụ 80 mẫu dệt may độc đáo từ cổ xưa đến hiện đại thể hiện các kỹ năng dệt may được lưu truyền và phát triển nhờ vào bàn tay của những nhà tạo mẫu khắp thế giới. Không gian các sản phẩm từ tre của nghệ nhân, nghệ sỹ Ueno Masao (Nhật Bản) do các nghệ nhân của làng nghề đan lát Bao La (Thừa Thiên - Huế) thực hiện theo ý tưởng của tác giả.
Tại Festival còn có Triển lãm làng nghề Việt Nam 2013 và Hội thảo "Nghề và làng nghề truyền thống Huế với du lịch, tiềm năng và những trở lực phát triển" nhằm đánh giá tiềm năng, thực trạng, những trở lực và triển vọng cho sự phát triển của nghề và làng nghề truyền thống của một vùng đất vốn là xứ kinh kỳ xưa. Ngoài ra, du khách còn được tham gia triển lãm trưng bày về các cổ vật là tinh hoa của các nghệ nhân thợ thủ công hàng trăm năm trước,…
9. Lễ hội Carnaval Hạ Long 2013
Vào hồi 20h00, ngày 27-4, Carnaval Hạ Long 2013 đã khai mạc với chủ đề “Sắc màu Quảng Ninh - Hội tụ và Lan tỏa”, tại đường Hoàng Quốc Việt, phường Hùng Thắng thành phố Hạ Long trong không khí tưng bừng với muôn sắc màu lung linh, rực rỡ.
Carnaval Hạ Long 2013 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức là một trong chuỗi hoạt động lớn chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh (30-10-1963 - 30-10-2013), là ngày hội của nhân dân tỉnh Quảng Ninh nhằm giới thiệu, mời gọi bạn bè, du khách trong nước và quốc tế đến chiêm ngưỡng, khám phá di sản kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và những di sản văn hóa đa sắc màu của tỉnh Quảng Ninh.
Khởi đầu Lễ hội Carnaval là chương trình nghệ thuật có âm hưởng chủ đạo, xuyên suốt là sắc màu biển Hạ Long với tiết mục của nhiều ca sĩ đã thành danh của Quảng Ninh trở về hát cho quê hương như: NSND Quang Thọ, Nguyễn Ngọc Anh, Hồ Quỳnh Hương, Hoàng Tùng, Tuấn Anh, Tân Nhàn, Hà Hoài Thu, Hoàng Thái, Tô Minh Thắng,…
Màn diễu hành trình diễn những nét văn hóa đặc sắc của 22 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực sự tạo ra sự cuốn hút đặc biệt với du khách như: đua chải giáp Văn - giáp Võ của ngư dân Quan Lạn (huyện đảo Vân Đồn), lễ đón dâu của dân làng chài trên biển Hạ Long, nhảy Phùn Voong và múa chuông của người Dao, múa xúc tép của người Sán Chay, múa và hát Then của người Tày,…
Phần lễ hội đường phố nhận được sự chờ đợi nhất của du khách năm nay diễn ra trên một “sân khấu” lớn có chiều dài trên 2km với gần 4.000 người tham gia trình diễn, trong đó có sự góp mặt của cộng đồng 22 dân tộc sinh sống trong tỉnh Quảng Ninh.
Chương trình diễu hành gồm 10 xe hoa mô hình trên nền nhạc của âm nhạc dân gian các dân tộc được phối hòa nhuần nhuyễn với chất liệu âm nhạc hiện đại. Các khối diễn diễu đã thể hiện các tài nguyên du lịch Quảng Ninh gắn với 8 chủ đề “Sắc màu văn hóa”: Rồng thiêng hội tụ; 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới; Du lịch miền di tích - lễ hội; Du lịch văn hóa tâm linh; Du lịch biển đảo; Du lịch miền “vàng đen”; Sắc màu văn hóa - du lịch; Hội tụ và lan tỏa.
10. Khai mạc Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và tuần văn hoá biển đảo năm 2013
Ngày 27-4, tại Quảng trường đường Phạm Văn Đồng, thành phố Quảng Ngãi, đã diễn ra Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và tuần văn hóa biển đảo năm 2013. Đây là một trong những hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa mang đậm dấu ấn văn hóa biển đảo, tri ân những hùng binh Hoàng Sa đã hy sinh trong suốt gần 400 năm; góp phần khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo, nhất là cho thế hệ trẻ.
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa cùng các di tích ở huyện đảo Lý Sơn, có một vị trí hết sức đặc biệt, là những di sản vật chất và tinh thần vô giá trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, gắn liền với sự hình thành và hoạt động của Đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (Trường Sa) suốt nhiều thế kỷ trước đây, được lưu truyền đến ngày nay. Đây là những minh chứng của bản lĩnh và lòng dũng cảm cha ông ta không quản hiểm nguy, gian khổ, hy sinh xương máu vì quê hương, đất nước. Nhiệm vụ đặc biệt của Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải có tính độc đáo, đặc biệt thiêng liêng và Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa cũng như nhiều di sản quý khác còn lưu giữ trên đảo Lý Sơn là minh chứng. Chính vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Đình làng An Vĩnh, di tích trực tiếp liên quan đến Hải đội Hoàng Sa là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Buổi lễ đã tái hiện những hình ảnh của Hải đội Hoàng Sa của mấy trăm năm trước và Lễ Khao lề thế lính - nghi lễ độc đáo nhằm tưởng nhớ và tri ân những hùng binh Hoàng Sa năm xưa. Đội Hoàng Sa được thành lập chính thức vào thời đầu dựng nước của chúa Nguyễn ở Đàng trong và hoạt động liên tục suốt 4 thế kỷ. Hàng vạn người đã vượt qua không biết bao nhiêu sóng gầm, bão tố để đo đạc thủy trình, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền lãnh thổ và khai thác tài nguyên biển đảo theo lệnh của các chúa Nguyễn và các triều Nguyễn sau này.
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ngày nay tại huyện đảo Lý Sơn đã trở thành ngày hội lớn không chỉ ở Quảng Ngãi mà còn với người dân ở nhiều nơi trong cả nước, góp phần khơi dậy ý thức bảo vệ lãnh thổ Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân thế hệ cha ông đã không tiếc máu xương để bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước./.
Ngày 25-4, tại Hà Nội đã diễn ra cuộc họp lần thứ 19 Ủy ban Thường trực Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (International Conference of Asian Political Parties - ICAPP) do Đảng Cộng sản Việt Nam đăng cai tổ chức. Hội nghị có 37 đoàn, đại diện lãnh đạo các đảng cầm quyền, đảng chính trị lớn của các nước châu Á, các quan sát viên, khách mời, các tổ chức khu vực và quốc tế thuộc 26 quốc gia từ 5 châu lục tham dự.
ICAPP ngày càng có vai trò và ảnh hưởng lớn. Các diễn đàn, hội nghị của ICAPP đã thực sự tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy hợp tác giữa các chính đảng trong và ngoài khu vực, một yếu tố quan trọng góp phần tăng cường sự liên kết, thúc đẩy hợp tác khu vực và giải quyết xung đột thông qua vai trò đặc biệt của các đảng chính trị.
Việt Nam đánh giá cao và ghi nhận vai trò quan trọng của Ủy ban Thường trực ICAPP - Cơ quan điều hành của ICAPP, đã có nhiều sáng kiến và hoạt động thiết thực, định hướng các hoạt động ICAPP đi vào phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu. Việt Nam cũng mong muốn và hoan nghênh các sáng kiến nhằm tăng cường tính chặt chẽ trong hoạt động của ICAPP, các cơ chế, nguyên tắc trong hoạt động nhằm củng cố tính bền vững của ICAPP, đưa các hoạt động của ICAPP ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, thiết thực và hiệu quả hơn.
2. Trao giải Âm nhạc Cống hiến lần thứ 8 năm 2013
Ngày 24-4, tại Nhà hát Hòa Bình TP. Hồ Chí Minh, đã diễn ra lễ công bố và trao giải Âm nhạc Cống hiến lần thứ 8. Giải Âm nhạc Cống hiến do Báo Thể thao và Văn hóa tổ chức nhằm vinh danh những đóng góp và thành quả của những người làm nghệ thuật trong suốt một năm qua. Hơn 100 nhà báo, phóng viên các báo đài cả nước đã bỏ phiếu bầu chọn nghệ sĩ xuất sắc của nền âm nhạc Việt Nam năm 2012.
Giải thưởng “Ca sĩ của năm” thuộc về Mỹ Tâm. Giải “Nhạc sĩ của năm” thuộc về Quốc Trung. Bài hát “Chiếc khăn Piêu” được bình chọn là “Bài hát của năm”. Giải “Album của năm” thuộc về “Classic meets Chillout” của ca sĩ Phạm Thu Hà. “Chương trình của năm” thuộc về “In the Spotlight”. Ca sĩ trẻ Hương Tràm được bình chọn là “Nghệ sĩ mới của năm”.
Lần đầu tiên 2 hạng mục “Bài hát của năm” và “Nghệ sĩ mới của năm” được đưa vào hệ thống giải thưởng bên cạnh 4 hạng mục: “Chương trình của năm”; “Album của năm”; “Nhạc sĩ của năm” và “Ca sĩ của năm”.
3. Công bố 10 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
Ngày 25-4, nhân Ngày Sở hữu Trí tuệ thế giới (26-4), Tổ chức Kỷ lục Việt Nam được sự hỗ trợ của Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã công bố 10 kỷ lục Việt Nam trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, lần 2 năm 2013.
Ngày Sở hữu Trí tuệ thế giới mỗi năm có một chủ đề riêng xoay quanh hoạt động sáng tạo và đổi mới. Chủ đề của Ngày Sở hữu Trí tuệ năm 2013 là: “Sáng tạo: Thế hệ kế tiếp (Creativity - The next generation)”. Các kỷ lục vừa được công bố nhằm tôn vinh những giá trị của sở hữu trí tuệ do các tổ chức, cá nhân Việt Nam tạo ra, cũng như khuyếch trương vai trò của sở hữu trí tuệ, khuyến khích các tổ chức, cá nhân tăng cường hoạt động sáng tạo, đổi mới.
10 kỷ lục này bao gồm: Tổ chức được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền nhiều nhất tại Việt Nam - Công ty TNHH MTV Xuất bản giáo dục Việt Nam; cá nhân được cấp giấy chứng nhận đăng ký bản quyền nhiều nhất (phá kỷ lục Việt Nam ) - ông Bùi Văn Ngọ; bài thơ “Ở hai đầu nỗi nhớ” có giá bản quyền cao nhất Việt Nam - Công ty cổ phần dịch vụ Phú Nhuận (Maseco); đơn vị liên kết xuất bản thắng kiện về vi phạm bản quyền sách nhiều nhất Việt Nam - Công ty TNHH Hoa sáng tạo Trí Việt (First News); cá nhân Việt Nam nộp nhiều đơn đăng ký Giải pháp hữu ích nhất tại Việt Nam - ông Lâm Tấn Lợi; trường đại học nộp nhiều đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích nhất tại Việt Nam - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội; viện nghiên cứu nộp nhiều đơn đăng ký sáng chế và giải pháp hữu ích nhất tại Việt Nam - Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam (RRIV); cá nhân Việt Nam đầu tiên đăng ký quốc tế sáng chế qua hệ thống PCT - ông Huỳnh Công Nhân; nhà sư đầu tiên là tác giả sáng chế được cấp bằng tại Việt Nam - Thượng tọa Thích Huệ Đăng (Thế danh: Nguyễn Văn Sáu); tác giả sáng chế có nhiều sáng chế áp dụng cho quá trình phát triển cây lúa - Tiến sĩ Lê Văn Tri.
4. Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao 2013
Từ ngày 26-4 đến ngày 1-5, tại TP. Hồ Chí Minh, Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức “Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao 2013”. Đây là hội chợ thường niên diễn ra vào đúng dịp Lễ 30-4 và 1-5, nhằm góp phần tạo thêm điểm nhấn trong vui chơi, giải trí và mua sắm cho người dân Thành phố nhân dịp lễ hội.
Hội chợ thu hút hơn 250 doanh nghiệp với khoảng 650 gian hàng, trưng bày các sản phẩm thuộc ngành hàng tiêu dùng; lương thực - thực phẩm; bánh, kẹo, đặc sản; đồ gia dụng; hóa mỹ phẩm; quần áo thời trang,… Đặc biệt, Hội chợ lần này còn dành nhiều ưu đãi cho người tiêu dùng, gồm: mua hàng chất lượng cao với giá ưu đãi, nhiều khuyến mãi, quà tặng; giao lưu với đại sứ hàng Việt Nam;…
Với chủ đề “Phát triển vững chắc mạng lưới phân phối và đẩy mạnh truyền thông cho hàng Việt”, trong khuôn khổ Hội chợ có nhiều chương trình hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm, xây dựng thương hiệu, tiếp cận người tiêu dùng và khảo sát thị trường. Cụ thể, chương trình “Đấu giá sản phẩm mới” được tổ chức mỗi ngày, tại ngôi nhà chung trong khuôn viên Hội chợ, không chỉ góp phần giới thiệu sản phẩm mà còn là dịp để giúp người tiêu dùng nhận diện sản phẩm chính hãng. Bên cạnh đó, “Lễ hội bánh dân gian Nam Bộ - lần 3” mang đến cho người dân cơ hội tìm hiểu, thưởng lãm 100 loại bánh, chè đặc sắc được chế biến từ gạo, do các nghệ nhân, cơ sở đặc sản - làng nghề trình diễn.
5. Hội chợ quốc tế Mekong Expo 2013
Ngày 26-4, tại Trung tâm Hội chợ triển lãm quốc tế thành phố Cần Thơ đã khai mạc Hội chợ quốc tế Mekong Expo 2013 Việt Nam với chủ đề “Hợp tác đầu tư phát triển Đồng bằng sông Cửu Long, đẩy mạnh xúc tiến thương mại”.
Hội chợ thu hút 200 doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp liên doanh nước ngoài ở các địa phương tham gia. Hội chợ có 370 gian hàng, được chia thành các khu: Xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm, giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống và đặc sản của các vùng miền, sản phẩm của các doanh nghiệp, sản phẩm đồ dùng phục vụ thiếu nhi, thương mại xanh.
Hội chợ có các hoạt động xúc tiến thương mại, xúc tiến du lịch, xúc tiến đầu tư của nhiều tỉnh, thành; quảng bá, giới thiệu các sản phẩm mới của các doanh nghiệp, đặc sản của các vùng, miền; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp liên kết, hợp tác đầu tư mở đại lý, chi nhánh trên nhiều lĩnh vực tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Ngoài ra, tại Hội chợ còn diễn ra các hoạt động quảng bá thương hiệu, tư vấn, giới thiệu sản phẩm, công nghệ mới, đàm phán, ký kết hợp đồng, hội nghị khách hàng, tọa đàm, hội thảo về "Kích cầu du lịch Đồng bằng sông Cửu Long ", "Kết nối giữa nhà sản xuất và nhà phân phối”; các chương trình "Làm bánh truyền thống dân tộc", "Giới thiệu sản phẩm làng nghề, công nghiệp phục vụ nông nghiệp, phát triển nông thôn", “Ngày hội tuổi thơ” và nhiều chương trình vui chơi giải trí khác phục vụ khách mua sắm và tham quan.
Hội chợ diễn ra đến ngày 2-5.
6. Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 4-2013
Ngày 26-4, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 4-2013, thảo luận về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 4 tháng của năm 2013 và bàn các giải pháp những tháng tiếp theo nhằm hoàn thành các mục tiêu đã đề ra cho năm 2013.
Thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2013, các thành viên Chính phủ đánh giá, trong tháng qua các bộ, ngành, địa phương đã tích cực triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Nghị quyết số 01/NQ-CP , số 02/NQ-CP ngày 07-01-2013 và Nghị quyết các phiên họp thường kỳ của Chính phủ. Từ đó, kinh tế vĩ mô tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Lạm phát được kiềm chế, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4-2013 tăng 0,02% so với tháng trước, là mức tăng thấp nhất so với cùng kỳ trong vòng 4 năm qua; giá cả, thị trường khá ổn định; lãi suất tiếp tục được điều chỉnh giảm đã góp phần tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh,…
Bên cạnh khẳng định những kết quả đạt được, các thành viên Chính phủ cũng thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế cần tập trung khắc phục, trong đó nổi lên là khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản và khu vực công nghiệp, xây dựng đều có những khó khăn nhất định; sản xuất công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến và chế tạo gặp khó khăn do chi phí đầu vào cao, sức mua giảm, tiêu thụ chậm,…
Ý kiến của nhiều thành viên Chính phủ cho rằng, cần tiếp tục tập trung mạnh vào tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh nhằm duy trì đà tăng trưởng, trong đó trước mắt thực hiện hiệu quả các giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Trong công nghiệp cần hết sức quan tâm đến công nghiệp hỗ trợ, chế biến, chế tạo. Trong phát triển nông nghiệp phải chủ động nắm bắt tình hình, chủ động ứng phó với những diễn biến phức tạp của thiên tai, dịch bệnh; chú trọng thực hiện các giải pháp khuyến khích, hỗ trợ xuất khẩu,...
Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: trong tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2013, các bộ, ngành, địa phương đã quán triệt, bám sát các nghị quyết của Trung ương. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội cho thấy, tình hình trên các mặt tiếp tục có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên vẫn còn những lĩnh vực phát triển chưa vững chắc và còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Do vậy, nhiệm vụ trong những tháng còn lại của năm 2013 là hết sức nặng nề. Yêu cầu đặt ra là phải kiên định, kiên trì các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra cho năm 2013, chưa đặt vấn đề điều chỉnh các mục tiêu. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung theo dõi, chủ động các phương án phòng, chống dịch bệnh tai xanh, H5N1, H7N9,... kịp thời hỗ trợ người dân ổn định sản xuất và đời sống sau thiên tai, dịch bệnh; triển khai đồng bộ các giải pháp bảo đảm an ninh quốc phòng, giữ vững chủ quyền quốc gia, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cũng như các giải pháp đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.
Tại phiên họp, Chính phủ đã nghe và thảo luận Tờ trình Dự án Luật sửa đổi Điều 170 của Luật Doanh nghiệp, Tờ trình về Đề án tổng thể đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân và các cơ sở dữ liệu liên quan đến quản lý dân cư,...
7. Khai mạc Hội chợ Triển lãm Làng nghề Việt Nam năm 2013
Ngày 26-4, Lễ khai mạc Hội chợ Triển lãm Làng nghề Việt Nam năm 2013 đã diễn ra tại Công viên Thương Bạc, thành phố Huế.
Hội chợ Triển lãm Làng nghề Việt Nam năm 2013 có gần 200 gian hàng của các đơn vị, doanh nghiệp, làng nghề đến từ 26 tỉnh, thành trong cả nước. Hội chợ giới thiệu các sản phẩm về: công nghiệp; điện, điện tử và công nghệ thông tin; vật tư nông nghiệp; vật liệu xây dựng, trang trí nội thất; các mặt hàng tiêu dùng; dịch vụ,... Nhóm các sản phẩm trưng bày tại Hội chợ lần này bao gồm sơn mài, mây tre giang đan, guột tế, gốm sứ, thêu ren, đá, xương sừng mỹ nghệ, khảm trai, lụa tơ tằm, dệt lụa, thổ cẩm, hoa lụa, hoa giấy, điêu khắc gỗ, vàng, bạc, đồng, kim khí và nhiều sản phẩm làng nghề đặc sắc và mang đặc trưng riêng của các vùng quê Việt Nam.
Hội chợ có các không gian làng nghề mang đặc trưng riêng của mỗi vùng, miền trong cả nước, như không gian cho vùng Đồng bằng Bắc Bộ với các làng nghề dệt lụa, áo dài cùng chiếc máy dệt thủ công, khung dệt lụa và những người thợ dệt nổi tiếng; vùng Tây Bắc khoe sắc với nghề dệt thổ cẩm, đũi, thảm, đay truyền thống; vùng Nam Bộ trưng bày các sản phẩm mây, tre, nứa, dừa, lá nhằm tôn vinh truyền thống thợ thủ công của các làng nghề. Ở đây còn có khu trưng bày và bán sản phẩm thủ công mỹ nghệ làm quà tặng phục vụ khách du lịch. Trong các ngày diễn ra Hội chợ còn có các hoạt động như biểu diễn văn hóa nghệ thuật để phục vụ du khách, các chương trình gắn liền với làng nghề và cuộc sống, sản xuất của người dân ở nông thôn; hội thảo nghề và làng nghề truyền thống Huế với du lịch, tiềm năng và hướng phát triển,…
Hội chợ là dịp tôn vinh các nghệ nhân, các thợ thủ công và hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam; tạo điều kiện cho cơ sở sản xuất kinh doanh tại các làng nghề giới thiệu, giao lưu, học hỏi kinh nghiệm đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thời góp phần quảng bá, giới thiệu hình ảnh làng nghề truyền thống gắn với đất nước, con người Việt Nam với du khách trong và ngoài nước.
Hội chợ kết thúc vào ngày 1-5.
8. Festival Nghề truyền thống Huế 2013
Từ ngày 27-4 đến 01-5-2013, Festival Nghề truyền thống Huế 2013 thu hút 200 nghệ nhân của 21 làng nghề truyền thống trong cả nước tham dự. Tiêu biểu là các làng nghề: Gốm sứ Bát Tràng, Bình Dương và Phước Tích; đất nung Quảng Nam, Bàu Trúc; sơn mài tương Bình Hiệp, thổ cẩm lanh Lùng Tiên (Hà Giang); mây tre Chuyên Mỹ, lụa Vạn Phúc, thêu cung đình Quất Động (Hà Tây); chạm khắc bạc Định Công (Hà Nội); thổ cẩm Chăm, Mỹ Nghiệp (Ninh Thuận). Thành phố Huế có các làng đan lát Bao La, thêu Đức Thành và Thuận Lộc, nón lá Phú Cam, diều Huế, nghề làm mỏ, làm hương trầm,... tham gia Festival.
Nét mới trong Festival lần này là lần đầu tiên có các phòng trưng bày Dệt May “Ấn tượng độc đáo” của các nghệ nhân quốc tế đến từ Cộng hòa Pháp, hội tụ 80 mẫu dệt may độc đáo từ cổ xưa đến hiện đại thể hiện các kỹ năng dệt may được lưu truyền và phát triển nhờ vào bàn tay của những nhà tạo mẫu khắp thế giới. Không gian các sản phẩm từ tre của nghệ nhân, nghệ sỹ Ueno Masao (Nhật Bản) do các nghệ nhân của làng nghề đan lát Bao La (Thừa Thiên - Huế) thực hiện theo ý tưởng của tác giả.
Tại Festival còn có Triển lãm làng nghề Việt Nam 2013 và Hội thảo "Nghề và làng nghề truyền thống Huế với du lịch, tiềm năng và những trở lực phát triển" nhằm đánh giá tiềm năng, thực trạng, những trở lực và triển vọng cho sự phát triển của nghề và làng nghề truyền thống của một vùng đất vốn là xứ kinh kỳ xưa. Ngoài ra, du khách còn được tham gia triển lãm trưng bày về các cổ vật là tinh hoa của các nghệ nhân thợ thủ công hàng trăm năm trước,…
9. Lễ hội Carnaval Hạ Long 2013
Vào hồi 20h00, ngày 27-4, Carnaval Hạ Long 2013 đã khai mạc với chủ đề “Sắc màu Quảng Ninh - Hội tụ và Lan tỏa”, tại đường Hoàng Quốc Việt, phường Hùng Thắng thành phố Hạ Long trong không khí tưng bừng với muôn sắc màu lung linh, rực rỡ.
Carnaval Hạ Long 2013 do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh tổ chức là một trong chuỗi hoạt động lớn chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập tỉnh Quảng Ninh (30-10-1963 - 30-10-2013), là ngày hội của nhân dân tỉnh Quảng Ninh nhằm giới thiệu, mời gọi bạn bè, du khách trong nước và quốc tế đến chiêm ngưỡng, khám phá di sản kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long và những di sản văn hóa đa sắc màu của tỉnh Quảng Ninh.
Khởi đầu Lễ hội Carnaval là chương trình nghệ thuật có âm hưởng chủ đạo, xuyên suốt là sắc màu biển Hạ Long với tiết mục của nhiều ca sĩ đã thành danh của Quảng Ninh trở về hát cho quê hương như: NSND Quang Thọ, Nguyễn Ngọc Anh, Hồ Quỳnh Hương, Hoàng Tùng, Tuấn Anh, Tân Nhàn, Hà Hoài Thu, Hoàng Thái, Tô Minh Thắng,…
Màn diễu hành trình diễn những nét văn hóa đặc sắc của 22 dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh thực sự tạo ra sự cuốn hút đặc biệt với du khách như: đua chải giáp Văn - giáp Võ của ngư dân Quan Lạn (huyện đảo Vân Đồn), lễ đón dâu của dân làng chài trên biển Hạ Long, nhảy Phùn Voong và múa chuông của người Dao, múa xúc tép của người Sán Chay, múa và hát Then của người Tày,…
Phần lễ hội đường phố nhận được sự chờ đợi nhất của du khách năm nay diễn ra trên một “sân khấu” lớn có chiều dài trên 2km với gần 4.000 người tham gia trình diễn, trong đó có sự góp mặt của cộng đồng 22 dân tộc sinh sống trong tỉnh Quảng Ninh.
Chương trình diễu hành gồm 10 xe hoa mô hình trên nền nhạc của âm nhạc dân gian các dân tộc được phối hòa nhuần nhuyễn với chất liệu âm nhạc hiện đại. Các khối diễn diễu đã thể hiện các tài nguyên du lịch Quảng Ninh gắn với 8 chủ đề “Sắc màu văn hóa”: Rồng thiêng hội tụ; 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới; Du lịch miền di tích - lễ hội; Du lịch văn hóa tâm linh; Du lịch biển đảo; Du lịch miền “vàng đen”; Sắc màu văn hóa - du lịch; Hội tụ và lan tỏa.
10. Khai mạc Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và tuần văn hoá biển đảo năm 2013
Ngày 27-4, tại Quảng trường đường Phạm Văn Đồng, thành phố Quảng Ngãi, đã diễn ra Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa và tuần văn hóa biển đảo năm 2013. Đây là một trong những hoạt động nhằm bảo tồn và phát huy những di sản văn hóa mang đậm dấu ấn văn hóa biển đảo, tri ân những hùng binh Hoàng Sa đã hy sinh trong suốt gần 400 năm; góp phần khơi dậy tình yêu quê hương, đất nước, ý thức bảo vệ chủ quyền biển, đảo, nhất là cho thế hệ trẻ.
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa cùng các di tích ở huyện đảo Lý Sơn, có một vị trí hết sức đặc biệt, là những di sản vật chất và tinh thần vô giá trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam, gắn liền với sự hình thành và hoạt động của Đội Hùng binh Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải (Trường Sa) suốt nhiều thế kỷ trước đây, được lưu truyền đến ngày nay. Đây là những minh chứng của bản lĩnh và lòng dũng cảm cha ông ta không quản hiểm nguy, gian khổ, hy sinh xương máu vì quê hương, đất nước. Nhiệm vụ đặc biệt của Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải có tính độc đáo, đặc biệt thiêng liêng và Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa cũng như nhiều di sản quý khác còn lưu giữ trên đảo Lý Sơn là minh chứng. Chính vì vậy, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; Đình làng An Vĩnh, di tích trực tiếp liên quan đến Hải đội Hoàng Sa là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Buổi lễ đã tái hiện những hình ảnh của Hải đội Hoàng Sa của mấy trăm năm trước và Lễ Khao lề thế lính - nghi lễ độc đáo nhằm tưởng nhớ và tri ân những hùng binh Hoàng Sa năm xưa. Đội Hoàng Sa được thành lập chính thức vào thời đầu dựng nước của chúa Nguyễn ở Đàng trong và hoạt động liên tục suốt 4 thế kỷ. Hàng vạn người đã vượt qua không biết bao nhiêu sóng gầm, bão tố để đo đạc thủy trình, cắm cột mốc, dựng bia chủ quyền lãnh thổ và khai thác tài nguyên biển đảo theo lệnh của các chúa Nguyễn và các triều Nguyễn sau này.
Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa ngày nay tại huyện đảo Lý Sơn đã trở thành ngày hội lớn không chỉ ở Quảng Ngãi mà còn với người dân ở nhiều nơi trong cả nước, góp phần khơi dậy ý thức bảo vệ lãnh thổ Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, tri ân thế hệ cha ông đã không tiếc máu xương để bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước./.
Lào trao Huân chương cho tập thể và chuyên gia Việt Nam  (29/04/2013)
Tăng giá dịch vụ y tế tại Hà Nội vào quý 3-2013 và TP. Hồ Chí Minh dự kiến vào quý 4-2013  (29/04/2013)
Điện mừng Quốc khánh Vương quốc Hà Lan  (29/04/2013)
Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5-2013  (29/04/2013)
Việt Nam đứng thứ 2 ASEAN về kiều hối năm 2012  (29/04/2013)
Một thị trấn của Anh vinh danh Chủ tịch Hồ Chí Minh  (29/04/2013)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên