Dương đông, kích tây
TCCSĐT - Việc Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị NATO triển khai hệ thống tên lửa Patriot ở dọc biên giới với Xy-ri không chỉ là nhân tố mới tác động trực tiếp tới diễn biến tình hình ở Xy-ri mà còn đẩy NATO vào tình thế khó xử. Tuy nhiên, lợi ích thật sự của Thổ Nhĩ Kỳ trong việc này lại không phải là đối phó với Xy-ri như chính giới đất nước này quả quyết.
Patriot là hệ thống tên lửa đất đối không, được chế tạo ở Mỹ từ cuối thập kỷ 60 của thế kỷ trước, với tên gọi lúc đầu là SAM-D, viết tắt của Surface-To-Air Missiles-Development, được quân đội Mỹ đưa vào sử dụng từ năm 1982 và lần đầu tiên được sử dụng trong cuộc chiến tranh ở I-rắc năm 1991. Tên lửa Patriot có nhiệm vụ đón bắt tên lửa cũng như máy bay của đối phương và phá hủy chúng trên không. Trong số 28 thành viên NATO, hiện chỉ có Mỹ, Đức và Hà Lan là có loại vũ khí này. Nó được đặt trên các trạm phóng di động, có thể phóng 4 tên lửa cùng lúc, bay ở độ cao 30 km với tốc độ gấp 4 lần tốc độ âm thanh và có tầm bắn 100 km. Từ những thông số nói trên có thể thấy, hệ thống vũ khí này hoàn toàn không thích hợp để đối phó với đạn pháo, cối hay lựu đạn được bắn hoặc phóng từ đâu đó, chẳng hạn như từ phía Xy-ri, vào lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nếu triển khai hệ thống tên lửa này theo yêu cầu của Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ thì đó sẽ là sự can dự rõ nét nhất của NATO vào diễn biến tình hình ở Xy-ri và Thổ Nhĩ Kỳ muốn khai thác triệt để tác động răn đe từ đó. Đó là chiêu bài "cáo mượn oai hùm" của Thổ Nhĩ Kỳ. Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ muốn tạo nên hình ảnh NATO công khai và hoàn toàn ủng hộ Thổ Nhĩ Kỳ trong mọi chuyện liên quan đến Xy-ri. Và ai gây chuyện với Thổ Nhĩ Kỳ đồng nghĩa với việc gây chuyện với NATO. Như vậy, xét về tác dụng cả về chính trị lẫn thực tế trong trường hợp cần thiết đều rất có lợi đối với Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, từ đó cũng thấy rõ mối đe dọa an ninh hiện tại đối với Thổ Nhĩ Kỳ không phải là tên lửa hay máy bay của Xy-ri vì thế hệ thống tên lửa này không thích hợp để giúp Thổ Nhĩ Kỳ đối phó hiệu quả hơn những vấn đề an ninh hiện tại.
Bản chất “ý đồ” của Thổ Nhĩ Kỳ trong chuyện này là lôi kéo NATO can dự trực tiếp vào khu vực. NATO khó có thể từ chối yêu cầu của Thổ Nhĩ Kỳ một khi đã được đề nghị vì trách nhiệm với đồng minh, vì tình đoàn kết và đồng thuận quan điểm trong nội bộ. Nhưng đó chẳng khác gì một quả đắng đối với NATO mà họ đành phải chịu "ngậm bồ hòn làm ngọt". Việc triển khai tên lửa Patriot chỉ là bước đi đầu tiên trong suy tính chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ bởi nước này không có ý định dấu diếm ý muốn NATO thiết lập khu vực cấm bay trong không phận của Xy-ri.
Bên cạnh đó, hệ thống phòng thủ này giúp Thổ Nhĩ Kỳ đối phó tên lửa của I-ran và qua đó có thêm được một con chủ bài chiến lược cho trường hợp xảy ra xung khắc với I-ran hoặc xảy ra khả năng đối đầu vũ trang giữa I-ran cũng như I-xra-en. Việc tạo ra hình ảnh có NATO đứng ở phía sau cũng còn là thông điệp của Thổ Nhĩ Kỳ hướng về phía lực lượng chống lại Chính phủ ở Xy-ri. Thổ Nhĩ Kỳ vốn ủng hộ lực lượng này nên thông điệp ấy chỉ có thể là họ cũng còn được NATO gián tiếp hậu thuẫn cả về quân sự. Sẽ không sai khi cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang chơi con bài NATO nhằm phục vụ cho lợi ích của mình ở Xy-ri và khu vực. Từ đó có thể thấy sự lo ngại của Nga về việc NATO triển khai hệ thống tên lửa này ở Thổ Nhĩ Kỳ có lý do và cơ sở của nó. Cũng chính vì thế mà NATO cho tới nay vẫn luôn phải quả quyết là vũ khí này chỉ giúp Thổ Nhĩ Kỳ phòng thủ chứ không tấn công và giữ quyền quyết định sử dụng chúng chứ không phải trao cho Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ như nước này đã từng tuyên bố. Tình hình chính trị an ninh ở cả khu vực chứ không chỉ ở Xy-ri sẽ trở nên phức tạp và căng thẳng thêm khi các nỗ lực ngoại giao nhằm tới giải pháp chính trị chưa thành công mà vũ khí được đưa thêm vào đó./.
Tăng cường công tác tuyên truyền về biển, đảo  (01/12/2012)
Ra mắt chính thức Quỹ hỗ trợ tài năng cấp quốc gia  (01/12/2012)
Việt Nam chúc mừng Pa-le-xtin được Liên hợp quốc trao quy chế  (01/12/2012)
Điện mừng Quốc khánh Các Tiểu Vương quốc A-rập  (01/12/2012)
Lễ ra mắt nhóm các Cộng đồng phát triển miền Nam châu Phi tại Việt Nam  (01/12/2012)
Chủ tịch nước gặp lãnh đạo quốc hội của Myanmar  (01/12/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên