Ninh Bình đón nhận 2 bằng di tích cấp quốc gia đặc biệt
Tối 11-9, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới với chủ đề “Di sản thế giới và Phát triển bền vững: vai trò của cộng đồng dân cư” và đón nhận Bằng di tích cấp quốc gia đặc biệt đối với Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư và Danh lam thắng cảnh Tràng An – Tam Cốc – Bích Động.
Đây là hoạt động có ý nghĩa to lớn, là sự hưởng ứng thiết thực và cụ thể của Việt Nam đối với đợt phát động của UNESCO để kỷ niệm sự kiện này trên khắp thế giới.
Cách đây tròn 40 năm, Công ước Bảo vệ di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới – công ước quốc tế đầu tiên gắn với khái niệm bảo vệ thiên nhiên với bảo tồn di sản văn hóa, đã mang đến một cách tiếp cận mới và những cơ sở pháp lý thiết yếu đảm bảo mối quan hệ cân bằng và hài hòa giữa con người với thiên nhiên, giữa quá khứ, hiện tại và tương lai. Công ước này đã giúp các nước thành viên gắn kết việc bảo vệ di sản với chiến lược quy hoạch phát triển địa phương, bảo vệ bền vững không chỉ di sản thế giới mà bao gồm cả di sản quốc gia.
Năm 1987, Việt Nam chính thức tham gia Công ước 1972 của UNESCO.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nêu rõ tầm quan trọng của 962 di sản thế giới. Hiện Việt Nam sở hữu 7 di sản đã được thế giới công nhận, đây là niềm tự hào của mỗi công dân Việt Nam, cũng là trách nhiệm to lớn mà các thế hệ người Việt Nam phải chung tay gìn giữ.
Với việc tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm Công ước 1972 tại Ninh Bình, Chính phủ Việt Nam một lần nữa khẳng định những cam kết đối với việc thực thi Công ước có ý nghĩa vô cùng to lớn này. Nội dung của Công ước sẽ được phổ biến đến từng địa phương, từng cộng đồng dân cư.
Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và các địa phương đang sở hữu di sản cần tiếp tục đảm bảo thực thi nghiêm túc những cam kết với tổ chức UNESCO, bảo vệ giá trị nổi bật toàn cầu của các di sản và phát huy các giá trị đó để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Nhân dịp này, thay mặt lãnh đạo Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trao Bằng di tích cấp quốc gia đặc biệt đối với Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư và Danh lam thắng cảnh Tràng An – Tam Cốc - Bích Động của tỉnh Ninh Bình.
Tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững Rio+20 tổ chức tại Rio de Janeiro, Brazil tháng 6 - 2012, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã nêu ra một số sáng kiến đóng góp vào mục tiêu chung của nhân loại, trong đó có thiết lập những trung tâm kinh tế xanh tại các khu vực trên thế giới. |
Philippines đảm nhận vị trí Phó Tổng thư ký ASEAN  (12/09/2012)
ASEAN+3 tăng cường hợp tác lĩnh vực năng lượng  (12/09/2012)
Việt Nam đề xuất lập mạng lưới di sản Đông Nam Á  (12/09/2012)
Ban Thường vụ Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương tổ chức kiểm điểm tự phê bình và phê bình  (12/09/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hội kiến với lãnh đạo Quốc hội và Thủ tướng Kazakhstan  (11/09/2012)
Tổng kết thi hành Bộ luật hình sự  (11/09/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên