Hội nghị hợp tác khu vực sông Mê-kông - sông Hằng
Trưởng các phái đoàn tham dự hội nghị gồm có Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Quang Vinh; Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Cam-pu-chia Hô Nam-hông (Hor Namhong); Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Lào Thong-lun Xi-xu-lít (Thongloun Sisoulith); Thứ trưởng Ngoại giao My-an-ma (Myanmar) U măng Mi-in (U Maung Myint); Thứ trưởng Ngoại giao Thái Lan Giu-lép-pông Nông-crít-chai (Jullapong Nonscrichai) và các quan chức Ngoại giao Ấn Độ.
Trong hai ngày làm việc, quan chức ngoại giao các nước nói trên cùng những người đồng cấp Ấn Độ đánh giá lại sự hợp tác giữa các nước thành viên MGC; xem xét việc thực hiện các quyết định được đưa ra tại Hội nghi MGC lần thứ năm và vạch ra phương hướng tương lai cho cơ chế này nhằm tăng cường hợp tác trong khu vực.
Ấn Độ đề nghị Hội nghị rà soát lại các hoạt động đã triển khai theo những quyết định được đưa ra trước đây như kế hoạch thành lập một Viện bảo tàng dệt truyền thống châu Á của MGC tại Xiêm Riệp của Campuchia; Bảo tồn các di sản thế giới tại các nước thành viên MGC; phát triển đường cao tốc nối Ấn Độ - My-an-ma và Thái Lan; Cấp 50 học bổng của Hội đồng Ấn Độ về quan hệ văn hóa (ICCR).
Về phương hướng hoạt động trong tương lai, Hội nghị sẽ thảo luận những lĩnh vực hợp tác mới gồm: cân nhắc thành lập một Nhóm làm việc về nghiên cứu y tế thích hợp với khu vực, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn về kiểm soát dịch bệnh; cân nhắc thành lập một Nhóm làm việc về hợp tác giữa các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME); triển khai những dự án có tác dụng nhanh như tiếng Anh hội nhập; phát triển doanh nghiệp và các chương trình đào tạo hướng nghiệp; gợi ý về sự hợp tác trong tương lai đối với các cơ chế xây dựng và chia sẻ kinh nghiệm phát triển; hợp tác đa dạng sinh thái; hợp tác về sản xuất lúa gạo; thành lập một trung tâm nguồn lưu trữ chung tại trường đại học Na-lan-đa thuộc bang Bi-hát (Bihar), Ấn Độ.
MGC được thành lập ngày 10-11-2000 tại Viêng chăn, Lào, nhằm mục đích vạch ra tầm nhìn cho sự hợp tác giữa Ấn Độ và năm nước thành viên thuộc khu vực sông Mê-kông. Cho đến nay có bốn lĩnh vực được xác định ưu tiên hợp tác giữa các thành viên MGC là du lịch, giáo dục, phát triển nguồn nhân lực và giao thông liên lạc./.
Các nước gửi điện mừng Quốc khánh Việt Nam  (03/09/2012)
Nga khai mạc tuần lễ hội nghị thượng đỉnh APEC  (03/09/2012)
Dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong  (03/09/2012)
Gần 50.000 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh  (03/09/2012)
Tổ chức kỷ niệm ngày Quốc khánh Việt Nam 2-9  (03/09/2012)
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay