Nga khai mạc tuần lễ hội nghị thượng đỉnh APEC
Tuần lễ Hội nghị thượng đỉnh diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) khai mạc ngày 2-9 tại Vla-đi-vốt-xtốc (Vladivostok), Nga, với sự kiện đầu tiên của một loạt hoạt động là Diễn đàn thanh niên quốc tế và cuộc họp các quan chức cấp cao APEC.
Các thành viên hội nghị thượng đỉnh "lớn" sẽ lưu ý tới quan điểm nhìn nhận của giới thanh niên trong các vấn đề quan trọng, và các đại biểu thanh niên dự định thông qua tuyên bố diễn đàn trẻ chuyển những kiến nghị cho giới lãnh đạo các nền kinh tế APEC.
Trong khi đó, ông Xéc-gây Che-ni-sép (Sergey Chernyshev), Cục trưởng Cục các nước Á Phi, Bộ Phát triển kinh tế Nga, đã chia sẻ với báo giới về những đề xuất mới và đề cập tới hai sáng kiến. Một là áp dụng giấy chứng nhận thống nhất cho các sản phẩm thủy hải sản trong khu vực APEC.
Việc làm này nhằm hỗ trợ đối phó với hoạt động ngư nghiệp bất hợp pháp: những mẻ tôm cá “xám” và “đen” sẽ không được chấp nhận tại bất cứ cảng biển. Đề xuất quan trọng thứ hai của Nga là tổ chức hệ thống thanh tra đầu tư trong tất cả các nền kinh tế APEC. Ngoài ra, còn có không ít những sáng kiến mới khác, khi các đại biểu tham dự APEC - 2012 đều nhận thấy tầm quan trọng to lớn của Hội nghị thượng đỉnh đối với nền kinh tế thế giới.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Nga I-go Mơ-gun (Igor Morgul), châu Á - Thái Bình Dương hiện là một trong những khu vực quan trọng xét từ quan điểm khắc phục hậu quả khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Đóng góp tới 20% tăng trưởng tài chính thế giới, châu Á - Thái Bình Dương thu hút sự chú ý trong sự tìm tòi giải pháp cho các vấn đề kinh tế và tài chính toàn cầu hiện nay.
Hội nghị Thượng đỉnh APEC sẽ chính thức diễn ra trong các ngày 8 – 9-9. Với tư cách nước chủ nhà, Nga đã đề xuất chương trình nghị sự được thảo luận tỷ mỷ ở cấp giới chính trị, các bộ trưởng, và các chuyên viên.
Nhà phân tích của Trung tâm Nghiên cứu châu Á và Thái Bình Dương Vi-a-xê-láp A-mi-rốp (Vyacheslav Amirov) hy vọng Hội nghị Thượng đỉnh sẽ thảo luận về quá trình tự do hóa thương mại và kinh tế trong khu vực, về cải thiện trao đổi các khoản đầu tư. Điều có ý nghĩa rất quan trọng là trao đổi công nghệ và phát triển nền kinh tế "xanh" nói chung, kinh doanh các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Trong khi đó, các văn kiện liên quan đến sự phát triển ngành giao thông, mở rộng khả năng vận chuyển hậu cần ở Nga, và nội dung an ninh lương thực, thị trường thực phẩm ổn định, cũng như vấn đề tránh khỏi tình trạng nhảy giá đột ngột cũng có tầm quan trọng ngày càng tăng trong khu vực.
Nhân diễn đàn APEC, Nga muốn phát huy vai trò của mình trong khu vực cũng như thu hút sự quan tâm chú ý nhiều hơn giới đầu tư nước ngoài và sẽ thành lập những xí nghiệp liên doanh mới. Hiện các công ty châu Á đang hoạt động khá tích cực trên thị trường Nga, nước muốn có điều kiện thuận lợi hơn để gia nhập thị trường của các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Dâng hương tưởng niệm Tổng Bí thư Lê Hồng Phong  (03/09/2012)
Gần 50.000 lượt người vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh  (03/09/2012)
Tổ chức kỷ niệm ngày Quốc khánh Việt Nam 2-9  (03/09/2012)
ADB muốn cắt giảm rào cản thương mại với lúa gạo  (03/09/2012)
Đêm nghệ thuật “Trường Sa - Biển đảo Việt Nam mến yêu”  (03/09/2012)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển