Mỹ, Nhật Bản, EU cáo buộc Ác-hen-ti-na áp đặt hạn chế nhập khẩu một cách bất hợp pháp
22:52, ngày 22-08-2012
TCCSĐT - Ngày 21-8-2012, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đã nhận được hai hồ sơ của Mỹ và Nhật Bản cáo buộc Ác-hen-ti-na áp đặt hạn chế nhập khẩu một cách bất hợp pháp. Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) cũng đã gửi hồ sơ lên WTO kiện Ác-hen-ti-na khi cho rằng những biện pháp hạn chế nhập khẩu của nước này đã vi phạm luật thương mại quốc tế và yêu cầu Bu-ê-nốt Ai-rét cùng tham vấn về vấn đề trên.
Trong hồ sơ gửi tới văn phòng của WTO, Mỹ và Nhật Bản cáo buộc Bu-ê-nốt Ai-rết (Buenos Aires) đã áp đặt các biện pháp "hạn chế nhập khẩu cũng như phân biệt đối xử giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu". Mỹ và Nhật Bản đã đề nghị tiến hành tham vấn giữa các bên về vấn đề này để tìm ra một giải pháp thỏa đáng mà không phải đối chất tại WTO. Sau 60 ngày nếu tranh cãi không được giải quyết thì các bên khiếu nại có thể yêu cầu một ủy ban chuyên trách của WTO phân xử.
Phía Mỹ cho rằng, Bu-ê-nốt Ai-rết thường xuyên áp dụng các quy định cấp phép nhập khẩu không rõ ràng, qua đó hạn chế một cách bất công hàng xuất khẩu của Mỹ. Ngoài ra, văn phòng đại diện thương mại Mỹ cho biết, Bu-ê-nốt Ai-rết còn yêu cầu các đối tác Ác-hen-ti-na nhập khẩu hàng của Mỹ cũng phải xuất khẩu sang Mỹ một lượng tương tự hàng hóa của nước này.
Trước đó, ngày 26-3-2012, Chính quyền Mỹ đã tuyên bố cắt giảm các ưu đãi thuế quan đối với Ác-hen-ti-na sau khi Bu-ê-nốt Ai-rết không bồi thường thiệt hại cho hai công ty của Mỹ là công ty Azurix Corp và Blue Ridge Investment theo phán quyết của Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB).
Phát biểu trước báo giới, Đại diện Thương mại Mỹ Rôn Cớt (Ron Kirk) cho biết Oa-sinh-tơn tạm thời sẽ loại Ác-hen-ti-na ra khỏi Hệ thống ưu đãi thuế quan chung (GSP) dành cho các nước đang phát triển cho tới khi quốc gia Nam Mỹ này thanh toán đầy đủ khoản tiền hơn 300 triệu USD 2 công ty trên do thua kiện tại ICSID. Theo tuyên bố này, Mỹ sẽ chấm dứt các khoản ưu đãi thuế quan đối với các mặt hàng được nhập khẩu trực tiếp từ Ác-hen-ti-na như rượu vang, thịt bò, đường và dầu ôliu....
Năm 2006, ICSID đã ra phán quyết buộc Ác-hen-ti-na phải bồi thường 165,2 triệu USD cho công ty Azurix do chính quyền tỉnh Bu-ê-nốt Ai-rết hủy hợp đồng với công ty này trong việc cung cấp nước sạch cho 72 quận và huyện tại tỉnh này hồi năm 2002. Trước đó, công ty đầu tư Blue Ridge Investment cũng kiện Ác-hen-ti-na vì hủy hợp đồng, khiến ICSID tuyên phạt nước này bồi thường 133,2 triệu USD vào năm 2005.
Ác-hen-ti-na là nước đầu tiên bị Mỹ rút tên khỏi chương trình ưu đãi thuế quan do từ chối trả tiền bồi thường theo phán quyết của ICSID. Theo các nhà phân tích, việc Ác-hen-ti-na bị loại khỏi GSP sẽ không ảnh hưởng nhiều tới trao đổi ngoại thương của quốc gia Nam Mỹ này, song lại có ý nghĩa về mặt chính trị bởi đây là sự trừng phạt mạnh nhất về kinh tế mà Mỹ dưới thời của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma (Barack Obama) áp đặt đối với Ác-hen-ti-na .
Phản ứng trước động thái trên của Mỹ, Bộ Ngoại giao Ác-hen-ti-na cho biết chính quyền nước này "lấy làm tiếc" trước việc Mỹ đơn phương đình chỉ ưu đãi thuế quan. Bộ Ngoại giao khẳng định Bu-ê-nốt Ai-rết đã luôn sẵn sàng bồi thường cho hai công ty trên, song các nhà chức trách thương mại Mỹ đã phớt lờ đề xuất giải quyết khác biệt của hai bên trong việc giải thích quy định của ICSID và yêu cầu Ác-hen-ti-na thực hiện một cơ chế trái với luật pháp nước này. Theo Bộ ngoại giao Ác-hen-ti-na, hai doanh nghiệp của Mỹ chưa bao giờ chấp nhận bắt đầu các thủ tục tại Ác-hen-ti-na để được bồi thường theo quy định của ICSID và luật pháp nước sở tại.
Cùng với đó, tranh cãi giữa EU và Ác-hen-ti-na cũng leo thang sau khi Ác-hen-ti-na quốc hữu hóa 51% cổ phần của tập đoàn Repsol (Tây Ban Nha) tại công ty dầu mỏ YPF hồi tháng 4 vừa qua và gây nên cuộc chiến thương mại giữa EU và quốc gia Nam Mỹ.
Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại EU Ca-thơ-rin A-xtơn (Catherine Ashton) cho rằng, quyết định quốc hữu hóa trên của Ác-hen-ti-na đã phát đi "tín hiệu rất tiêu cực" đối với giới đầu tư toàn cầu. Theo bà C.A-xtơn, quyết định này là hồi chuông cảnh báo các nhà tư bản tài chính quốc tế và "có thể gây phương hại nghiêm trọng" đối với lòng tin của giới đầu tư tại Ác-hen-ti-na. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Giô-dê Ma-nu-en Ba-rô-xô (Jose Manuel Barroso) cũng bày tỏ thất vọng trước quyết định của Chính phủ Ác-hen-ti-na , đồng thời cho biết, EU đề nghị Bu-ê-nốt Ai-rết tôn trọng các cam kết và nghĩa vụ quốc tế.
Nghị viện châu Âu (EP) trong tháng đã ra nghị quyết lên án Ác-hen-ti-na vì quyết định quốc hữu hóa công ty YPF thuộc tập đoàn dầu khí Repsol của Tây Ban Nha, đồng thời yêu cầu EU kiện Bu-ê-nốt Ai-rét lên Tổ chức Thương mại Thế giới. EP cũng yêu cầu EU xem xét "khả năng ngừng một phần ưu đãi thuế đơn phương" như một biện pháp trừng phạt bất cứ nước nào có ý định quốc hữu hóa tài sản của một công ty châu Âu. EP đã gọi quyết định quốc hữu hóa trên của Ác-hen-ti-na là "cuộc tấn công nhằm vào việc thực thi doanh nghiệp tự do và nguyên tắc rõ ràng về pháp lý", tác nhân sẽ làm tổn hại tới môi trường đầu tư của nước này. Nghị quyết trên, được hầu hết các đảng lớn trong EP có trụ sở tại Xtra-xbuốc (Strasbourg) ủng hộ, cũng kêu gọi Ủy ban châu Âu đưa vấn đề này ra WTO và G20 cũng như nghiên cứu các biện pháp để bảo vệ tốt hơn các lợi ích của EU trong tương lai.
Giới phân tích cho rằng việc Ác-hen-ti-na quyết định quốc hữu hóa YPE có thể giúp nước này bớt lệ thuộc vào nhập khẩu năng lượng bởi trong năm 2011, Ác-hen-ti-na đã phải chi 9,4 tỉ USD cho nhập khẩu dầu khí và dự kiến con số này sẽ tăng lên 10 tỉ USD trong năm nay. Tuy nhiên, giới phân tích cũng cho biết, động thái trên của Ác-hen-ti-na đồng thời có thể tác động tiêu cực tới vấn đề đầu tư nước ngoài.
Ngày 25-5, liên minh này đã chính thức đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm chống lại việc Ác-hen-ti-na áp đặt những hạn chế nhập khẩu. Trong một cuộc họp báo với đại diện 19 đối tác thương mại toàn cầu tại Brúc-xen (Brussels) Bỉ, Ủy viên Thương mại EU Ca-ren Đờ Gút-chơ (Karel De Gucht) tuyên bố rằng, những hạn chế nhập khẩu của Ác-hen-ti-na đã vi phạm luật lệ mậu dịch quốc tế và cần phải được dỡ bỏ.
Đáp lại động thái của EU, Tổng thống Ác-hen-ti-na Cri-xti-na Kít-xnơ (Cristina Kirchner) đã bác bỏ những cáo buộc về bảo hộ mậu dịch và tái khẳng định rằng các mức thuế quan mà nước này đang áp đặt vẫn thấp hơn so với các quốc gia phát triển. Bà C.Kít-xnơ nói rằng: "Đây rõ ràng là một kiểu bảo hộ về pháp lý của các nước phát triển". Theo bà, một số nền kinh tế châu Âu áp thuế 159% đối với sản phẩm bơ, 126% đối với thịt, và trong khi các nhà sản xuất gạo Ác-hen-ti-na phải đối mặt với mức thuế 450% ở thị trường Nhật Bản, thì ngay tại Ác-hen-ti-na mức thuế này chỉ là 35%. Bên cạnh đó, phía Ác-hen-ti-na cũng cho biết, nước này cũng có kế hoạch kiện Mỹ đang có những biện pháp hạn chế nhập khẩu thịt bò và trái cây từ Ác-hen-ti-na./.
Phía Mỹ cho rằng, Bu-ê-nốt Ai-rết thường xuyên áp dụng các quy định cấp phép nhập khẩu không rõ ràng, qua đó hạn chế một cách bất công hàng xuất khẩu của Mỹ. Ngoài ra, văn phòng đại diện thương mại Mỹ cho biết, Bu-ê-nốt Ai-rết còn yêu cầu các đối tác Ác-hen-ti-na nhập khẩu hàng của Mỹ cũng phải xuất khẩu sang Mỹ một lượng tương tự hàng hóa của nước này.
Trước đó, ngày 26-3-2012, Chính quyền Mỹ đã tuyên bố cắt giảm các ưu đãi thuế quan đối với Ác-hen-ti-na sau khi Bu-ê-nốt Ai-rết không bồi thường thiệt hại cho hai công ty của Mỹ là công ty Azurix Corp và Blue Ridge Investment theo phán quyết của Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế (ICSID) thuộc Ngân hàng Thế giới (WB).
Phát biểu trước báo giới, Đại diện Thương mại Mỹ Rôn Cớt (Ron Kirk) cho biết Oa-sinh-tơn tạm thời sẽ loại Ác-hen-ti-na ra khỏi Hệ thống ưu đãi thuế quan chung (GSP) dành cho các nước đang phát triển cho tới khi quốc gia Nam Mỹ này thanh toán đầy đủ khoản tiền hơn 300 triệu USD 2 công ty trên do thua kiện tại ICSID. Theo tuyên bố này, Mỹ sẽ chấm dứt các khoản ưu đãi thuế quan đối với các mặt hàng được nhập khẩu trực tiếp từ Ác-hen-ti-na như rượu vang, thịt bò, đường và dầu ôliu....
Năm 2006, ICSID đã ra phán quyết buộc Ác-hen-ti-na phải bồi thường 165,2 triệu USD cho công ty Azurix do chính quyền tỉnh Bu-ê-nốt Ai-rết hủy hợp đồng với công ty này trong việc cung cấp nước sạch cho 72 quận và huyện tại tỉnh này hồi năm 2002. Trước đó, công ty đầu tư Blue Ridge Investment cũng kiện Ác-hen-ti-na vì hủy hợp đồng, khiến ICSID tuyên phạt nước này bồi thường 133,2 triệu USD vào năm 2005.
Ác-hen-ti-na là nước đầu tiên bị Mỹ rút tên khỏi chương trình ưu đãi thuế quan do từ chối trả tiền bồi thường theo phán quyết của ICSID. Theo các nhà phân tích, việc Ác-hen-ti-na bị loại khỏi GSP sẽ không ảnh hưởng nhiều tới trao đổi ngoại thương của quốc gia Nam Mỹ này, song lại có ý nghĩa về mặt chính trị bởi đây là sự trừng phạt mạnh nhất về kinh tế mà Mỹ dưới thời của Tổng thống Ba-rắc Ô-ba-ma (Barack Obama) áp đặt đối với Ác-hen-ti-na .
Phản ứng trước động thái trên của Mỹ, Bộ Ngoại giao Ác-hen-ti-na cho biết chính quyền nước này "lấy làm tiếc" trước việc Mỹ đơn phương đình chỉ ưu đãi thuế quan. Bộ Ngoại giao khẳng định Bu-ê-nốt Ai-rết đã luôn sẵn sàng bồi thường cho hai công ty trên, song các nhà chức trách thương mại Mỹ đã phớt lờ đề xuất giải quyết khác biệt của hai bên trong việc giải thích quy định của ICSID và yêu cầu Ác-hen-ti-na thực hiện một cơ chế trái với luật pháp nước này. Theo Bộ ngoại giao Ác-hen-ti-na, hai doanh nghiệp của Mỹ chưa bao giờ chấp nhận bắt đầu các thủ tục tại Ác-hen-ti-na để được bồi thường theo quy định của ICSID và luật pháp nước sở tại.
Cùng với đó, tranh cãi giữa EU và Ác-hen-ti-na cũng leo thang sau khi Ác-hen-ti-na quốc hữu hóa 51% cổ phần của tập đoàn Repsol (Tây Ban Nha) tại công ty dầu mỏ YPF hồi tháng 4 vừa qua và gây nên cuộc chiến thương mại giữa EU và quốc gia Nam Mỹ.
Đại diện cấp cao phụ trách an ninh và chính sách đối ngoại EU Ca-thơ-rin A-xtơn (Catherine Ashton) cho rằng, quyết định quốc hữu hóa trên của Ác-hen-ti-na đã phát đi "tín hiệu rất tiêu cực" đối với giới đầu tư toàn cầu. Theo bà C.A-xtơn, quyết định này là hồi chuông cảnh báo các nhà tư bản tài chính quốc tế và "có thể gây phương hại nghiêm trọng" đối với lòng tin của giới đầu tư tại Ác-hen-ti-na. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Giô-dê Ma-nu-en Ba-rô-xô (Jose Manuel Barroso) cũng bày tỏ thất vọng trước quyết định của Chính phủ Ác-hen-ti-na , đồng thời cho biết, EU đề nghị Bu-ê-nốt Ai-rết tôn trọng các cam kết và nghĩa vụ quốc tế.
Nghị viện châu Âu (EP) trong tháng đã ra nghị quyết lên án Ác-hen-ti-na vì quyết định quốc hữu hóa công ty YPF thuộc tập đoàn dầu khí Repsol của Tây Ban Nha, đồng thời yêu cầu EU kiện Bu-ê-nốt Ai-rét lên Tổ chức Thương mại Thế giới. EP cũng yêu cầu EU xem xét "khả năng ngừng một phần ưu đãi thuế đơn phương" như một biện pháp trừng phạt bất cứ nước nào có ý định quốc hữu hóa tài sản của một công ty châu Âu. EP đã gọi quyết định quốc hữu hóa trên của Ác-hen-ti-na là "cuộc tấn công nhằm vào việc thực thi doanh nghiệp tự do và nguyên tắc rõ ràng về pháp lý", tác nhân sẽ làm tổn hại tới môi trường đầu tư của nước này. Nghị quyết trên, được hầu hết các đảng lớn trong EP có trụ sở tại Xtra-xbuốc (Strasbourg) ủng hộ, cũng kêu gọi Ủy ban châu Âu đưa vấn đề này ra WTO và G20 cũng như nghiên cứu các biện pháp để bảo vệ tốt hơn các lợi ích của EU trong tương lai.
Giới phân tích cho rằng việc Ác-hen-ti-na quyết định quốc hữu hóa YPE có thể giúp nước này bớt lệ thuộc vào nhập khẩu năng lượng bởi trong năm 2011, Ác-hen-ti-na đã phải chi 9,4 tỉ USD cho nhập khẩu dầu khí và dự kiến con số này sẽ tăng lên 10 tỉ USD trong năm nay. Tuy nhiên, giới phân tích cũng cho biết, động thái trên của Ác-hen-ti-na đồng thời có thể tác động tiêu cực tới vấn đề đầu tư nước ngoài.
Ngày 25-5, liên minh này đã chính thức đệ đơn kiện lên Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) nhằm chống lại việc Ác-hen-ti-na áp đặt những hạn chế nhập khẩu. Trong một cuộc họp báo với đại diện 19 đối tác thương mại toàn cầu tại Brúc-xen (Brussels) Bỉ, Ủy viên Thương mại EU Ca-ren Đờ Gút-chơ (Karel De Gucht) tuyên bố rằng, những hạn chế nhập khẩu của Ác-hen-ti-na đã vi phạm luật lệ mậu dịch quốc tế và cần phải được dỡ bỏ.
Đáp lại động thái của EU, Tổng thống Ác-hen-ti-na Cri-xti-na Kít-xnơ (Cristina Kirchner) đã bác bỏ những cáo buộc về bảo hộ mậu dịch và tái khẳng định rằng các mức thuế quan mà nước này đang áp đặt vẫn thấp hơn so với các quốc gia phát triển. Bà C.Kít-xnơ nói rằng: "Đây rõ ràng là một kiểu bảo hộ về pháp lý của các nước phát triển". Theo bà, một số nền kinh tế châu Âu áp thuế 159% đối với sản phẩm bơ, 126% đối với thịt, và trong khi các nhà sản xuất gạo Ác-hen-ti-na phải đối mặt với mức thuế 450% ở thị trường Nhật Bản, thì ngay tại Ác-hen-ti-na mức thuế này chỉ là 35%. Bên cạnh đó, phía Ác-hen-ti-na cũng cho biết, nước này cũng có kế hoạch kiện Mỹ đang có những biện pháp hạn chế nhập khẩu thịt bò và trái cây từ Ác-hen-ti-na./.
Quan hệ ngoại giao giữa hai nước I-ran và Ai Cập đang được làm ấm lên  (22/08/2012)
Khởi động dự án "Hỗ trợ năng lực thực hiện Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020"  (22/08/2012)
Hà Nội tiếp tục được bầu chọn là điểm đến hấp dẫn thứ 6 châu Á  (22/08/2012)
Nga chính thức trở thành thành viên thứ 156 của WTO  (22/08/2012)
Lễ hội Du lịch - Văn hóa Việt Nam tại Nhật Bản năm 2012 được tổ chức từ ngày 11 đến 20-9  (22/08/2012)
Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trả lời chất vấn  (22/08/2012)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên