Du lịch là mũi nhọn trong phát triển kinh tế, văn hóa vùng biên giới Việt Nam - Lào
Tham dự hội thảo, về phía Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào có đồng chí Chạ Lơn Valinthanasắc, Thứ trưởng Bộ Thông tin Văn hóa và Du lịch, lãnh đạo các tỉnh Bôly khăm xay, Xiêng Khoảng, Khăm Muộn. Phía Việt Nam có đồng chí Hồ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, lãnh đạo một số bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình.
Việt Nam có trên 2.000 km đường biên giới với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Dọc biên giới có nhiều cửa khẩu Quốc tế góp phần quan trọng trong giao lưu kinh tế và phát triển du lịch giữa hai nước Việt Nam - Lào.
Việt Nam có các tỉnh biên giới Sơn La, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình , Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Kon Tum với tổng diện tích tự nhiên hơn 154.000km2, tiếp giáp với các tỉnh biên giới của nước Lào gồm: Phông Xa Lỳ, Luông Pha Băng, Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay, Khăm Muộn, Xa Van Na Khẹt, Xa La Van, Xê Kông và At Ta Pư có diện tích gần 150km2. Do vậy, các hoạt động văn hóa, du lịch các tỉnh biên giới giữa hai dân tộc, hai nước có nhiều tương đồng tạo điều kiện cho hai nước phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa du lịch và có ý nghĩa động lực đối với phát triển du lịch của cả hai nước.
Hội thảo nhằm làm rõ vai trò, tiềm năng, cơ hội cũng như hiện trạng, những trở ngại khó khăn, thách thức để tìm ra giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào theo hướng bền vững và hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế và văn hóa vùng biên giới, khắc sâu tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam - Lào. Đồng thời du lịch là một trong những mũi nhọn phát triển kinh tế, văn hóa vùng biên giới Việt Nam - Lào.
Với những điều kiện thuận lợi như văn hóa, điều kiện sinh hoạt tương đồng và có đường biên giới tiếp giáp nhiều tỉnh nên hoạt động du lịch vùng biên giới Việt Nam - Lào đang có xu hướng tăng trưởng thuận lợi, mang lợi ích thiết thực về kinh tế, giao lưu văn hóa, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào các tỉnh biên giới góp phần phát triển ngành du lịch hai nước.
Tại hội thảo, nhiều tham luận của tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An (Việt Nam), Khăm Muộn, Bô Ly Khăm Xay, Xiêng Khoảng (Lào), và các tham luận của Tổng cục Du lịch Việt Nam, Vụ phát triển Du lịch Lào ...đã nêu lên các giải pháp nhằm thu hút lượng khánh trong khu vực biết đến văn hóa cũng như những địa chỉ du lịch hấp dẫn của hai nước Việt Nam - Lào.
Thời gian tới hai nước Việt Nam - Lào đẩy mạnh hơn nữa liên kết phát triển du lịch như: phát triển hạ tầng cơ sở, vật chất kỹ thuật, xây dựng các chính sách tạo điều kiện thuận lợi du khách, đặc biệt là hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch giữa hai nước. Các tỉnh biên giới hai nước Việt Nam - Lào có nhiều di tích và danh thắng nổi tiếng, đồng thời là cửa ngõ đường bộ của Việt Nam với các nước ASEAN cũng như hướng tiếp cận du lịch Lào tới Biển Đông Việt Nam trong tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây./.
Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã vận hành trở lại  (19/08/2012)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Chăm lo sự nghiệp trồng người - cần một tầm nhìn chiến lược  (18/08/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp Hoàng tử Nhật Bản và Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Bộ trưởng Bộ An ninh Lào  (18/08/2012)
Hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Quốc hội  (18/08/2012)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên