FAO: Thế giới đối mặt với khủng hoảng lương thực
Giá dầu mỏ cao, tiêu thụ nhiên liệu sinh học tăng, những trận mưa trái mùa ở Brazil, hạn hán kéo dài ở Mỹ và ở Nga, chính sách hạn chế xuất khẩu gạo của một số nước và giá cả trên thị trường ngũ cốc kỳ hạn tăng lên, là những yếu tố đứng đằng sau sự tăng mạnh của giá lương thực trên toàn cầu.
Trong tháng 7-2012, chỉ số giá lương thực thực phẩm của FAO - chỉ số biểu thị sự thay đổi giá hàng tháng của giỏ lương thực, thực phẩm trên thế giới, trong đó có ngũ cốc, hạt có dầu, bơ sữa, thịt và đường - trung bình tăng 12 điểm (6%) lên 213 điểm, sau khi giảm trong ba tháng trước đó, do thời tiết khắc nghiệt ở một số nước trong thời gian gần đây.
Tuy con số này có thấp hơn mức kỷ lục 238 điểm hồi tháng 2-2011, nhưng vẫn cao hơn so với thời điểm khủng hoảng giá lương thực năm 2007-2008.
Giá ngũ cốc đã tăng vọt trước những đồn đoán rằng các nước sản xuất ngũ cốc ở biển Đen, nhất là Nga, có thể hạn chế xuất khẩu do hạn hán tác động đến mùa vụ.
Thị trường ngũ cốc cũng "phớt lờ" những tuyên bố của các quan chức Nga rằng nước này chưa có cơ sở nào để cấm xuất khẩu ngũ cốc trong năm nay, dù không bác bỏ khả năng áp thuế xuất khẩu sau thời điểm cuối năm 2012.
Chỉ số giá ngũ cốc trong tháng 7-2012 đã tăng tới 17% so với tháng trước đó, trong đó giá ngô tăng gần 33% và giá lúa mì tăng 19%.
Chỉ số giá đường trong cùng thời gian này tăng 12%, do mưa trái mùa đã ảnh hưởng đến việc thu hoạch mía ở Brazil - nước sản xuất đường lớn nhất thế giới.
Ngoài ra, mùa gió mùa đến muộn lại ít mưa ở Ấn Độ và tình trạng thiếu mưa tại Australia cũng là nhân tố ảnh hưởng đến vụ mía đường của hai quốc gia này.
Tuy nhiên, chỉ số giá gạo, sữa và các sản phẩm làm từ sữa vẫn duy trì sự ổn định trong tháng 7-2012, trong khi chỉ số giá thịt các loại giảm 1,7% do giá thịt lợn giảm mạnh.
Giá lương thực thực phẩm tăng cao sẽ ảnh hưởng đến những nước nghèo nhất trên thế giới bởi những nước này sẽ phải chi nhiều tiền hơn để nhập khẩu, do sản lượng trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu.
Tổ chức Oxfam cho biết tình trạng giá ngũ cốc tăng cao có nguy cơ đẩy hàng triệu người trên toàn thế giới vào tình trạng bị đói và thiếu dinh dưỡng, trong bối cảnh thế giới hiện đã có gần 1 tỷ người lâm vào tình cảnh này./.
Việt Nam gửi điện thăm hỏi tình hình lũ lụt tại Philippines  (11/08/2012)
Nga khánh thành thêm hai cây cầu phục vụ APEC  (11/08/2012)
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chủ trì phiên họp thứ 6 Ban Chỉ đạo Cải cách Tư pháp Trung ương  (10/08/2012)
Phê duyệt danh mục dự án phát triển giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp - ứng dụng  (10/08/2012)
Đà Nẵng: Bầu trực tiếp Bí thư Thành Đoàn  (10/08/2012)
Hội thảo tham vấn về dự thảo Luật Hợp tác xã (sửa đổi)  (10/08/2012)
- Tỉnh Quảng Nam tích cực chuẩn bị tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025 - 2030
- Thúc đẩy quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên