Kinh tế thế giới chứa đựng nhiều rủi ro
Sự thay đổi triển vọng kinh tế toàn cầu, ngoài những tác động từ sự trì trệ của nền kinh tế châu Âu và sự tăng trưởng chậm hơn dự báo ở một số nước công nghiệp phát triển lớn như Mỹ (giảm 0,1% xuống còn 2%); Anh (giảm 0,6% xuống còn 0,2%) và Pháp (giảm 0,1% xuống còn 0,3%), chủ yếu do tăng trưởng chậm lại ở các nền kinh tế lớn mới nổi như Trung Quốc, Ấn Độ, Brasil.
Kinh tế châu Âu vẫn rơi vào tình trạng ảm đạm và trì trệ với sự sụt giảm sản lượng sản xuất, chỉ số niềm tin kinh doanh giảm, thất nghiệp cao và những rủi ro lớn trong khu vực tài chính ngân hàng.
Kinh tế Mỹ tiếp tục phục hồi chậm: chỉ số sản xuất đạt thấp, giải quyết việc làm vẫn gặp nhiều khó khăn; cuộc khủng hoảng nợ công châu Âu và sự bế tắc trong chính sách tài chính của Mỹ là hai nguy cơ lớn nhất làm chậm sự phục hồi của nền kinh tế này.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc năm 2012 và 2013 cũng được dự báo giảm lần lượt là 8% (giảm 0,2%) và 8,5% (giảm 0,3%). Sự suy giảm trong một thời gian dài của Trung Quốc có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế thế giới bởi Trung Quốc nhập khẩu một lượng lớn dầu mỏ, quặng sắt và nhiều hàng hóa khác từ Australia, Brasil và châu Phi. Các quốc gia ở châu Á coi Trung Quốc là thị trường xuất khẩu chủ đạo cũng sẽ bị tác động mạnh.
Các nền kinh tế mới nổi khác như Brasil và Ấn Độ cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức: nhu cầu tiêu thụ suy giảm cả trong và ngoài nước; những tác động tiêu cực từ lãi suất tăng cao và các chính sách thắt chặt nhằm hạ nhiệt nền kinh tế phát triển quá nóng được áp dụng trước đó; các nhà đầu tư ngày càng hoài nghi về triển vọng tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển dẫn đến hiện tượng thoái vốn và đồng nội tệ giảm giá.
Tình hình thương mại thế giới sẽ vẫn còn nhiều khó khăn do tác động của khủng hoảng nợ công châu Âu. Những căng thẳng địa chính trị ngày càng leo thang ở Trung Đông tiếp tục đe dọa nguồn cung dầu thế giới, gây áp lực tăng giá giá dầu thô thế giới.
Việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ dự kiến đưa ra chương trình kích thích kinh tế mới sau khi số đơn xin trợ cấp thất nghiệp bất ngờ tăng mạnh trở lại còn hoạt động sản xuất thì yếu đi cũng gây áp lực tăng giá dầu.
Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới cũng đón nhận những tín hiệu tích cực từ sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Nhật Bản và sự tăng trưởng vững chắc của nền kinh tế Đức. IMF đã nâng mức dự báo tăng trưởng của Nhật Bản lên 2,4% trong năm 2012 (tăng 0,4%) và Đức lên 1% (tăng 0,4%). Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đang trở thành mục tiêu hàng đầu trong chính sách tiền tệ của nhiều nền kinh tế trên thế giới do tốc độ tăng trưởng kinh tế suy giảm, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng và niềm tin tiêu dùng và đầu tư giảm./.
Phê duyệt Quy hoạch phát triển viễn thông quốc gia đến năm 2020  (30/07/2012)
Triển lãm chuyên đề về chủ quyền biên giới Việt Nam  (30/07/2012)
Thổ Nhĩ Kỳ triển khai quân tới biên giới giáp Syria  (30/07/2012)
Khu vực đồng euro sẵn sàng phối hợp với ECB cứu đồng tiền chung  (30/07/2012)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên