Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc hội đàm
18:56, ngày 12-07-2012
Bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 45 (AMM 45) và các hội nghị liên quan đang diễn ra tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia, chiều 11-7-2012, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đã có cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Hai bên đã trao đổi ý kiến về quan hệ hai nước thời gian qua, các biện pháp thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt - Trung trong thời gian tới cũng như tình hình quốc tế và khu vực cùng quan tâm.
Về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, hai bên khẳng định coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, cho rằng quan hệ hai nước phát triển lành mạnh ổn định, hợp tác trên các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả là phù hợp với lợi ích chung căn bản của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.
Hai bên nhất trí cho rằng, trong thời gian tới hai bên cần tiếp tục duy trì các hoạt động trao đổi đoàn các cấp giữa hai nước, đặc biệt là tăng cường trao đổi và tiếp xúc cấp cao; thúc đẩy giao lưu hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước, nhất là giữa các cấp, các ngành, các địa phương, các tầng lớp nhân dân, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại cũng như thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực mà hai bên còn nhiều tiềm năng, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải...
Hai Bộ trưởng nhất trí cho rằng trong thời gian tới hai Bộ Ngoại giao cần tiếp tục tăng cường phối hợp, đóng góp thiết thực và hiệu quả đối với hợp tác giữa hai bên trong các lĩnh vực nói trên.
Về vấn đề trên biển, hai bên khẳng định giải quyết mọi bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị, cùng tôn trọng và quan tâm tới lợi ích chính đáng của nhau, căn cứ những nhận thức chung đã đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước và Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã nêu quan ngại của Việt Nam đối với những diễn biến phức tạp gần đây tại Biển Đông, phản đối việc thành lập thành phố Tam Sa và việc công khai mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định phải tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)./.
Về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, hai bên khẳng định coi trọng quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, cho rằng quan hệ hai nước phát triển lành mạnh ổn định, hợp tác trên các lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả là phù hợp với lợi ích chung căn bản của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực và thế giới.
Hai bên nhất trí cho rằng, trong thời gian tới hai bên cần tiếp tục duy trì các hoạt động trao đổi đoàn các cấp giữa hai nước, đặc biệt là tăng cường trao đổi và tiếp xúc cấp cao; thúc đẩy giao lưu hữu nghị và hợp tác toàn diện giữa hai nước, nhất là giữa các cấp, các ngành, các địa phương, các tầng lớp nhân dân, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại cũng như thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực mà hai bên còn nhiều tiềm năng, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải...
Hai Bộ trưởng nhất trí cho rằng trong thời gian tới hai Bộ Ngoại giao cần tiếp tục tăng cường phối hợp, đóng góp thiết thực và hiệu quả đối với hợp tác giữa hai bên trong các lĩnh vực nói trên.
Về vấn đề trên biển, hai bên khẳng định giải quyết mọi bất đồng thông qua đàm phán hòa bình, hữu nghị, cùng tôn trọng và quan tâm tới lợi ích chính đáng của nhau, căn cứ những nhận thức chung đã đạt được giữa Lãnh đạo cấp cao hai nước và Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh đã nêu quan ngại của Việt Nam đối với những diễn biến phức tạp gần đây tại Biển Đông, phản đối việc thành lập thành phố Tam Sa và việc công khai mời thầu 9 lô dầu khí trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Bộ trưởng Phạm Bình Minh khẳng định phải tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)./.
Gặp mặt đoàn đại biểu Chiến sĩ tinh nhuệ ba miền Bắc - Trung - Nam  (12/07/2012)
Phải làm rõ trách nhiệm mới giải tỏa bức xúc của người dân  (12/07/2012)
Chủ động phối hợp giải quyết các nhu cầu liên quan đến tôn giáo theo đúng chính sách, pháp luật  (12/07/2012)
Tăng cường bảo vệ và phát huy giá trị tài liệu lưu trữ  (12/07/2012)
Nam Sudan với sinh nhật buồn  (12/07/2012)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên