Đưa đối tác chiến lược Việt-Nhật đi vào chiều sâu
21:42, ngày 20-03-2012
Chiều 20-3, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp nguyên Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama đang có chuyến thăm, làm việc tại Việt Nam.
Chào mừng nguyên Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama và hiện là Chủ tịch Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt sang thăm làm việc tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết, trong thời gian qua, quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Nhật Bản tiếp tục có những bước phát triển hết sức tốt đẹp.
Hiện Nhật Bản là một trong những nhà đầu tư, bạn hàng lớn của Việt Nam, năm 2011 kim ngạch thương mại 2 chiều giữa 2 nước tăng 30%. Những kết quả đạt được trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản đã mang lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển chung của cả 2 nước.
Là người bạn thân thiết, là đối tác chiến lược của Nhật Bản, Việt Nam chúc mừng những thành tựu to lớn trong công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước của Nhật Bản sau thảm họa kép động đất và sóng thần xảy ra hồi tháng 3/2011 vừa qua. Trong khả năng của mình, Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ Nhật Bản trong công cuộc tái thiết đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cảm ơn Chính phủ Nhật Bản trong điều kiện khó khăn vẫn tiếp tục dành ODA cho Việt Nam; khẳng định Việt Nam sẽ quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA nhằm phục vụ cho các mục tiêu phát triển đất nước.
Việt Nam mong muốn cùng với Nhật Bản tiếp tục nỗ lực hơn nữa để đưa quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, bền vững; đề nghị 2 bên tăng cường các chuyến thăm lẫn nhau ở các cấp, trong đó có các chuyến thăm của các đoàn nghị sĩ Quốc hội 2 nước nhằm tăng cường quan hệ và sự hiểu biết lẫn nhau giữa 2 nước, 2 dân tộc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội Nhật Bản ủng hộ hoạt động viện trợ ODA cho Việt Nam, nhất là ODA cho đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải; cho lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu. Quốc hội Nhật Bản ủng hộ các doanh nghiệp của Nhật Bản sang Việt Nam đầu tư theo hình thức PPP; thúc đẩy hợp tác về giáo dục-đào tạo, văn hóa, an ninh, quốc phòng; mong muốn Nhật Bản dành thêm chỉ tiêu học bổng cho sinh viên Việt Nam sang theo học ở Nhật Bản; cũng như thúc đẩy các hoạt động giao lưu nhân dân giữa 2 nước.
Đánh giá cao sáng kiến của Nhật Bản về hợp tác tiểu vùng sông Mekong, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Nhật Bản tiếp tục hợp tác, tài trợ cho các dự án nghiên cứu nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên sông Mekong.
Nguyên Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama bày tỏ cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ hiệu quả của Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với Nhật Bản sau thảm họa động đất, sóng thần hồi tháng 3-2011.
Theo nguyên Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama, bên cạnh hoạt động thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, hai bên cần đẩy mạnh hợp tác về năng lượng, khai thác đất hiếm, ứng phó với biến đổi hậu… là những lĩnh vực mà tiềm năng hợp tác giữa 2 nước còn rất lớn.
Nguyên Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama cũng bày tỏ mong muốn Việt Nam tạo các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Nhật Bản sang hợp tác đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam; khẳng định sẽ tiếp tục có những đóng góp thiết thực trong việc vun đắp và phát triển quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Nhật Bản, nhất là thúc đẩy các hoạt động hợp tác giữa 2 nước trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, viện trợ phát triển...
Chiều cùng ngày, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt-Nhật đã thân mật tiếp Đoàn nghị sỹ Nhật Bản do Ngài Yukio Hatoyama, nguyên Thủ tướng Nhật Bản, Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật-Việt dẫn đầu, đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam./.
Hiện Nhật Bản là một trong những nhà đầu tư, bạn hàng lớn của Việt Nam, năm 2011 kim ngạch thương mại 2 chiều giữa 2 nước tăng 30%. Những kết quả đạt được trong quan hệ hợp tác Việt Nam-Nhật Bản đã mang lại lợi ích thiết thực cho sự phát triển chung của cả 2 nước.
Là người bạn thân thiết, là đối tác chiến lược của Nhật Bản, Việt Nam chúc mừng những thành tựu to lớn trong công cuộc tái thiết, xây dựng đất nước của Nhật Bản sau thảm họa kép động đất và sóng thần xảy ra hồi tháng 3/2011 vừa qua. Trong khả năng của mình, Việt Nam luôn sẵn sàng hợp tác, hỗ trợ Nhật Bản trong công cuộc tái thiết đất nước.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng cảm ơn Chính phủ Nhật Bản trong điều kiện khó khăn vẫn tiếp tục dành ODA cho Việt Nam; khẳng định Việt Nam sẽ quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA nhằm phục vụ cho các mục tiêu phát triển đất nước.
Việt Nam mong muốn cùng với Nhật Bản tiếp tục nỗ lực hơn nữa để đưa quan hệ đối tác chiến lược giữa 2 nước ngày càng đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, bền vững; đề nghị 2 bên tăng cường các chuyến thăm lẫn nhau ở các cấp, trong đó có các chuyến thăm của các đoàn nghị sĩ Quốc hội 2 nước nhằm tăng cường quan hệ và sự hiểu biết lẫn nhau giữa 2 nước, 2 dân tộc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội Nhật Bản ủng hộ hoạt động viện trợ ODA cho Việt Nam, nhất là ODA cho đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông vận tải; cho lĩnh vực ứng phó với biến đổi khí hậu. Quốc hội Nhật Bản ủng hộ các doanh nghiệp của Nhật Bản sang Việt Nam đầu tư theo hình thức PPP; thúc đẩy hợp tác về giáo dục-đào tạo, văn hóa, an ninh, quốc phòng; mong muốn Nhật Bản dành thêm chỉ tiêu học bổng cho sinh viên Việt Nam sang theo học ở Nhật Bản; cũng như thúc đẩy các hoạt động giao lưu nhân dân giữa 2 nước.
Đánh giá cao sáng kiến của Nhật Bản về hợp tác tiểu vùng sông Mekong, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Nhật Bản tiếp tục hợp tác, tài trợ cho các dự án nghiên cứu nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững nguồn tài nguyên sông Mekong.
Nguyên Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama bày tỏ cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ hiệu quả của Nhà nước và nhân dân Việt Nam đối với Nhật Bản sau thảm họa động đất, sóng thần hồi tháng 3-2011.
Theo nguyên Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama, bên cạnh hoạt động thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, hai bên cần đẩy mạnh hợp tác về năng lượng, khai thác đất hiếm, ứng phó với biến đổi hậu… là những lĩnh vực mà tiềm năng hợp tác giữa 2 nước còn rất lớn.
Nguyên Thủ tướng Nhật Bản Yukio Hatoyama cũng bày tỏ mong muốn Việt Nam tạo các điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của Nhật Bản sang hợp tác đầu tư, làm ăn lâu dài tại Việt Nam; khẳng định sẽ tiếp tục có những đóng góp thiết thực trong việc vun đắp và phát triển quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam-Nhật Bản, nhất là thúc đẩy các hoạt động hợp tác giữa 2 nước trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, viện trợ phát triển...
Chiều cùng ngày, tại Trụ sở Trung ương Đảng, đồng chí Tô Huy Rứa, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt-Nhật đã thân mật tiếp Đoàn nghị sỹ Nhật Bản do Ngài Yukio Hatoyama, nguyên Thủ tướng Nhật Bản, Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật-Việt dẫn đầu, đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam./.
Tăng cường quan hệ hai đảng cộng sản Việt Nam - Bulgaria  (20/03/2012)
Việt Nam dự Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân tại Hàn Quốc  (20/03/2012)
Hà Nội quán triệt NQ TW 4 tới các cán bộ chủ chốt  (20/03/2012)
Myanmar đã mời ASEAN giám sát bầu cử quốc hội  (20/03/2012)
Chính phủ họp bàn chuyên đề xây dựng pháp luật  (20/03/2012)
Tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác Việt Nam - Myanmar  (20/03/2012)
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
- Mối quan hệ giữa già hóa dân số và tăng trưởng kinh tế: Kinh nghiệm của Nhật Bản và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên