Tiếp tục nâng cao chất lượng dạy nghề cho nông dân vùng duyên hải miền Trung
14:53, ngày 09-02-2012
TCCS - Trong những năm qua, trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh sẵn có và sự đầu tư mạnh mẽ của Trung ương, khu vực duyên hải miền Trung đã có những phát triển khởi sắc. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn bộc lộ những hạn chế cần sớm được khắc phục. Do đó, việc tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân vùng duyên hải miền Trung là thực sự cần thiết, để góp phần thực hiện hiệu quả Chiến lược Biển Việt Nam.
Từ Quảng Bình tới Khánh Hòa, các tỉnh duyên hải miền Trung (DHMT) có gần 1.200 km bờ biển, diện tích tự nhiên là 51.067,2 km2, số dân là 9,636 triệu người, gìn giữ chủ quyền lãnh hải rộng hơn nửa triệu ki-lô-mét vuông. Những năm qua, với sự nỗ lực vươn lên, các tỉnh DHMT đang tích cực xây dựng trục kinh tế biển, đảo ngày càng vững mạnh, bao trùm nhiều mặt, như: Giao lưu thương mại, đầu tư kinh tế kỹ thuật, hình thành các khu công nghiệp, các đặc khu kinh tế, các chuỗi đô thị; hệ thống cảng biển, dịch vụ, du lịch, công trình quốc phòng, an ninh; công nghiệp khai thác và chế biến hải sản, khai thác khoáng sản, dầu khí... Và chính việc phát triển trục kinh tế biển, đảo đó đã phát triển các ngành khoa học, kỹ thuật, dịch vụ, tài chính, ngân hàng..., tạo bước chuyển lớn trong đời sống xã hội. Hội tụ tất cả những điều đó đã tạo nên một vùng DHMT có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về địa lý, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh.
Khái quát thực trạng nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực của vùng DHMT thuộc nhóm nhân lực trẻ khá dồi dào. Theo thống kê năm 2009, dân số của cả vùng là trên 9 triệu người, dân số nông thôn chiếm 66%, dân số thành thị chiếm 34%. Lực lượng lao động toàn vùng là 4,8 triệu người; trong đó, số người đang làm việc trong các ngành kinh tế là 4,66 triệu người, chiếm 96%. Trong số lao động đang làm việc, lao động ở thành thị là 1,48 triệu người, chiếm 31,7%, lao động ở nông thôn là 3,18 triệu người, chiếm 68,3%; trong đó, lao động làm nghề nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 53%.
Hiện nay, chưa có một định nghĩa rõ ràng về kinh tế biển, nhưng chúng ta có thể hiểu kinh tế biển: là toàn bộ hoạt động kinh tế liên quan đến biển và có thể chia ra 2 nhóm chính. Nhóm thứ nhất bao gồm toàn bộ những hoạt động kinh tế diễn ra trên biển như: kinh tế hàng hải (vận tải biển, khai thác cảng biển, dịch vụ liên quan); hải sản (đánh bắt, nuôi trồng, khai thác cảng cá); khai thác dầu khí trên biển; du lịch biển; nghề muối biển; dịch vụ tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển; kinh tế hải đảo. Nhóm thứ hai là những hoạt động kinh tế có thể không diễn ra trực tiếp trên biển, nhưng dựa vào yếu tố biển và diễn ra từ đất liền như: đóng và sửa chữa tàu biển; công nghiệp chế biến dầu khí; công nghiệp chế biến hải sản; cung cấp dịch vụ; thông tin liên lạc biển; nghiên cứu khoa học; điều tra cơ bản về tài nguyên và môi trường biển; đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển; bảo vệ môi trường, sinh thái biển. Để phát triển các ngành kinh tế biển nêu trên, vấn đề mấu chốt là phải có nguồn nhân lực và trình độ khoa học công nghệ đáp ứng được nhu cầu khai thác, chế biến, quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên biển.
|
Định hướng phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn
Theo định hướng phát triển, trong giai đoạn 2011 - 2020, vùng DHMT sẽ trở thành khu vực phát triển năng động có tốc độ tăng trưởng nhanh và bền vững. Các ngành kinh tế công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp được phát triển theo hướng hiện đại, hiệu quả, phát triển theo chiều sâu. Cơ cấu công nghiệp và dịch vụ chiếm ưu thế trong cơ cấu kinh tế của vùng. Đến năm 2020, miền Trung về cơ bản là vùng phát triển công nghiệp của cả nước; tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch vụ chiếm 65%, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng lao động xã hội còn khoảng 35%.
Với lợi thế có vùng biển rộng lớn, khai thác tiềm năng biển là một trong những định hướng chiến lược của các tỉnh DHMT. Với định hướng phát triển như vậy, nhu cầu nhân lực của vùng cho các ngành kinh tế, đặc biệt cho các ngành nông nghiệp là rất lớn. Theo Quy hoạch, phát triển nhân lực Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 (bao gồm cả Bắc Trung Bộ và DHMT), nhu cầu nhân lực là 13 triệu người, trong đó lao động qua đào tạo nghề khoảng 6,6 triệu người, chiếm 50,4%. Quy mô nhân lực qua đào tạo trong thời gian 2011 - 2020, tăng khoảng 5 triệu người, bình quân mỗi năm tăng khoảng 500.000 người.
Khảo sát thực tế ở một số địa phương trong vùng cho thấy, lao động nông thôn có nhu cầu học nghề chiếm khoảng 12% - 15% trong tổng số lao động nông thôn. Cụ thể là, tại Quảng Nam, một số nghề/nhóm nghề gắn với kinh tế biển, người dân có nhu cầu học nghề khá cao (khai thác, chế biến hải sản có 4.600 người, nuôi trồng thủy sản 4.000 người). Đối với nghề thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá, nhu cầu học nghề của người lao động ở các địa phương trong vùng là rất lớn (Quảng Ngãi: 4.500 người, Bình Định: 6.400 người, Phú Yên: 5.800 người, Bình Thuận: 6.800 người…) Những nghề gắn với sản xuất nông nghiệp, nhiều địa phương như ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa… người lao động có nhu cầu học nghề rất nhiều, thuộc các lĩnh vực, như: kỹ thuật trồng lúa cao sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm; nuôi trồng thủy sản nước ngọt, thú y… Một số nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp cũng được người dân quan tâm, có nhu cầu học nghề, như: dệt may, cơ khí, kỹ thuật điện, điện tử, điện lạnh, công nghệ thông tin, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, các nghề thủ công mỹ nghệ và nghề truyền thống… Do đó, để đáp ứng nhu cầu lao động cho vùng, đào tạo nghề cho lao động nông thôn sẽ được triển khai theo một số hướng sau:
- Tập trung đào tạo nhân lực phục vụ phát triển kinh tế biển, đảo, vùng ven biển, bao gồm dạy các nghề máy tàu, kỹ năng đánh bắt cá xa bờ, sơ chế hải sản. Gắn dạy nghề với các kỹ năng hoạt động dài ngày trên biển, kỹ năng phòng, chống hải tặc, xâm chiếm…, nhằm góp phần bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền biển, đảo của Việt Nam.
- Đào tạo những nghề cho lao động nông thôn ở các địa phương ven biển, gắn với khai thác biển, như: sản xuất muối, chế biến thủy hải sản, các dịch vụ nghề cá…
- Dạy nghề cho lao động nông thôn để chuyển dịch sang các nghề phi nông nghiệp, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở từng địa phương; gắn dạy nghề với giải quyết việc làm; dạy nghề phục vụ cho các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn.
- Tiếp tục phát triển dạy các nghề nông nghiệp, nâng cao kỹ năng nghề cho người lao động, nhằm tăng năng suất lao động, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội.
Trong thời gian tới, theo chúng tôi, cần tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động các nghề đánh bắt cá xa bờ và chế biến thủy, hải sản. Đồng thời, mở rộng đào tạo các nghề khác cho lao động nông thôn, tập trung vào đối tượng thanh niên ở tất cả các tỉnh, thành trong vùng, nhằm tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi cho họ tìm kiếm việc làm, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định xã hội.
Tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho nông dân
Để thực hiện hiệu quả Chiến lược Biển Việt Nam, công tác đào tạo nguồn nhân lực nói chung, nguồn nhân lực khu vực nông thôn nói riêng phục vụ phát triển kinh tế biển, đảo, vùng ven biển phải được quan tâm đầu tư, phát triển mạnh mẽ hơn nữa; trước mắt tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:
Một là, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và toàn xã hội về vị trí của đào tạo nghề trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của kinh tế vùng; gắn dạy nghề với định hướng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; đồng thời, gắn dạy nghề với nâng cao nhận thức về quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của vùng nói riêng và quốc gia nói chung.
Theo ước tính, ở vùng biển các tỉnh DHMT có khoảng 600 loài cá; trong đó, cá nổi và cá gần bờ chiếm gần 70%; trữ lượng cá biển khoảng 520.000 tấn, hằng năm, khả năng khai thác cho phép khoảng 280.000 tấn. Ngoài ra, với đường bờ biển dài, độ mặn nước biển cao, mỗi năm các tỉnh DHMT sản xuất từ 30% - 35% sản lượng muối của toàn quốc. Ngoài việc cung cấp muối ăn còn cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp hóa chất và các ngành công nghiệp khác. |
Ba là, triển khai một số mô hình dạy nghề cho lao động nông thôn, như mô hình dạy nghề cho lao động đánh bắt cá xa bờ; mô hình dạy nghề trong các làng nghề truyền thống; dạy nghề hướng dẫn du lịch theo nhu cầu thị trường, dạy nghề gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, dạy nghề theo địa chỉ, dạy nghề cho khu công nghiệp, cho xuất khẩu lao động.
Đẩy mạnh sự phối hợp về dạy nghề giữa: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các địa phương trong vùng năm 2011 - 2012 về đào tạo một số nghề, như: kỹ năng đánh bắt cá xa bờ, sửa chữa máy tàu, sơ chế, bảo quản hải sản…(năm 2011 đã tổ chức được 8 lớp).
Bốn là, mở rộng, đa dạng hóa hình thức các hoạt động đào tạo (theo các hình thức vừa học vừa làm, kết hợp trong các trường dân tộc nội trú, dạy nghề tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, trong các làng nghề...) phù hợp để dạy nghề, hướng nghiệp, nhằm tăng nhanh quy mô đào tạo đối với thanh niên các dân tộc thiểu số, các xã miền núi và vùng ven biển, hải đảo đặc biệt khó khăn để tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và cải thiện đời sống cho đồng bào.
Năm là, hình thành các cơ sở dạy nghề trong các khu kinh tế (mỗi khu kinh tế có ít nhất một cơ sở dạy nghề) để tiếp nhận lao động nông thôn trong khu vực có khu kinh tế vào học nghề và làm việc. Khuyến khích mọi tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đầu tư cho phát triển dạy nghề, mở cơ sở dạy nghề để dạy nghề cho lao động nông thôn.
Sáu là, tập trung đầu tư đồng bộ cho một số nghề, trong đó có nghề liên quan đến đánh bắt cá xa bờ, bao gồm đầu tư thiết bị, chương trình, học liệu… Mặt khác, để nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho vùng, cần đầu tư phát triển một số nghề trọng điểm, trong đó có các nghề đạt đẳng cấp quốc tế và khu vực(1)./.
-------------------------------------------------
(1) Ngày 7-7-2011, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định số 826/QĐ-LĐTBXH, phê duyệt nghề trọng điểm và trường được chọn nghề trọng điểm để hỗ trợ đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2011 - 2015; vùng DHMT có 35 trường được lựa chọn nghề trọng điểm đề được hỗ trợ đầu tư
Việt Nam và Lào ký thỏa thuận hợp tác truyền hình  (08/02/2012)
Năng lượng gió vẫn lên ngôi bất chấp khủng hoảng  (08/02/2012)
Hợp tác Pháp - Việt trong lĩnh vực quy hoạch đô thị  (08/02/2012)
Thủ tướng tiếp chủ tịch Ex-Im Bank và đại sứ Brazil  (08/02/2012)
Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh thăm Malaysia  (08/02/2012)
"Tạo điểm nhấn để Ninh Bình thành trọng điểm du lịch"  (08/02/2012)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên