Công bố 4 Luật: Lưu trữ, Đo lường, Khiếu nại, Tố cáo
Cả bốn Luật này được thông qua tại kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII và có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2012.
Khẳng định vị trí quan trọng của tài liệu lưu trữ, công tác lưu trữ
Luật Lưu trữ gồm 7 Chương, 42 Điều. Luật quy định về hoạt động lưu trữ, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động lưu trữ; đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ lưu trữ; hoạt động dịch vụ lưu trữ và quản lý về lưu trữ.
Luật áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chính chính trị-xã hội, tổ chức chính trị, xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân và cá nhân.
Lần đầu tiên, Luật quy định thời hạn được phép sử dụng rộng rãi đối với các tài liệu có đóng dấu chỉ các mức độ mật, cụ thể: "Sau 40 năm kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu có dấu mật nhưng chưa được giải mật", "Sau 60 năm kể từ năm công việc kết thúc đối với tài liệu có đóng dấu tối mật, tuyệt mật nhưng chưa được giải mật" (Điều 30).
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng tài liệu lưu trữ có các nghĩa vụ: "chỉ dẫn số lưu trữ, độ gốc của tài liệu lưu trữ và cơ quan tổ chức quản lý tài liệu lưu trữ; tôn trọng tính nguyên bản tài liệu khi công bố, giới thiệu, trích dẫn tài liệu lưu trữ; không xâm phạm đến lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức cá nhân; nộp phí sử dụng tài liệu lưu trữ theo quy định của pháp luật" (Điều 29).
Đảm bảo sự công bằng, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Gồm 9 Chương, 58 Điều, điểm mới của Luật Đo lường so với Pháp lệnh Đo lường năm 1999 là có một mục riêng quy định cụ thể về kiểm tra nhà nước về đo lường (quy định tại chương VII). Theo đó, Luật quy định trường hợp vi phạm hành chính về đo lường có số tiền thu lợi bất chính trong suốt quá trình vi phạm lớn hơn mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực đo lường theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì áp dụng hình thức phạt tiền với mức bằng từ 1 đến 5 lần số tiền thu lợi bất chính đó. Số tiền thu lợi bất chính phải bị tịch thu.
Cá nhân, tổ chức vi phạm còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả và thực hiện các quy định khác của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính. Chánh thanh tra Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền xử phạt đối với trường hợp này.
Luật còn quy định kiểm định đối chứng khi kiểm định định kỳ trong quá trình sử dụng phương tiện đo. Việc kiểm định đối chứng được thực hiện bởi tổ chức kiểm định khác thuộc Danh mục tổ chức kiểm định được chỉ định. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định cụ thể việc kiểm định đối chứng và phương tiện đo thuộc đối tượng phải được kiểm định đối chứng. Đây là điểm mới thứ hai nhằm bảo đảm tính khách quan, tránh sự thông đồng giữa cơ quan kiểm định và doanh nghiệp.
Tạo điều kiện thuận lợi cho công dân, cơ quan, tổ chức thực hiện quyền khiếu nại
Gồm 8 Chương, 70 Điều, Luật Khiếu nại quy định cụ thể hơn về quyền, nghĩa vụ của người khiếu nại, người bị khiếu nại, người giải quyết khiếu nại và luật sư trên cơ sở kế thừa các quy định còn phù hợp của Luật khiếu nại, tố cáo và bổ sung các quyền và nghĩa vụ này nhằm bảo đảm sự phù hợp với trình tự, thủ tục khiếu nại và giải quyết khiếu nại.
Đáp ứng yêu cầu thực tiễn cần giải quyết khiếu nại của nhiều người về cùng một nội dung, Luật Khiếu nại đã bổ sung quy định mới về trường hợp nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung. Theo đó, nhiều người khiếu nại về cùng một nội dung mà khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi nhận nội dung khiếu nại.
Nếu nhiều người khiếu nại bằng đơn thì đơn phải có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại (Khoản 4 Điều 8). Đồng thời Luật cũng bổ sung quy định về việc ra quyết định giải quyết khiếu nại trong trường hợp này (Khoản 3 Điều 31).
Việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật cũng là một trong những nội dung mới của Luật Khiếu nại. Quy định này nhằm bảo đảm các quyết định giải quyết khiếu nại được thực hiện nghiêm chỉnh. Mục 4 Chương III đã xác định về quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật; những người có trách nhiệm thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật và việc thi hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
Xác định trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo thuộc về người giải quyết tố cáo
Luật Tố cáo gồm 8 Chương và 50 Điều. Để đáp ứng yêu cầu của công tác phòng chống tham nhũng, Luật Tố cáo đã quy định một số nội dung mới về công khai nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm tố cáo.
Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo bằng các hình thức: công bố tại cuộc họp cơ quan, tổ chức nơi người bị tố cáo công tác; niêm yết tại trụ sở làm việc hoặc nơi tiếp công dân của cơ quan, tổ chức đã giải quyết tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc công khai này phải đảm bảo không tiết lộ thông tin về người tố cáo và những nội dung thuộc bí mật nhà nước.
Luật Tố cáo cũng bổ sung một chương mới (Chương V) về bảo vệ người tố cáo. Luật xác định trách nhiệm chính trong việc bảo vệ người tố cáo thuộc về người giải quyết tố cáo. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp cận thông tin về người tố cáo trong quá trình giải quyết tố cáo đều có trách nhiệm bảo đảm giữ bí mật các thông tin này không kể người tố cáo có yêu cầu hay không.
Việc quy định người tố cáo phải có văn bản yêu cầu bảo vệ chỉ áp dụng trong trường hợp họ có căn cứ cho rằng họ phân biệt đối xử về việc làm, trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ công dân, hay nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình. Đây cũng là cơ sở để các cơ quan xác định các biện pháp bảo vệ phù hợp, bảo đảm tính khả thi trên thực tiễn, phù hợp với nguyên tắc bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo./.
Báo Campuchia đưa tin về chuyến thăm của Tổng Bí thư  (06/12/2011)
Tổng Bí thư thăm hữu nghị cấp nhà nước Campuchia  (06/12/2011)
Nghị quyết phiên họp Chính phủ tháng 11-2011  (05/12/2011)
Chủ tịch Quốc hội thăm chính thức Vương quốc Bỉ  (05/12/2011)
Việt Nam - Liên bang Nga hợp tác chặt chẽ về kiểm toán  (05/12/2011)
Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trong phòng chống tội phạm  (05/12/2011)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên