Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bắt đầu xem xét đơn xin gia nhập của Pa-le-xtin
Trong số 15 nước ủy viên Hội đồng Bảo an, 2 nước ủy viên thường trực là Nga, Trung Quốc cùng 4 quốc gia khác là Ấn Độ, Bra-xin, Li-băng và Nam Phi đã công khai ủng hộ Pa-le-xtin. Trong khi đó, Mỹ tuyên bố sẽ dùng quyền phủ quyết tại Hội đồng Bảo an để cản trở nỗ lực của Pa-le-xtin. Các nước Anh, Pháp, Bồ Đào Nha và Đức có thể sẽ bỏ phiếu chống. Bốn nước còn lại là Bô-xni-a Héc-xgô-vi-na, Cô-lôm-bi-a, Ga-bông và Ni-giê-ri-a chưa thể hiện rõ lập trường.
Còn tại Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Pa-le-xtin tiếp tục nhận được sự ủng hộ từ nhiều quốc gia khác. Bộ trưởng Ngoại giao In-đô-nê-xi-a Mác-ti Na-ta-lê-ga-oa (Marty Natalegawa) tuyên bố, nước này ủng hộ nỗ lực của Pa-le-xtin nhằm trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc. Chính khách này khẳng định, In-đô-nê-xi-a ủng hộ nguyện vọng và quyền của người dân Pa-le-xtin được sống tự do, hòa bình và hợp pháp trên quê hương mình.
Bên lề khóa họp của Đại Hội đồng Liên hợp quốc, Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki Mun cũng đã có cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Xéc-gây La-vrốp (Sergei Lavrov) với chủ đề thảo luận chính là vấn đề Pa-le-xtin. Phía Nga tái khẳng định sự ủng hộ đối với Pa-le-xtin và cho biết, không thấy có sự khác biệt lớn nào giữa việc Pa-le-xtin trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc và các cuộc hòa đàm Trung Đông.
Theo quy định cần có ít nhất 9 nước thành viên của Hội đồng Bảo an bỏ phiếu thì Hội đồng mới có thể thông qua nghị quyết về vấn đề này. Tuy nhiên, nếu bất cứ 1 trong 5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an gồm: Nga, Trung Quốc, Pháp, Anh và Mỹ bỏ phiếu chống thì nghị quyết sẽ không được thông qua. Mỹ cho rằng, tiến trình hòa bình Trung Đông cần phải được giải quyết thông qua đàm phán trực tiếp giữa I-xra-en và Pa-le-xtin chứ không phải giải quyết tại Liên hợp quốc.
Trong khi đó, phát biểu trước các phiên thảo luận chung tại Đại Hội đồng Liên hợp quốc lần thứ 66, rất nhiều nhà lãnh đạo của các quốc gia trên thế giới ủng hộ việc làm này của Tổng thống Pa-le-xtin Ma-mút Áp-bát (Mahmu Abbas), đồng thời nhấn mạnh rằng Pa-le-xtin có quyền được công nhận là một nhà nước độc lập và đây là thời điểm thích hợp để Pa-le-xtin đề nghị Liên hợp quốc xem xét vấn đề này. Đại sứ Li-băng tại Liên hợp quốc Na-oáp Xa-lam (Nawaf Salam), nước đang giữ ghế Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cho biết, quá trình xem xét đơn xin gia nhập Liên hợp quốc của Pa-le-xtin có thể sẽ kéo dài nhiều tuần lễ./.
Đào tạo nghề cho nông dân: Phải thiết thực mới hiệu quả  (28/09/2011)
Già hóa dân số - Thực trạng, dự báo và đề xuất chính sách  (28/09/2011)
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Giám định tư pháp  (28/09/2011)
Doanh nghiệp Xin-ga-po có thể yên tâm đầu tư tại Việt Nam  (28/09/2011)
- Quảng Ngãi phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, trọng tâm là xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
- Quan điểm và ứng xử của Trung Quốc trước tình hình thế giới mới
- Đóng góp của phụ nữ Việt Nam qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới
- Một số nội dung chủ yếu trong đường lối, chủ trương của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa liên quan đến chuyển đổi công nghiệp
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên