Hội nghị trao đổi công tác giữa Ban Tổ chức Trung ương với các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương
Phát biểu chỉ đạo, đồng chí Tô Huy Rứa nhấn mạnh: Đảng ta rất coi trọng công tác tổ chức, cán bộ, đặt yêu cầu trách nhiệm rất cao đối với các cấp ủy, tổ chức đảng trong sự quan tâm xây dựng về tổ chức và chăm lo đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Để làm tốt công tác quan trọng này, nhiều công việc cần được làm tốt, từ việc xác định chủ trương, đường lối đến việc xây dựng quy chế, quy định, quy trình cụ thể, trong đó đòi hỏi phải có sự hợp tác, cộng tác chặt chẽ giữa Ban Tổ chức Trung ương và các ban Đảng ở Trung ương, các cấp ủy, tổ chức Đảng, các cơ quan làm công tác tổ chức, cán bộ ở các ban, bộ, ngành, cơ quan Trung ương, các địa phương.
Đề cập về 3 khâu quan trọng của công tác cán bộ, đồng chí Tô Huy Rứa nêu rõ: Công tác cán bộ có nhiều khâu quan hệ mật thiết, tác động lẫn nhau như: đánh giá, quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, thực hiện chính sách cán bộ. Trong đó, đánh giá cán bộ là khâu tiền đề, quan trọng nhất, làm cơ sở cho các khâu tiếp theo, là khâu đầu tiên của công tác cán bộ. Đây cũng là khâu thường xuyên trong quá trình quy hoạch, luân chuyển, đào tạo, bố trí sử dụng cán bộ.
Bên cạnh hiệu quả thiết thực, nhận thức và việc thực hiện công tác luân chuyển cán bộ ở một số địa phương, bộ, ngành còn chưa đầy đủ, dẫn đến một số trường hợp đưa đi luân chuyển chưa theo quy hoạch, chưa gắn với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng cán bộ một cách cơ bản, lâu dài. Một số trường hợp chưa được nghiên cứu kỹ về năng lực, sở trường cán bộ và điều kiện cụ thể của địa phương dẫn đến hiệu quả luân chuyển còn hạn chế. Chủ trương luân chuyển, bố trí một số chức danh cán bộ không phải là người địa phương và không giữ chức vụ không quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp ở cùng một địa phương, đơn vị chưa được thực hiện nhiều. Chế độ, chính sách đối với cán bộ luân chuyển còn thiếu đồng bộ, thống nhất…
Đồng chí Tô Huy Rứa đề nghị Hội nghị cần tập trung phân tích, đề xuất giải pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác đánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ. Các đại biểu thảo luận kỹ về khâu đánh giá cán bộ, đề xuất những giải pháp tốt nhất để hạn chế những yếu tố chủ quan, định tính trong đánh giá, phát huy tối đa những yếu tố có thể lượng hóa thành tiêu chí cụ thể, làm cơ sở cho việc đánh giá đúng cán bộ; trao đổi những kinh nghiệm hay để áp dụng và có thể nghiên cứu, đề xuất Bộ Chính trị cho bổ sung vào quy chế đánh giá cán bộ, công chức; tham mưu cách làm quy hoạch cán bộ cấp chiến lược tốt nhất.
Thảo luận tại Hội nghị, các đại biểu đều khẳng định: quy hoạch cán bộ là nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Quy hoạch cán bộ đã được thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ, khách quan, công khai hơn, bước đầu thể hiện được phương châm “mở” và “động”. Các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương và địa phương đã chú ý xây dựng quy hoạch, tạo điều kiện để cán bộ phát huy chức trách, nhiệm vụ được giao, thực hiện tốt kế hoạch luân chuyển cán bộ. Đa số cán bộ luân chuyển đã có sự trưởng thành trong thực tiễn công tác, gắn bó với địa phương, được đánh giá tốt. Công tác bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử được duy trì nền nếp. Việc phân cấp quản lý cán bộ thường xuyên được nghiên cứu, rà soát để phù hợp hơn với thực tế, theo hướng ngày càng phân cấp cho cấp dưới nhiều hơn.
Thẳng thắn nêu những hạn chế, bất cập trong công tác tổ chức, cán bộ, các đại biểu nhấn mạnh: cần thật sự coi trọng công tác quy hoạch cán bộ để lựa chọn những cán bộ có đức, có tài, đặc biệt chú ý cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ dân tộc thiểu số, cán bộ khoa học - kỹ thuật nổi trội trong công tác để đưa vào nguồn quy hoạch trước mắt và lâu dài.
Các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp nâng cao chất lượng đánh giá, bổ nhiệm, phân cấp quản lý cán bộ; chế độ chính sách để có nhiều cán bộ đạt tiêu chuẩn theo quy định chọn con đường làm chuyên môn, chuyên gia mà không bị thiệt thòi so với người được đề bạt. Các đại biểu đi sâu trao đổi về công tác đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm; mô hình tổ chức đảng phù hợp với nhiệm vụ chính trị; công tác cán bộ; quan hệ giữa cấp ủy đảng ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương, tập đoàn, tổng công ty với cấp ủy đảng nơi công tác; cải tiến, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng; mô hình tổ chức, biên chế cán bộ làm công tác bảo vệ chính trị nội bộ ở các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương…
Hội nghị làm việc đến ngày 21-9./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng hội kiến Chủ tịch Thượng viện Cam-pu-chia Chia Xim  (20/09/2011)
Chủ tịch nước thăm và làm việc với Bộ Quốc phòng và Bộ Công an  (20/09/2011)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên