Liệu NATO có can thiệp quân sự vào Xi-ri?
Hiện giới phân tích quốc tế đang phân chia thành hai hướng: thứ nhất: loại trừ khả năng can thiệp quân sự; thứ hai: khẳng định can thiệp quân sự là khó tránh khỏi.
Khả năng can thiệp quân sự bị loại trừ
Mỹ và các đồng minh NATO tuy đã gặt hái thành công ở Li-bi, làm suy yếu sức chống đỡ của nhà lãnh đạo M. Ca-đa-phi và yểm trợ cho quân nổi dậy đánh chiếm thủ đô Tri-pô-li một cách mau lẹ. Nhưng tình hình ở Xi-ri thì lại khác, nếu Mỹ và đồng minh NATO can thiệp bằng quân sự thì sẽ phải đối mặt với sự phản đối quyết liệt của các nước A-rập và dư luận quốc tế. Vì hành động can thiệp quân sự vào Xi-ri sẽ tiềm ẩn nguy cơ thổi bùng một cuộc xung đột khu vực rộng lớn hơn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Nu-lan cho biết: người dân Xi-ri “đã chọn các biện pháp hòa bình để bày tỏ rõ quan điểm của họ đối với Chính phủ. Vì vậy, hành động quân sự không phải là biện pháp được người dân Xi-ri, các nước A-rập, các nước châu Âu hay Mỹ ưa thích”. Ngoại trưởng Pháp cũng khẳng định nước này sẽ không can thiệp vào Xi-ri như ở Li-bi.
Si-blây, một chuyên gia về Trung Đông của trường Đại học Malyland cho rằng: Mỹ và các đồng minh không sẵn sàng can thiệp vào Xi-ri bởi vì họ sẽ không nhận được sự ủng hộ từ thế giới A-rập như trong cuộc chiến ở Li-bi. Ông Si-blây cảnh báo rằng, mọi sự can thiệp sẽ gây ra những hậu quả khôn lường: “Nếu quốc tế - đứng đầu là Mỹ và phương Tây can thiệp vào Xi-ri, giống như những gì chúng ta đã thấy ở Li-bi, không ai có thể bảo đảm rằng sự can thiệp đó sẽ không phát triển thành một cuộc xung đột Xi-ri - I-xra-en”.
An-thô-ny, nhà phân tích an ninh của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và quốc tế (CSIS) lại cho rằng: Mỹ và các đồng minh không có nhiều lựa chọn cho một giải pháp quân sự tại Xi-ri. Ông nói: “ở Xi-ri không có một cuộc nổi dậy công khai để chúng ta có thể hậu thuẫn, cũng không có động lực đằng sau cuộc nổi dậy này”. Theo ông An-thô-ny, quy mô các chiến dịch quân sự là điều cần phải xem xét (sẽ lớn hơn nhiều so với các chiến dịch ở Li-bi) và có nguy cơ gây nhiều thương vong hơn cho dân thường cũng như gây ra những thiệt hại khác.
Mặt khác, cả Mỹ và EU đều đang đứng trước nguy cơ tái khủng khoảng kinh tế – tài chính, nợ công ngày càng gia tăng, chỉ số tín nhiệm tín dụng quốc gia bị tụt hạng, lạm phát tăng cao, số việc làm được tạo ra không đáp ứng được nhu cầu, đời sống nhân dân giảm sút; “cuộc chiến” trước thềm bầu cử ở Mỹ đang cận kề… Do đó, nhận định trên đây có nhiều khả năng trở thành khuynh hướng chủ đạo. Tuy nhiên, khuynh hướng nhận định khác cũng khá mạnh mẽ.
Can thiệp quân sự là khó tránh khỏi
Trong bài phát biểu về chính sánh mới đối với Trung Đông – Bắc Phi của Mỹ, Tổng thống B.Ô-ba-ma dùng những lời lẽ cứng rắn khi nhắc đến các nhà lãnh đạo không thân thiện với Mỹ như Tổng thống Xi-ri B. Át-xát. Tổng thống Mỹ cho rằng người dân Xi-ri "đã thể hiện sự dũng cảm trong việc yêu cầu một cuộc chuyển tiếp dân chủ", do đó Tổng thống Xi-ri B. Át-xát phải đối mặt với một sự lựa chọn là dẫn dắt tiến trình cải cách hoặc đứng ra bên lề.
Hãng tin Nga RIA Novosti, ngày 05-08-2011, dẫn lời đặc phái viên nước này tại NATO, Đ. Rô-gô-zin: NATO đang lên kế hoạch tiến hành một chiến dịch quân sự nhằm vào Xi-ri để lật đổ chế độ của Tổng thống Xi-ri B. Át-xát với mục tiêu dài hạn hơn là tạo tiền đề cho cuộc tấn công nhằm vào I-ran.
Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc đã lên tiếng chỉ trích tình trạng bạo lực vẫn tiếp tục diễn ra ở Xi-ri và hối thúc nhà chức trách nước này ngừng dùng vũ lực đối với những người biểu tình. “Tuyên bố này có nghĩa là kế hoạch tấn công quân sự đang được chuẩn bị - ông Đ. Rô-gô-zin nói trong một cuộc phỏng vấn với báo Izvestia: kết luận như thế là lô-gic, sau những chiến dịch quân sự và tuyên truyền đã được một số nước phương Tây tiến hành ở Bắc Phi”.
Ông Rô-gô-zin còn cho rằng: Xi-ri và sau đó là Y-ê-men có thể là những bước cuối cùng trước khi NATO tấn công I-ran. “Nút thắt xung quanh I-ran đang được buộc chặt. Kế hoạch quân sự chống lại I-ran đang được tiến hành. Và chúng ta đương nhiên là quan ngại về tình trạng leo thang của chiến tranh quy mô lớn trong vùng lãnh thổ rộng lớn này” - ông Rô-gô-zin nói như vậy.
Trong ngày 08-08-2011, vua Áp-dun-lát của Saudi Arabia đã yêu cầu chấm dứt đổ máu ở Xi-ri và triệu hồi đại sứ nước ông tại Da-ma-cớt về nước. “Những gì đang diễn ra ở Xi-ri là không thể chấp nhận với Saudi Arabia” - Reuters dẫn một tuyên bố bằng văn bản của nhà vua được đọc trên Đài Truyền hình Al Arabiya.
Trước đó một ngày, lực lượng chính phủ đã tấn công người biểu tình bằng xe tăng trong vụ đàn áp mà các nhà hoạt động nói là đẫm máu nhất kể từ khi biểu tình nổ ra tại thành phố Ha-ma, nơi 30 năm trước cha của ông Ha-xát cũng đã dùng vũ lực đàn áp những người nổi dậy, giết chết hàng nghìn người. Tuy nhiên, chính phủ nói họ chỉ chiến đấu chống lại bọn tội phạm và những phần tử vũ trang cực đoan đã kích động bạo lực bằng cách tấn công quân đội.
Hiện nay, đã có 35 quan chức và cá nhân tại Xi-ri, trong đó có Tổng thống Xi-ri B. Át-xát, bị liệt vào danh sách trừng phạt của EU. Chính quyền Mỹ cũng gia tăng gây áp lực với Xi-ri bằng việc phong tỏa tài sản của một gia đình doanh nhân có quan hệ gần gũi với Tổng thống Xi-ri B. Át-xát, theo đó, tài sản của tập đoàn Hamsho International Group sẽ bị phong tỏa và các tổ chức tại Mỹ bị cấm làm ăn với tập đoàn này.
Để đối phó với nguy cơ tấn công của NATO vào Xi-ri, các đại diện của Bộ Quốc phòng Xi-ri sẽ tham dự diễn tập quân sự Liên minh chiến đấu – 2011 ở Nga. Tại đó, họ sẽ quan sát có thể hạ máy bay và tên lửa như thế nào. Đất nước A-rập này là nhà nhập khẩu vũ khí Nga lớn nhất ở khu vực cận Đông và Bắc Phi.
Những năm gần đây, Nga cung cấp một loạt hệ thống vũ khí lớn cho Xi-ri, trong đó có chương trình cải tiến tăng T-72 của Lục quân Xi-ri thành T- 72M1. Nga cũng chuyển giao cho Xi-ri 6 hệ thống pháo - tên lửa phòng không 2S6 Tunguska, 18 tổ hợp tên lửa Buk-M2E, 36 hệ thống tên lửa - pháo phòng không Pantsir-S1, nhiều tên lửa phòng không vác vai Igla trong thành phần các mô đun phóng Strela, cũng như các hệ thống tập lái máy bay lên thẳng và máy bay phản lực. Vì vậy, trước nguy cơ đe dọa quân sự từ phía NATO, người Xi-ri đã nhận lời mời từ Bộ Quốc phòng Nga thăm diễn tập Liên minh chiến đấu.
Như vậy, cả hai nước Li-bi và Xi-ri đều gắn liền với lợi ích chiến lược dầu mỏ của Mỹ và phương Tây. Sự có mặt của Nga và Trung Quốc về quân sự và kinh tế - năng lượng ngày càng tăng (trước cuộc khủng hoảng Trung Đông - Bắc Phi) là không thích hợp với Chiến lược Đại Trung Đông của Mỹ và lợi ích thiết thân của EU. Tuy nhiên, việc lựa chọn kịch bản can thiệp vào Xi-ri giống như ở Li-bi là điều không dễ. Vì thế, câu trả lời liệu NATO có tiến công quân sự đối với Xi-ri vẫn còn đang ở phía trước./.
Tiếp tục nghiên cứu, đổi mới phát triển lý luận văn học nghệ thuật  (14/09/2011)
VIAEP đến với nông dân bằng những sáng chế thiết thực  (14/09/2011)
Tăng cường hợp tác giữa Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Việt Nam - Lào  (14/09/2011)
Hội thảo khoa học về đường Hồ Chí Minh trên biển  (14/09/2011)
Hội thảo khoa học về đường Hồ Chí Minh trên biển  (14/09/2011)
Nguy cơ mất đà tăng trưởng của các nền kinh tế lớn nhất thế giới  (14/09/2011)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên