Nga và Trung Quốc thảo luận cơ chế tài chính thực thi các dự án song phương
Với trữ lượng dầu mỏ ước đạt 15-20 triệu tấn, Đông Xi-bi-ri được đánh giá có vị thế quan trọng trong lĩnh vực khai thác nhiên liệu hy-đrô-các-bon và hiện khu vực này đang dần vươn lên vị trí hàng đầu, vượt qua khu vực Tây Xi-bi-ri. Chủ tịch Hiệp hội các nhà công - kỹ nghệ Nga Ghen-na-đi Sman (Gennady Shmal) cho rằng, việc thành lập khu vực kinh tế mới tại Đông Xi-bi-ri sẽ biến nơi đây thành khu vực chế xuất dầu khí chủ chốt trong vòng 2-3 thập kỷ tới.
Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu trên, cần mở rộng phạm vi thăm dò địa chất, tìm nguồn đầu tư mới, bởi chi phí thăm dò địa chất ở Đông Xi-bi-ri được đánh giá cao hơn nhiều so với tại Tây Xi-bi-ri. Bên cạnh đó, cần đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng đường sắt dài 400 km tại khu vực Cra-xnôi-ác-xcơ (Krasnoyarsk). Nga cũng dự kiến phát triển ngành khai thác kim cương tại khu vực này với các dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài.
Phân tích triển vọng tăng trưởng kinh tế Đông Xi-bi-ri, các đại biểu tham gia Diễn đàn đã nhất trí rằng, Đông Xi-bi-ri đang đứng trước cơ hội lịch sử có một không hai để thực hiện bước nhảy vọt và trở thành điểm tựa phát triển kinh tế của các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Dự đoán, trong vài năm tới, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và In-đô-nê-xi-a có thể trở thành bạn hàng quan trọng tiêu thụ các sản phẩm công nghiệp của Đông Xi-bi-ri.
Trong khuôn khổ diễn đàn, hai đoàn đại biểu Nga và Trung Quốc đã tổ chức Hội nghị "Các cơ chế hỗ trợ và cấp vốn cho các dự án đầu tư ưu tiên hợp tác vùng biên và giữa các địa phương Nga - Trung" với đề xuất thành lập một cơ quan nhà nước song phương nhằm tạo dựng lòng tin trong việc thu hút và bảo vệ các nguồn vốn đầu tư.
Trọng tâm thảo luận tại Hội nghị này là các cơ chế tài chính cần thiết để thực thi các dự án đầu tư giữa Nga và Trung Quốc. Hai bên cũng đã nhất trí thành lập Quỹ Đầu tư trực tiếp chung Nga - Trung nhằm cấp vốn cho các dự án thuộc Chương trình Hợp tác vùng biên và giữa các địa phương, được tổng thống hai nước phê chuẩn từ tháng 10-2009./.
Bồi dưỡng công tác tổ chức cho cán bộ Ðảng Nhân dân Cách mạng Lào  (13/09/2011)
Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng trên thế giới  (13/09/2011)
Việt Nam và In-đô-nê-xi-a tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực  (13/09/2011)
Lời cảm ơn  (13/09/2011)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên