Nửa kỳ thực hiện Chương trình hợp tác quốc gia 7 giữa Việt Nam và UNFPA
Ngày 28-11, tại Hà Nội, Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA) phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu Tư tổ chức Hội nghị kiểm điểm giữa kỳ việc triển khai thực hiện Chương trình hợp tác quốc gia 7 giữa Chính phủ Việt Nam và UNFPA, giai đoạn 2006-2010.
Các cơ quan thực hiện chương trình (Bộ Y tế, Tổng cục Dân số, Tổng cục Thống kê, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các bộ, ngành liên quan, các tỉnh trọng điểm: Phú Thọ, Hoà Bình, Hà Giang, Kon Tum, Ninh Thuận, Tiền Giang, Bến Tre và Bình Định), các cơ quan điều phối viện trợ của Chính phủ, một số tổ chức phi chính phủ quốc tế, các cơ quan Liên hợp quốc ở Việt Nam, UNFPA, và các nhà tài trợ đã tham dự Hội nghị.
Chương trình hợp tác quốc gia 7 được được phê duyệt vào tháng 10-2005, với kinh phí cam kết hỗ trợ là 28 triệu USD, trong đó 20 triệu USD lấy từ ngân sách thường xuyên và 8 triệu USD lấy từ các nguồn khác. Chương trình tập trung giải quyết một số vấn đề: tăng cường năng lực hệ thống y tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản; tăng nhu cầu sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản thông qua công tác truyền thông, giáo dục; xây dựng và áp dụng chính sách về dân số và phát triển, thu thập và sử dụng số liệu liên quan đến dân số; tăng cường năng lực quản lý của các đối tác quốc gia và Văn phòng UNFPA. Vấn đề giới và phòng chống HIV/AIDS là một chủ đề xuyên suốt, được lồng ghép vào các nội dung của Chương trình.
Những kết quả nổi bật trong nửa nhiệm kỳ triển khai thực hiện Chương trình hợp tác quốc gia 7, đó là:
Thứ nhất, cấu phần sức khoẻ sinh sản đã góp phần nâng cao năng lực quốc gia trong cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khoẻ sinh sản có chất lượng và nhạy cảm giới tại tuyến trung ương cũng như tại các tỉnh thuộc Chương trình hợp tác quốc gia 7. Hỗ trợ kỹ thuật cũng đã được cung cấp cho xây dựng chính sách và Chuẩn quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản. Tương tự, cấu phần dân số và phát triển cũng đã nâng cao năng lực quốc gia trong lồng ghép dân số/sức khoẻ sinh sản và giới vào trong quá trình hình thành, xây dựng các chính sách, chiến lược và chương trình quốc gia.
Thứ hai, tính chủ động được tăng cường thông qua phân cấp quản lý, áp dụng phương thức tham gia chủ động của các đối tác; thông qua quản lý dựa trên kết quả; thông qua công tác theo dõi, đánh giá và bảo đảm tính bền vững.
Thứ ba, công tác quản lý được thực hiện có hiệu quả do có sự phối hợp tốt giữa các bên tham gia thực hiện chính cũng như bên tài trợ. Chương trình có nhiều nỗ lực để tăng cường huy động nguồn tài trợ cho các hoạt động trong những năm tới. Cơ chế quốc gia điều hành ngày càng được củng cố và tiếp tục được hoàn thiện.
Những hạn chế, thiếu sót trong triển khai thực hiện Chương trình hợp tác quốc gia 7 thời gian qua như sau:
1- Thiết kế của Chương trình hợp tác quốc gia 7 trong giai đoạn đầu chưa tập trung nhiều vào công tác xây dựng chính sách; các hoạt động theo dõi, giám sát hỗ trợ các mô hình can thiệp và việc biên soạn tài liệu chưa thật sự có hiệu quả. Việc triển khai một số hoạt động còn chậm trễ do tác động của lạm phát, sự sát nhập hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về dân số vào ngành y tế, áp dụng định mức chỉ tiêu mới và quá trình thử nghiệm “Sáng kiến một Liên hợp quốc” tại Việt Nam.
2- Số liệu thu thập từ các cuộc điều tra về biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình hằng năm chưa được phân tích và khai thác triệt để. Việc phổ biến chính thức kết quả của các cuộc điều tra thường bị chậm.
3- Trong giai đoạn 2006 -2008, tỷ lệ giải ngân của Chương trình thấp hơn so với kế hoạch do một số yếu tố ảnh hưởng: chậm phê chuẩn kế hoạch hành động của Chương trình khoảng 6 tháng, làm trì hoãn việc triển khai các hoạt động của Chương trình; chậm phê duyệt kế hoạch năm...
4- Mặc dù Chương trình đã có rất nhiều nỗ lực để xây dựng Chiến lược an ninh Hàng hoá - Phương tiện tránh thai, nhưng chiến lược này hiện không được phê duyệt như mong đợi. Điều này cũng sẽ là một thách thức trong việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu về các phương tiện tránh thai trong giai đoạn tới.
Những phương hướng, giải pháp cơ bản để Chương trình hợp tác quốc gia 7 đạt kết quả tốt hơn nữa trong giai đoạn tới:
Một là, chuyển đổi trọng tâm từ cung cấp dịch vụ sang hỗ trợ xây dựng chính sách, tập trung hỗ trợ xây dựng và triển khai các luật (Luật Dân số, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình). Đồng thời, Chương trình cần có sự chuyển đổi cho phù hợp với bối cảnh Một Liên hợp quốc. Điều này có nghĩa là cần phải có chiến lược phát triển nhân lực cho văn phòng UNFPA để đáp ứng sự thay đổi mới này.
Hai là, chú trọng vào những vấn đề nổi cộm mới phát sinh như mất cân bằng giới tính khi sinh, di dân, đô thị hoá và già hoá dân số.
Ba là, theo dõi, giám sát và hỗ trợ mô hình đào tạo cô đỡ thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm góp phần giảm tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh ở các tỉnh miền núi.
Bốn là, Bộ Y tế sớm tổng kết các bài học kinh nghiệm và các thực hành tốt trong Chương trình để trên cơ ở đó, Bộ Y tế và UNFPA xác định những can thiệp cần được nhân rộng trong tương lai. Chương trình nên đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án thí điểm về giới và phòng, chống bạo lực gia đình ở hai tỉnh Phú Thọ và Bến Tre; chuẩn bị cho việc tổng kết và nhân rộng mô hình để theo dõi, đánh giá việc triển khai thực hiện hai luật về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình tại cộng đồng.
Năm là, đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Việc giám sát, hỗ trợ Chương trình cần được tăng cường hơn nữa, đặc biệt là đối với việc thực hiện các mô hình can thiệp, biên soạn tài liệu truyền thông và sử dụng trang thiết bị.
Sáu là, lồng ghép một cách toàn diện hơn nữa vấn đề bình đẳng giới vào các nội dung của dân số, sức khoẻ sinh sản và kế hoạch hoá gia đình. Giới cần được nhìn nhận như một cấu phần quan trọng trong Chương trình./.
Tuyên bố chung Việt Nam - Ấn Độ  (29/11/2008)
Đọc thơ Hồ Chí Minh  (28/11/2008)
Trí thức Việt Nam tiến cùng thời đại  (28/11/2008)
Một số nội dung quan trọng trong Luật Cán bộ, công chức  (28/11/2008)
Một số nội dung quan trọng trong Luật Cán bộ, công chức  (28/11/2008)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên