Hội nghị cấp cao ASEM 7: “Tăng cường đối thoại giữa các nền văn minh”
Chiều ngày 25-10-2008, tại Đại lễ đường Nhân dân (Bắc Kinh) đã diễn ra Phiên họp kín thứ tư của ASEM 7 với chủ đề “Tăng cường đối thoại giữa các nền văn minh”.
Hội nghị khẳng định lại vai trò tích cực của đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh trong việc giảm nghèo, ổn định xã hội, phòng ngừa xung đột khu vực, bảo vệ môi trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và thịnh vượng chung. Các vị Lãnh đạo thể hiện quyết tâm xây dựng một thế giới trong đó các nền văn hóa và văn minh khác nhau cùng tồn tại hài hòa, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.
Tại phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có bài phát biểu chính về chủ đề “Đối thoại giữa các nền văn hóa – văn minh”. Bài phát biểu của Thủ tướng chỉ rõ đối thoại giữa các nền văn hóa - văn minh Á - Âu là đòi hỏi khách quan cũng như nguyện vọng thiết thân của nhân dân hai châu lục, giúp giảm khác biệt, tạo dựng lòng tin, hiểu biết và thông cảm lẫn nhau giữa các quốc gia và khu vực. Tuy nhiên, hoạt động văn hóa trong ASEM chưa tập trung và thường chỉ bó hẹp trong khuôn khổ của Quỹ Á - Âu (ASEF) hoặc bên lề các Hội nghị ASEM nên dường như chưa thực sự góp phần vào quảng bá hình ảnh, vai trò của ASEM trên trường quốc tế và tại chính các nước thành viên.
Thủ tướng nhắc lại tinh thần Tuyên bố ASEM về Đối thoại giữa các nền văn hóa và văn minh thông qua tại Cấp cao ASEM 5 – Hà Nội và đề nghị hợp tác ASEM nên chú trọng hơn tới lĩnh vực đối thoại văn hóa - văn minh. Thủ tướng đề xuất những hướng hợp tác thích hợp: thứ nhất, khái niệm đối thoại cần được mở rộng, không chỉ dừng ở cam kết chính trị mà cần có các chương trình và hành động cụ thể để biến ý chí chính trị thành thực tế cuộc sống; thứ hai, các chương trình và nội dung đối thoại và hợp tác văn hóa - văn minh cần vươn tới mọi tầng lớp nhân dân; thứ ba, nội dung và hình thức đối thoại cần phong phú và đa dạng; thứ tư, cần đảm bảo đối thoại theo tinh thần tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, tôn trọng sự đa dạng văn hóa. Bài phát biểu của Thủ tướng đã nhận được sự đồng tình của các vị Lãnh đạo dự phiên họp.
Các Vị Lãnh đạo giao cho các Quan chức Cao cấp tìm thêm các biện pháp quảng bá hình ảnh ASEM và hoan nghênh sáng kiến “Phối hợp các Hoạt động Văn hoá nhằm Tăng cường Hình ảnh ASEM” của Việt Nam.
Các vị Lãnh đạo khuyến khích mọi thành viên ASEM nhanh chóng phê chuẩn và thực hiện Công ước UNESCO về Bảo vệ và Thúc đẩy Đa dạng Văn hóa. Các Lãnh đạo ghi nhận vai trò của du lịch giúp tăng cường hiểu biết lẫn nhau và tôn trọng đa dạng văn hóa và hoan nghênh kết quả của Diễn đàn Du lịch ASEM tổ chức tại Việt Nam vào năm nay.
Các vị Lãnh đạo hoan nghênh quyết định tổ chức thường kỳ cuộc họp Bộ trưởng Văn hóa ASEM, ghi nhận kết quả của ba Hội nghị tổ chức tại Trung Quốc, Pháp và Malaysia và mong muốn Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa lần tới tại Ba Lan năm 2010 sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực hơn. Các vị Lãnh đạo khuyến nghị tổ chức Liên hoan Văn hóa và Nghệ thuật bên lề Hội nghị Cấp cao ASEM hoặc Hội nghị Bộ trưởng văn hóa ASEM.
Các vị Lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì Đối thoại Tín ngưỡng ASEM, hoan nghênh kết quả của hai cuộc Đối thoại Tín ngưỡng ASEM tại Nam Kinh năm 2007 và Am-xtéc-đam năm 2008, và kêu gọi các chính phủ tích cực tạo thuận lợi cho đối thoại văn hóa và tín ngưỡng.
Về giáo dục, các Vị Lãnh đạo cam kết củng cố hơn nữa hợp tác trong phát triển nhân lực, duy trì đối thoại và trao đổi giáo dục bậc tiểu học và cao học, đào tạo dạy nghề và học tập suốt đời. Các vị Lãnh đạo mong muốn thúc đẩy bảo vệ Quyền con người trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, trên nguyên tắc hợp tác và đối thoại thực chất có tính đến các đặc thù riêng của các quốc gia và khu vực cũng như nền tảng lịch sử, văn hóa và tôn giáo khác nhau. Các Vị Lãnh đạo thông qua kết quả của cuộc Họp Bộ trưởng Giáo dục ASEM lần thứ nhất tổ chức tại Đức và mong cuộc Họp Bộ trưởng Giáo dục ASEM lần thứ hai tổ chức tại Việt Nam năm 2009 sẽ có kết quả thực chất hơn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu về chủ đề giáo dục, nhấn mạnh trong bối cảnh toàn cầu hoá và cạnh tranh gay gắt, giáo dục và đào tạo ngày càng khẳng định vai trò thiết yếu đối với phát triển kinh tế - xã hội của từng quốc gia. Vì vậy, học tập và giáo dục là một yếu tố quan trọng đối với sự đối thoại giữa các nền văn hoá – văn minh - chủ đề của chúng ta ngày hôm nay. Để phát huy vai trò tích cực đó, bên cạnh nỗ lực của các quốc gia, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo cũng quan trọng không kém. Đối với hai châu lục giàu truyền thống văn hoá và giáo dục, đây là lĩnh vực hợp tác đầy tiềm năng. Việt Nam hoan nghênh kết quả tích cực bước đầu của Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục đào tạo diễn ra ở Béc-lin tháng 5 vừa rồi và tin tưởng rằng, Hội nghị Bộ trưởng Giáo dục đào tạo lần thứ hai năm 2009 tại Hà Nội sẽ đặt những viên gạch tiếp theo để hướng tới xây dựng một quan hệ đối tác chiến lược về giáo dục Á - Âu trong thế kỷ XXI như cam kết vừa qua của các Bộ trưởng./.
Bun-ga-ri đăng cai tổ chức Diễn đàn cấp cao về năng lượng  (26/10/2008)
Thông cáo số 8 Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XII  (25/10/2008)
ASEAN+3 thông qua nhiều chương trình về nông nghiệp  (25/10/2008)
ASEAN+3 lập quỹ dự trữ ngoại hối chung 80 tỉ USD  (25/10/2008)
Vai trò của chính trị đối với sự phát triển kinh tế  (25/10/2008)
Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh chóng  (25/10/2008)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển