ASEAN+3 thông qua nhiều chương trình về nông nghiệp
Hội nghị Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN và các đối tác Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản (AMAF+3) lần thứ 8 đã diễn ra ngày 24-10, tại Hà Nội.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng nhấn mạnh nông nghiệp, nông thôn, nông dân là những yếu tố quyết định sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia thành viên ASEAN. Tuy nhiên, nông nghiệp trong khu vực cũng là lĩnh vực dễ bị tổn thương, lại chưa huy động được nhiều nguồn lực cho nghiên cứu khoa học - công nghệ, phát triển sản xuất.
Phó Thủ tướng cho rằng với việc xảy ra các cuộc khủng hoảng lương thực, tài chính, thiên tai, dịch bệnh thì vai trò nông nghiệp đang được nhận thức ngày càng quan trọng, đòi hỏi các nước ASEAN+3 phải có những giải pháp và sự đầu tư phù hợp nhằm đạt được mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp thịnh vượng.
Phó Thủ tướng mong muốn qua hội nghị lần này, AMAF+3 sẽ tăng cường hợp tác, thu hẹp khoảng cách phát triển nông nghiệp giữa các nước.
Thảo luận tại hội nghị, Bộ trưởng các nước ASEAN+3 đều ủng hộ việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực đảm bảo an ninh lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp; khuyến khích tiếp tục hợp tác trong công tác xoá đói giảm nghèo và thúc đẩy các hoạt động phát triển con người và thực hiện các hoạt động của AMAF+3.
Các Bộ trưởng thống nhất tăng cường và đẩy nhanh việc thực hiện các hoạt động dự án Thí điểm Quỹ gạo Cứu trợ khẩn cấp Đông Á (EAERR) và nhất trí kéo dài thời gian mở rộng dự án EAERR tới ngày 28-2-2010.
Bên cạnh đó, các Bộ trưởng phê chuẩn đề xuất dự án mới từ các nước ASEAN+3 với mục tiêu xây dựng năng lực trong các lĩnh vực khác nhau về an ninh lương thực; phân tích thống kê nông nghiệp, an toàn và tiêu chuẩn thực phẩm, quản lý sau thu hoạch, kiểm dịch thực vật, khuyến nông cũng như khuyến khích sử dụng sinh khối bền vững.
Trước đó, ngày 23-10, tại Hội nghị Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN lần thứ 30 (AMAF 30), Bộ trưởng các nước ASEAN đã thông qua Chương trình Khung về An ninh lương thực Tổng hợp ASEAN (AIFS) và Kế hoạch hành động Trung hạn về An ninh lương thực ASEAN (SPA-FS) và dự kiến sẽ trình AIFS và SPA-FS tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 14 vào tháng 12 năm nay.
Các nước trong khu vực ASEAN cũng sẽ cùng hợp tác ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu; quản lý rừng bền vững, các tiêu chuẩn và kế hoạch chung về sản xuất lương thực, nông nghiệp và lâm nghiệp...
Hội nghị Bộ trưởng Nông Lâm nghiệp ASEAN lần thứ 31 (AMAF 31) và Hội nghị AMAF+3 lần thứ 9 sẽ được tổ chức tại Brunei vào năm 2009./.
ASEAN+3 lập quỹ dự trữ ngoại hối chung 80 tỉ USD  (25/10/2008)
Vai trò của chính trị đối với sự phát triển kinh tế  (25/10/2008)
Mỹ: Tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh chóng  (25/10/2008)
ASEM cam kết hợp tác đối phó với khủng hoảng  (25/10/2008)
Cu-ba - EU chính thức khôi phục quan hệ hợp tác  (25/10/2008)
Khủng hoảng tài chính đe dọa cuộc sống dân cư đô thị  (25/10/2008)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển