Khai thác tài nguyên văn hóa để phát triển du lịch biển tại tỉnh Quảng Ngãi
23:45, ngày 01-02-2019
TCCSĐT - Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Đối với du lịch nói chung và du lịch biển nói riêng, văn hóa càng có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng, quyết định sự phát triển nhanh chóng và bền vững của du lịch. Là tỉnh đang có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và nhiều di sản văn hóa mang giá trị nhân văn vốn có từ lâu đời, Quảng Ngãi đang từng bước khai thác tiềm năng, khẳng định vị trí trong phát triển du lịch biển.
Trên địa bàn Quảng Ngãi, hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút khách du lịch phát triển mạnh trong những năm gần đây, nhất là khi tỉnh chú trọng đầu tư phát triển du lịch biển đảo. Với nguồn tài nguyên du lịch phong phú, ẩm thực độc đáo, ngon miệng, giàu giá trị dinh dưỡng... cùng điều kiện thiên nhiên ưu đãi, lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa, Quảng Ngãi đã thu hút lượng du khách đến tham quan với số lượng ngày càng tăng. Ngoài hệ sinh thái tự nhiên, Quảng Ngãi cũng là vùng đất những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể giàu tiềm năng cần được quan tâm, chú trọng bảo tồn và phát huy để tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa luôn song hành và bổ trợ lẫn nhau, tạo nên thương hiệu du lịch và là nét đặc trưng riêng có của Quảng Ngãi.
Trong quá trình phát triển của lịch sử, các thế hệ cư dân Quảng Ngãi đã sáng tạo ra các công trình kiến trúc độc đáo, những di tích lịch sử - văn hóa có giá trị như: đình, đền, chùa, miếu, thành lũy… vẫn còn tồn tại đến ngày nay, nổi bật là có 208 di tích đã được xếp hạng (trong đó có 29 di tích cấp Quốc gia), nhiều di tích có giá trị và là nguồn tài nguyên nhân văn phục vụ tham quan, trải nghiệm, hồi tưởng, nghiên cứu. Cùng với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mang bản sắc riêng trong dòng chảy văn hóa dân tộc, lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, lễ hội Điện Trường Bà, các câu hò, điệu lý, dân ca, hát bài chòi, sắc bùa, hát Moan, Calac, Cachoi, Xàru, đấu chiêng… cũng được những nghệ nhân dân gian ở địa phương tiếp biến và truyền dạy cho đến ngày nay. Tất cả những giá trị văn hóa, nghệ thuật trên đây đã tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo, riêng có của tỉnh Quảng Ngãi.
Trong quá trình phát triển của lịch sử, các thế hệ cư dân Quảng Ngãi đã sáng tạo ra các công trình kiến trúc độc đáo, những di tích lịch sử - văn hóa có giá trị như: đình, đền, chùa, miếu, thành lũy… vẫn còn tồn tại đến ngày nay, nổi bật là có 208 di tích đã được xếp hạng (trong đó có 29 di tích cấp Quốc gia), nhiều di tích có giá trị và là nguồn tài nguyên nhân văn phục vụ tham quan, trải nghiệm, hồi tưởng, nghiên cứu. Cùng với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa mang bản sắc riêng trong dòng chảy văn hóa dân tộc, lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, lễ hội Điện Trường Bà, các câu hò, điệu lý, dân ca, hát bài chòi, sắc bùa, hát Moan, Calac, Cachoi, Xàru, đấu chiêng… cũng được những nghệ nhân dân gian ở địa phương tiếp biến và truyền dạy cho đến ngày nay. Tất cả những giá trị văn hóa, nghệ thuật trên đây đã tạo nên bản sắc văn hóa độc đáo, riêng có của tỉnh Quảng Ngãi.
Trong cách phân loại của Tổ
chức Du lịch thế giới, du lịch văn hóa là một trong các loại hình vì mục
đích hưởng thụ. Luật Du lịch năm 2005 cũng xác định: "Du lịch văn hóa
là hình thức du lịch dựa vào bản sắc văn hóa dân tộc với sự tham gia của
cộng đồng nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống"(1). Theo đó, có thể định ra giới hạn xác định du lịch văn hóa như là một
loại hình du lịch nhằm mục đích hưởng thụ dưới hình thức tìm hiểu một
cách khái quát những giá trị văn hóa của một vùng, một quốc gia, dân tộc
hoặc truyền thống văn hóa - lịch sử của một địa phương (điểm đến) ngoài
nơi cư trú thường xuyên, qua đó mở mang kiến thức, nâng cao hiểu biết. |
Không chỉ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Quảng Ngãi còn là nơi lưu giữ những giá trị về di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu, nhiều tiềm năng để phát triển du lịch. Một số di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được coi là tiêu biểu, nổi bật của Quảng Ngãi để nhà quản lý du lịch cũng như những đơn vị khai thác dịch vụ du lịch xem xét như những gợi ý, để từ đó có thể kết hợp với những nhân tố và nguồn lực khác nhau nhằm phát triển thành những tour, tuyến, điểm tham quan giúp cho loại hình du lịch văn hóa trở nên sinh động, hấp dẫn và trở thành điểm đến thường xuyên của du khách: Du lịch văn hóa làng nghề truyền thống; Du lịch văn hóa tìm hiểu các nhân vật lịch sử; Du lịch văn hóa tìm hiểu các di tích lịch sử cách mạng; Du lịch văn hóa Lễ hội (lễ hội Điện Trường Bà Trà Bồng, lễ cầu ngư Sa Huỳnh, lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, lễ hội cúng cá Ông ở dọc nhiều làng quê ven biển, lễ hội cầu mưa, ăn lúa mới, ăn trâu của đồng bào miền Tây Quảng Ngãi, trong đó lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa (Lý Sơn) đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia); Du lịch ẩm thực; Du lịch văn hóa tìm hiểu về tín ngưỡng của dân tộc thiểu số ở miền Tây Quảng Ngãi; Du lịch văn hóa tìm hiểu về truyền thống khoa cử ở Quảng Ngãi…
Bên cạnh đó, sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1995/2014/QĐ-TTg ngày 04-11-2014 về một số cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển huyện đảo Lý Sơn, đã khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư theo các hình thức BT, BOT, BTO, PPP… thì các nhà đầu tư có dự án đầu tư vào huyện đảo Lý Sơn được hưởng ưu đãi và hỗ trợ đầu tư theo mức cao nhất phù hợp với quy định của pháp luật. Đồng thời, các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh tại huyện đảo Lý Sơn cũng được ưu tiên sử dụng vốn tín dụng đầu tư phù hợp với quy định pháp luật, đặc biệt là có điện lưới quốc gia cùng với chính sách đặc thù nên đã thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Lý Sơn. Với cơ chế này, Quảng Ngãi đã tạo mặt bằng sạch, thông thoáng và các chính sách ưu đãi hấp dẫn cho các nhà đầu tư, cụ thể: các nhà đầu tư sẽ được hỗ trợ về hạ tầng kỹ thuật một số hạng mục chính đến tận tường rào dự án; được tư vấn đầu tư và tổ chức cấp giấy chứng nhận đầu tư theo cơ chế một cửa; hỗ trợ việc lập phương án và tổ chức thực hiện phương án bồi thường và giải phóng mặt bằng; hỗ trợ về đào tạo nghề và giải quyết việc làm; được ưu đãi về giá đất… Trong đó, đáng chú ý nhất là phát triển hạ tầng, nhà hàng, khách sạn đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đang ngày một tăng cao. Việc này đã thật sự đánh thức công tác kêu gọi đầu tư phát triển du lịch biển tại đảo Lý Sơn.
Hiện Huyện đảo Lý Sơn đã thu hút hơn 50 dự án đầu tư, với tổng vốn hơn 1.000 tỷ đồng; Tính riêng số khách sạn, nhà nghỉ đang xây dựng và hoàn thành đầu năm 2017 có khoảng 10 cơ sở, trong đó có khách sạn Mường Thanh - Lý Sơn đầu tư với tổng vốn gần 400 tỷ đồng, quy mô 4 sao, 7 tầng, 150 phòng; Tổng công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Du lịch Sài Gòn lập phương án và đang đầu tư dự án du lịch tại khu vực Hang Câu… Tổng doanh thu du lịch năm 2015 là 560 tỷ đồng, tăng 160% so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân năm 2015 là: 21,1%; Tổng lượt khách năm 2015 đạt 650.000 lượt, tăng 97% so với năm 2010. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011-2015 là: 14,5%, trong đó khách quốc tế là 55.000 lượt.
Năm 2017, tỉnh Quảng Ngãi đón 790.000 lượt khách/750.000 lượt khách đạt 105% so với kế hoạch, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế: 69.000 lượt khách/65.000 lượt khách đạt 107% so với kế hoạch, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó khách lưu trú cả năm khoảng 515.000 lượt khách tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Khách quốc tế 45.000 lượt khách, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh ước đạt 710 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước, trong đó thu bằng ngoại tệ gần 8.000.000 USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm trước (2).
Tính đến tháng 9-2018, tổng lượng khách ước đạt 876.000 lượt người, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước và đạt 103 % so với kế hoạch, khách quốc tế: 73.700 lượt, tăng 6% so với cùng kỳ năm trước và đạt 105 % so với kế hoạch. Trong đó khách do cơ sở lưu trú phục vụ: 629.180 lượt, tăng 44% so với cùng kỳ năm trước, khách quốc tế: 33.969 lượt, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; Doanh thu ước đạt 811 tỉ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước và đạt 98% so với kế hoạch (thu bằng ngoại tệ 10,110,000 USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước và đạt 118% so với kế hoạch) (3).
Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2015-2020 xác định: “Quy hoạch, đầu tư từng bước hoàn thiện hạ tầng du lịch; quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh; tạo cơ chế huy động nguồn lực của xã hội để trùng tu, quản lý di sản văn hóa nhằm hình thành chuỗi sản phẩm du lịch đặc trưng của địa phương. Gắn phát triển du lịch của tỉnh với du lịch của vùng theo hướng nâng cao chất lượng và tính chuyên nghiệp để bảo đảm sản phẩm du lịch có thương hiệu và tính cạnh tranh”(4). Do đó, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch và đặc biệt là du lịch biển là vấn đề hết sức cần thiết, là cơ sở quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian đến, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX đề ra với những mục tiêu rất cụ thể đến năm 2021, như: Tổng số khách du lịch đạt trên 1,1 triệu lượt (trong đó 80 nghìn lượt khách quốc tế); Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 1.200 tỷ đồng; Tốc độ tăng trưởng tổng thu du lịch giai đoạn 2018-2021 đạt 16,5%/năm; Ngày lưu trú bình quân của khách quốc tế giai đoạn 2018-2021 đạt từ 2,8 ngày đến 3,2 ngày. Mức chi tiêu bình quân giai đoạn 2018-2021 đạt từ 82 đến 90 USD/người/ngày đêm; Ngày lưu trú bình quân của khách nội địa giai đoạn 2018-2021 đạt từ 2,5 ngày đến 3,0 ngày. Mức chi tiêu bình quân giai đoạn 2018-2021 đạt từ 770.000VNĐ đến 850.000VNĐ/người/ngày đêm; Số lượng cơ sở lưu trú có 4.500 buồng (tỷ lệ buồng đạt chất lượng 3 sao trở lên chiếm 15-25%); Tạo việc làm cho 15.000 người (lao động trực tiếp là 5.000 người) (5).
Cùng với sự phát triển ngành du lịch của cả nước, tỉnh Quảng Ngãi đã phát huy tiềm năng, thế mạnh của mình để phát triển du lịch trong thời gian qua. Đặc biệt, khi du lịch văn hóa ngày càng được chú trọng, khi đất nước đang trong giai đoạn hội nhập sâu, rộng trong một “thế giới phẳng”, nhưng để giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc, vừa hội nhập và phát triển bền vững thì việc bảo tồn, phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch là hướng đi đúng định hướng của Đảng. Du lịch văn hóa Quảng Ngãi ngày càng phát triển đã minh chứng điều đó và đã khẳng định tên tuổi Quảng Ngãi trên bản đồ du lịch quốc gia và quốc tế. Tuy nhiên, Quảng Ngãi vẫn chưa thực sự khai thác, phát huy hết tiềm năng các giá trị di sản văn hóa và thế mạnh của mình để phát triển du lịch biển. Để trở thành trung tâm du lịch của miền Trung - Tây Nguyên và của cả nước, hướng vươn tầm ra thế giới, xây dựng nên một thương hiệu du lịch Quảng Ngãi đẳng cấp thì cần có những hướng đi đổi mới, linh hoạt./.
------------------------------
Tài liệu tham khảo:
1 Luật Du lịch 2005, Cổng thông tin điện tử Chính phủ
2 Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2017 và Chương trình công tác năm 2018 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi
3 Báo cáo tình hình hoạt động du lịch 9 tháng đầu năm 2018 và Chương trình công tác 3 tháng cuối năm năm 2018 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi
4 Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi: Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015-2020
5 Quyết định số 20/QĐ- UBND ngày 21-01-2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
2 Báo cáo tình hình hoạt động du lịch năm 2017 và Chương trình công tác năm 2018 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi
3 Báo cáo tình hình hoạt động du lịch 9 tháng đầu năm 2018 và Chương trình công tác 3 tháng cuối năm năm 2018 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ngãi
4 Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi: Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015-2020
5 Quyết định số 20/QĐ- UBND ngày 21-01-2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020, định hướng đến năm 2025
Năm 2019: Tầm nhìn - sức mạnh - và khát vọng Việt Nam  (01/02/2019)
Công tác đối ngoại của lực lượng công an nhân dân trong tình hình mới  (01/02/2019)
Xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững  (01/02/2019)
Thủ tướng chỉ thị về quản lý và sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài  (01/02/2019)
Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tiếp Đại sứ Trung Quốc  (01/02/2019)
- Xây dựng tổ chức bộ máy hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Kinh tế Việt Nam năm 2024 và triển vọng năm 2025
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm