Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc có điều kiện kinh tế khó khăn.
00:10, ngày 17-09-2018
TCCSĐT - Cấp xã là cấp cuối cùng của hệ thống chính trị ở nước ta. Những năm qua, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở các xã để đáp ứng với yêu cầu lãnh đạo chỉ đạo, tổ chức thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc. Tuy nhiên, nhìn chung hệ thống chính trị ở nhiều xã vùng núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, chưa tương xứng với yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
Theo quyết định số 582/QĐ-Tg ngày 28/4/2017 của Thủ tướng Chính Phủ, phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn, xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng dân tộc thiểu số miền núi giai đoạn 2016-2020 theo đó có 1.935 xã khu vực III tức xã có vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Khác với các địa bàn đồng bằng hay những địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển, ở các xã vùng núi, vùng đặc biệt khó khăn có những đặc trưng nhất định:
Một là, điều kiện tự nhiên chủ yếu là đồi núi, giao thông đi lại khó khăn, phương tiện thông tin trao đổi cập nhật chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn hạn chế.
Hai là, hầu hết các xã đều có xuất phát điểm thấp về mọi mặt, trình độ dân trí đến cơ sở hạ tầng, nguồn lực đầu tư cho phát triển. Đặc biệt, đây là những địa phương có đến trên 90% dân số là đồng bào dân tộc sinh sống, sản xuất canh tác lâu đời, họ có sự gắn bó chặt chẽ với nhau về nhiều phương diện kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán.... trình độ dân trí còn khá thấp, một số phong tục, tập quán văn hóa và sản xuất còn lạc hậu…
Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm củng cố, tăng cường hệ thống chính trị ở các xã vùng núi, vùng đồng bào dân tộc đã góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực, kinh tế, xã hội đã có bước phát triển, đời sống nhân dân ở vùng dân tộc thiểu số được cải thiện, vấn đề an ninh chính trị được đảm bảo, nhiều vấn đề bức xúc đã được quan tâm giải quyết kịp thời, đồng bào các dân tộc luôn tin tưởng vào đường lối đổi mới, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống chính trị cơ sở ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém:
Thứ nhất, trong hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng
- Chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và chi bộ một số nơi, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số chuyển biến chậm. Một số Đảng bộ xã, chi bộ xóm, bản thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo trên các lĩnh vực còn lúng túng.
- Một số nơi chậm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị; nội dung sinh hoạt cấp uỷ, chi bộ còn đơn điệu, đấu tranh tự phê bình và phê bình còn hạn chế. Vai trò hạt nhân lãnh đạo của một số tổ chức cơ sở Đảng, chi bộ chưa thể hiện rõ, nhiều đảng viên chưa phát huy được vai trò tiên phong gương mẫu, trình độ, năng lực yếu không phát huy được tác dụng trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng.
- Một số nơi trong vùng dân tộc thiểu số, còn gặp khó khăn, lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng, an ninh trật tự, chấp hành pháp luật; phong cách làm việc còn thụ động, dựa dẫm, trông chờ; khả năng lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng chưa được phát huy, có nơi mất vai trò trước các vụ việc nổi cộm, phức tạp, gây mất ổn định an ninh trật tự trên địa bàn.
Thứ hai, Hoạt động của bộ máy chính quyền
- Trình độ cán bộ UBND và HĐND cấp xã thiếu đồng bộ, chuyên môn đào tạo còn thiên lệch về một số ngành, nghề dễ học, dễ thi; năng lực thực tiễn còn hạn chế, tính sáng tạo, chuyên nghiệp chưa cao, phẩm chất đạo đức công vụ một số cán bộ chưa tốt. Trong quá trình thực thi công việc, đội ngũ cán bộ cấp xã nơi đây còn rất lúng túng trong việc triển khai hoạt động, thụ động chờ sự hướng dẫn của cấp trên, do vậy việc giải quyết công việc kém hiệu quả. năng lực tổ chức thực hiện hạn chế, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo rất thấp.
- Công tác quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực chưa tốt như: quản lý tài nguyên môi trường, ngân sách, xây dựng cơ bản...
- Một số nơi chậm bổ sung, xây dựng quy chế làm việc hoặc thực hiện quy chế chưa nghiêm, nên còn có sự chống chéo, lấn sân giữa sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền; hiểu và xác định mối quan hệ công tác giữa bí thư Đảng uỷ với chủ tịch ủy ban nhân dân, ủy ban nhân dân với các đoàn thể nhân dân có nơi chưa đúng.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương của Đảng, Nhà nước, nghị quyết của hội đồng nhân dân còn thiếu chủ động, việc xem xét những vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, xây dựng cơ bản có lúc, có nơi còn mang tính hình thức. Công tác giám sát có mặt còn hạn chế.
- Hoạt động cải cách hành chính của ủy ban nhân dân ở một số xã chưa đáp ứng yêu cầu, có nơi còn gây phiền hà cho nhân dân, chưa thật sự đổi mới phương thức làm việc.
- Việc tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền một vài cơ sở thực hiện chưa nghiêm, chưa kịp thời, trách nhiệm chưa cao, nên vẫn còn tình trạng đơn thư vượt cấp.
Thứ ba, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân có nơi còn biểu hiện hành chính, ít đổi mới, thiếu sức hấp dẫn, chưa thực sự gắn kết với các chương trình kinh tế - xã hội; một số cơ sở tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên chưa cao; công tác phối hợp giải quyết những vụ việc bức xúc, nổi cộm trong quần chúng nhân dân chưa nhịp nhàng. Năng lực thực tiễn cán bộ làm công tác mặt trận và đoàn thể chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ và chưa được chú trọng đúng mức.
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên là:
- Do các xã miền núi dân tộc, vùng sâu, vùng xa, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội còn khó khăn, đội ngũ cán bộ còn bất cập giữa các vùng miền, phong tục, tập quán, tư tưởng trông chờ còn khá nặng ở một số nơi, nhất là miền núi nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo có nơi thiếu kiên quyết, chưa đồng bộ, xác định không rõ những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, những khâu ách tắc, yếu kém để thực hiện. Công tác chỉ đạo còn nặng về hành chính, ít sâu sát cơ sở, việc phối hợp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, việc xây dựng mô hình, điển hình, công tác sơ, tổng kết các chủ trương, nghị quyết của Đảng có nơi chưa thực sự được chú trọng.
- Chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở, nhất là đoàn thể xóm nhiều bất cập; chưa có chính sách đặc thù đối với cán bộ cơ sở ở những vùng đặc biệt khó khăn. Do vậy, chưa khuyến khích được cán bộ tích cực hoạt động, nhất là cán bộ giữ chức danh phó đoàn thể cấp xã, cán bộ thôn bản.
Trước yêu cầu ngày càng cao đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở khu vực miền núi trong thời kỳ mới, việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc là vấn đề mang tính khách quan, cấp thiết. Đây là cơ sở để phát huy vai trò lãnh đạo, quản lý điều hành của tổ chức đảng, chính quyền ở các xã, phát huy nội lực và sức dân ở địa phương nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Để góp phần xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta, trong thời gian tới cần quan tâm thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc, đầy đủ quan điểm, chủ trương, chương trình, kế hoạch của Đảng, Nhà nước về đầu tư phát triển khu vực miền núi nói chung, tăng cường xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Việc củng cố, đổi mới hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải gắn đi liền với việc thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước.
Hai là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực và trình độ toàn diện cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị các xã miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là những cán bộ chủ chốt.
Ba là, đẩy mạnh thực hiện các chương trình, đề án tăng cường cán bộ có phẩm chất, năng lực về đảm nhiệm các vị trí chủ chốt ở các xã miền núi đặc biệt khó khăn. Trong xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng các nguồn cán bộ phải gắn với đặc điểm từng vùng, từng dân tộc, ưu tiên việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số.
Bốn là, quan tâm bảo đảm chính sách cho đội ngũ cán bộ cơ sở ở các xã miền núi đặc biệt khó khăn, coi trọng công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, củng cố hệ thống chính cơ sở.
Thứ năm, Tiếp tục xây dựng, củng cố để nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng tại cơ sở, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy trong việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, pháp luật của nhà nước. Đổi mới phương thức vận động quần chúng của các tổ chức đoàn thể địa phương, tăng cường phối hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở.
Thứ sáu, Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản những người có uy tín ở các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc.
Với vai trò quan trọng của hệ thống chính trị cấp cơ sở nhất là ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ quan trọng, nhằm phát huy vai trò làm chủ của nhân dân tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới./.
Một là, điều kiện tự nhiên chủ yếu là đồi núi, giao thông đi lại khó khăn, phương tiện thông tin trao đổi cập nhật chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước còn hạn chế.
Hai là, hầu hết các xã đều có xuất phát điểm thấp về mọi mặt, trình độ dân trí đến cơ sở hạ tầng, nguồn lực đầu tư cho phát triển. Đặc biệt, đây là những địa phương có đến trên 90% dân số là đồng bào dân tộc sinh sống, sản xuất canh tác lâu đời, họ có sự gắn bó chặt chẽ với nhau về nhiều phương diện kinh tế, văn hóa, phong tục tập quán.... trình độ dân trí còn khá thấp, một số phong tục, tập quán văn hóa và sản xuất còn lạc hậu…
Những năm qua, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm củng cố, tăng cường hệ thống chính trị ở các xã vùng núi, vùng đồng bào dân tộc đã góp phần tạo nên những chuyển biến tích cực, kinh tế, xã hội đã có bước phát triển, đời sống nhân dân ở vùng dân tộc thiểu số được cải thiện, vấn đề an ninh chính trị được đảm bảo, nhiều vấn đề bức xúc đã được quan tâm giải quyết kịp thời, đồng bào các dân tộc luôn tin tưởng vào đường lối đổi mới, thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, hệ thống chính trị cơ sở ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém:
Thứ nhất, trong hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng
- Chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và chi bộ một số nơi, đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số chuyển biến chậm. Một số Đảng bộ xã, chi bộ xóm, bản thực hiện chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo trên các lĩnh vực còn lúng túng.
- Một số nơi chậm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị; nội dung sinh hoạt cấp uỷ, chi bộ còn đơn điệu, đấu tranh tự phê bình và phê bình còn hạn chế. Vai trò hạt nhân lãnh đạo của một số tổ chức cơ sở Đảng, chi bộ chưa thể hiện rõ, nhiều đảng viên chưa phát huy được vai trò tiên phong gương mẫu, trình độ, năng lực yếu không phát huy được tác dụng trong công tác tuyên truyền, vận động quần chúng.
- Một số nơi trong vùng dân tộc thiểu số, còn gặp khó khăn, lúng túng trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác tư tưởng, an ninh trật tự, chấp hành pháp luật; phong cách làm việc còn thụ động, dựa dẫm, trông chờ; khả năng lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng chưa được phát huy, có nơi mất vai trò trước các vụ việc nổi cộm, phức tạp, gây mất ổn định an ninh trật tự trên địa bàn.
Thứ hai, Hoạt động của bộ máy chính quyền
- Trình độ cán bộ UBND và HĐND cấp xã thiếu đồng bộ, chuyên môn đào tạo còn thiên lệch về một số ngành, nghề dễ học, dễ thi; năng lực thực tiễn còn hạn chế, tính sáng tạo, chuyên nghiệp chưa cao, phẩm chất đạo đức công vụ một số cán bộ chưa tốt. Trong quá trình thực thi công việc, đội ngũ cán bộ cấp xã nơi đây còn rất lúng túng trong việc triển khai hoạt động, thụ động chờ sự hướng dẫn của cấp trên, do vậy việc giải quyết công việc kém hiệu quả. năng lực tổ chức thực hiện hạn chế, khả năng làm việc độc lập, sáng tạo rất thấp.
- Công tác quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực chưa tốt như: quản lý tài nguyên môi trường, ngân sách, xây dựng cơ bản...
- Một số nơi chậm bổ sung, xây dựng quy chế làm việc hoặc thực hiện quy chế chưa nghiêm, nên còn có sự chống chéo, lấn sân giữa sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền; hiểu và xác định mối quan hệ công tác giữa bí thư Đảng uỷ với chủ tịch ủy ban nhân dân, ủy ban nhân dân với các đoàn thể nhân dân có nơi chưa đúng.
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chủ trương của Đảng, Nhà nước, nghị quyết của hội đồng nhân dân còn thiếu chủ động, việc xem xét những vấn đề kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, xây dựng cơ bản có lúc, có nơi còn mang tính hình thức. Công tác giám sát có mặt còn hạn chế.
- Hoạt động cải cách hành chính của ủy ban nhân dân ở một số xã chưa đáp ứng yêu cầu, có nơi còn gây phiền hà cho nhân dân, chưa thật sự đổi mới phương thức làm việc.
- Việc tổ chức tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiến nghị của công dân theo thẩm quyền một vài cơ sở thực hiện chưa nghiêm, chưa kịp thời, trách nhiệm chưa cao, nên vẫn còn tình trạng đơn thư vượt cấp.
Thứ ba, hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân có nơi còn biểu hiện hành chính, ít đổi mới, thiếu sức hấp dẫn, chưa thực sự gắn kết với các chương trình kinh tế - xã hội; một số cơ sở tỷ lệ tập hợp đoàn viên, hội viên chưa cao; công tác phối hợp giải quyết những vụ việc bức xúc, nổi cộm trong quần chúng nhân dân chưa nhịp nhàng. Năng lực thực tiễn cán bộ làm công tác mặt trận và đoàn thể chưa ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ và chưa được chú trọng đúng mức.
Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế trên là:
- Do các xã miền núi dân tộc, vùng sâu, vùng xa, điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội còn khó khăn, đội ngũ cán bộ còn bất cập giữa các vùng miền, phong tục, tập quán, tư tưởng trông chờ còn khá nặng ở một số nơi, nhất là miền núi nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở.
- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo có nơi thiếu kiên quyết, chưa đồng bộ, xác định không rõ những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm, những khâu ách tắc, yếu kém để thực hiện. Công tác chỉ đạo còn nặng về hành chính, ít sâu sát cơ sở, việc phối hợp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát chưa thường xuyên, việc xây dựng mô hình, điển hình, công tác sơ, tổng kết các chủ trương, nghị quyết của Đảng có nơi chưa thực sự được chú trọng.
- Chế độ chính sách đối với cán bộ cơ sở, nhất là đoàn thể xóm nhiều bất cập; chưa có chính sách đặc thù đối với cán bộ cơ sở ở những vùng đặc biệt khó khăn. Do vậy, chưa khuyến khích được cán bộ tích cực hoạt động, nhất là cán bộ giữ chức danh phó đoàn thể cấp xã, cán bộ thôn bản.
Trước yêu cầu ngày càng cao đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội ở khu vực miền núi trong thời kỳ mới, việc xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc là vấn đề mang tính khách quan, cấp thiết. Đây là cơ sở để phát huy vai trò lãnh đạo, quản lý điều hành của tổ chức đảng, chính quyền ở các xã, phát huy nội lực và sức dân ở địa phương nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị được giao.
Để góp phần xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta, trong thời gian tới cần quan tâm thực hiện tốt một số giải pháp sau:
Một là, tiếp tục quán triệt sâu sắc, đầy đủ quan điểm, chủ trương, chương trình, kế hoạch của Đảng, Nhà nước về đầu tư phát triển khu vực miền núi nói chung, tăng cường xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng. Việc củng cố, đổi mới hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số phải gắn đi liền với việc thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước.
Hai là, quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao phẩm chất, năng lực và trình độ toàn diện cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị các xã miền núi vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nhất là những cán bộ chủ chốt.
Ba là, đẩy mạnh thực hiện các chương trình, đề án tăng cường cán bộ có phẩm chất, năng lực về đảm nhiệm các vị trí chủ chốt ở các xã miền núi đặc biệt khó khăn. Trong xây dựng quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng các nguồn cán bộ phải gắn với đặc điểm từng vùng, từng dân tộc, ưu tiên việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ dân tộc thiểu số.
Bốn là, quan tâm bảo đảm chính sách cho đội ngũ cán bộ cơ sở ở các xã miền núi đặc biệt khó khăn, coi trọng công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng, củng cố hệ thống chính cơ sở.
Thứ năm, Tiếp tục xây dựng, củng cố để nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng tại cơ sở, coi trọng công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy trong việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Đảng, pháp luật của nhà nước. Đổi mới phương thức vận động quần chúng của các tổ chức đoàn thể địa phương, tăng cường phối hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở.
Thứ sáu, Phát huy vai trò của già làng, trưởng bản những người có uy tín ở các xã miền núi, vùng đồng bào dân tộc.
Với vai trò quan trọng của hệ thống chính trị cấp cơ sở nhất là ở miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc đổi mới nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số là một nhiệm vụ quan trọng, nhằm phát huy vai trò làm chủ của nhân dân tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ mới./.
Việt Nam - Trung Quốc nhất trí kiểm soát tốt bất đồng trên biển  (16/09/2018)
Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Đại hội ASOSAI 14 tại Việt Nam  (16/09/2018)
Khởi công dự án nhà máy điện Mặt Trời trị giá 42 triệu USD ở Long An  (16/09/2018)
Các địa phương khẩn cấp ứng phó Bão số 6  (16/09/2018)
Hà Nội: Giải pháp toàn diện chăm sóc người già  (16/09/2018)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
- Phát huy hệ giá trị con người Việt Nam, hoàn thiện chuẩn mực đội ngũ cán bộ ngành ngoại giao trong thời kỳ mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay