Du lịch biển Hà Tĩnh - Hứa hẹn nhiều khởi sắc
TCCSĐT - Thuộc dải đất miền trung nhỏ hẹp, đầy nắng và gió nhưng Hà Tĩnh lại được thiên nhiên ban tặng cho nhiều bãi biển đẹp, là điểm thư giãn lý tưởng cho nhiều du khách khi có dịp đến với mảnh đất hữu tình, địa linh nhân kiệt.
Hà Tĩnh có 137 km bờ biển, với nhiều bãi tắm đẹp, hấp dẫn như Thiên Cầm, Xuân Thành, Quỳnh Viên - Lê Khôi, Thạch Hải, Đèo Con... Biển Hà Tĩnh có nhiều loại hải sản ngon như cá ngừ đại dương, mực nhảy, tôm hùm… Vùng đất này có nhiều danh lam, thắng cảnh, lễ hội gắn với đời sống người dân vùng biển như lễ hội Chèo cạn Cẩm nhượng, lễ hội Chiêu trưng Đại Vương Lê Khôi, lễ hội đền bà Nguyễn Thị Bích Châu, lễ hội chùa Chân Tiên... Du lịch biển kết nối nhiều danh thắng nổi tiếng như sông La - núi Hồng, hồ Kẻ Gỗ, Ngàn Trươi - Cẩm Trang, rừng đặc dụng vườn quốc gia Vũ Quang, nước khoáng Sơn Kim, du lịch sinh thái Hải Thượng Lãn Ông, Hoành Sơn Quan… Cùng với lợi thế Hà Tĩnh nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông - Tây với nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Thái Lan, Myanma và các nước khác trong khối ASEAN, vì vậy du lịch Hà Tĩnh nói chung, du lịch biển nói riêng là điểm đến hấp dẫn đối với du khách gần xa.
Năm 2016, do ảnh hưởng sự cố môi trường biển, hoạt động kinh doanh du lịch Hà Tĩnh bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Doanh thu các cơ sở kinh doanh tại các khu, điểm du lịch biển sụt giảm 80% - 85%, các đơn vị kinh doanh du lịch tại địa bàn trên trục Quốc lộ 1A giảm sút 40 - 50% so với năm trước. Tổng lượt khách lĩnh vực du lịch chỉ đạt 68,8% so với năm 2015 (giảm 31,2 %) và 66,5% so với kế hoạch (giảm 33,5%). Doanh thu đạt 80,7% so với năm 2015 (giảm 19,3%) và 75,5% so với kế hoạch (giảm 24,5%).
Năm 2017, môi trường biển đã được phục hồi, hoạt động du lịch nói chung, du lịch biển nói riêng đã có bước chuyển biến tích cực, số lượt khách đến nghỉ dưỡng tại các khu du lịch biển tăng gấp 4 - 5 lần của những năm trước, góp phần đưa ngành du lịch hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Hà Tĩnh hiện có 07 khu du lịch biển (Thiên Cầm, Xuân Thành, Lộc Hà, Quỳnh Viên - Lê Khôi, Thạch Văn - Thạch Trị, Kỳ Xuân, Đèo Con); 3 điểm du lịch giải trí, nghỉ dưỡng cao cấp: công viên nước Vinpearlland Water Park Hà Tĩnh, tổ hợp dịch vụ sân golf 18 lỗ, thể thao giải trí đua chó, Resort Quỳnh Viên - Lê Khôi... Tổng lượt khách thăm quan, du lịch toàn tỉnh năm 2017 đạt hơn 3.5 triệu lượt, trong đó có 1,4 triệu lượt khách có lưu trú, tăng 25,6% so với năm 2016 và ước đạt 115,1% kế hoạch năm, với gần 22 ngàn lượt khách quốc tế, tăng 21,5% so với năm 2016.
Tiếp tục phát huy kết quả năm 2017 và khắc phục những khó khăn, hạn chế do các yếu tố thời tiết bất lợi như mưa bão, lũ lụt, hạn hán đã làm ảnh hưởng đến các hoạt động du lịch, đặc biệt là đối với du lịch biển (một năm chỉ khai thác được 3 - 4 tháng), ngay từ đầu năm 2018, ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tích cực tham mưu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về phát triển du lịch Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo; Hội đồng Nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về chính sách khuyến khích phát triển du lịch. Với những nội dung tạo đột phá như: chính sách khuyến khích kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược, hỗ trợ đầu tư hạ tầng giao thông, điện ngoài hàng rào; hỗ trợ lãi suất vay ngân hàng khi đầu tư các dự án du lịch, mua phương tiện vận tải du lịch; hỗ trợ kinh phí đào tạo nguồn nhân lực; công tác xúc tiến quảng bá du lịch... Trên cơ sở những chính sách đó, từ những ngày đầu năm, ngành đã tăng cường các hoạt động kết nối, xúc tiến quảng bá đến những thị trường có tiềm năng như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Quảng Ninh, các tỉnh vùng đông bắc Thái Lan, Lào…; Tham gia các hội chợ du lịch quốc tế tại Hà Nội, Huế, Đà Nẵng…
Cùng với việc tăng cường xúc tiến quảng bá, từ đầu mùa du lịch, ngành đã tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỷ năng kinh doanh phục vụ cho hàng trăm đối tượng kinh doanh du lịch ở các doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch biển; tổ chức cuộc thi ẩm thực để nâng cao tay nghề cho nhân viên đầu bếp các nhà hàng, khách sạn và giới thiệu các món ăn đặc sản của địa phương. Xúc tiến kêu gọi nhiều nhà đầu tư có tiềm năng về nguồn lực tài chính và kinh nghiệm trên lĩnh vực du lịch về đầu tư phát triển hạ tầng ở khu du lịch biển Xuân Thành, Lộc Hà, Thiên Cầm… Các địa phương rà soát quy hoạch, lập quy hoạch chi tiết các khu du lịch trọng điểm như: Khu du lịch Xuân Thành, Lộc Hà, Văn Trị, Thiên Cầm và biển Kỳ Xuân gắn kết với quy hoạch chi tiết du lịch sinh thái hồ Kẻ Gỗ, Khu lưu niệm Nguyễn Du, Chùa Hương Tích để tạo mối liên kết với các địa phương, các ngành và liên kết vùng. Tăng cường công tác kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh về chất lượng phục vụ, an toàn vệ sinh thực phẩm, sử dụng lao động, niêm yết giá, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự; giải quyết dứt điểm tình trạng ăn xin, chèo kéo khách tại khu du lịch biển.
Việt Nam đang trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt nước ta đã tham gia vào “Chiến lược phát triển du lịch ASEAN giai đoạn 2016 - 2025”, sẽ mở ra nhiều cơ hội cho du lịch cả nước nói chung, du lịch Hà Tĩnh nói riêng, tạo bước phát triển bền vững trong thời kỳ mới. Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết 08 - NQ/TW, của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn; Nghị quyết 103-NQ/CP, của Chính phủ về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 08 của Trung ương và Nghị quyết 06-NQ/TU của Tỉnh ủy, du lịch Hà Tĩnh năm 2018 phấn đấu hoàn thành và vượt chỉ tiêu trên 4 triệu lượt khách, trong đó khách lưu trú trên 1,5 triệu và doanh thu ngành du lịch đạt trên 5.000 tỷ đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tạo việc làm, nâng cao thu nhập người dân, nhằm thực hiện thành công Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ Hà Tĩnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 “phát triển dịch vụ thương mại du lịch trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế của tỉnh và liên kết vùng, liên kết khu vực”./.
Chủ động và tích cực đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ hợp tác quốc tế  (14/05/2018)
Phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu  (14/05/2018)
Phát triển bền vững đồng bằng sông Cửu Long trong điều kiện thích ứng với biến đổi khí hậu  (14/05/2018)
Lễ trao Giải thưởng sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”  (14/05/2018)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay