Hà Tĩnh tập trung khắc phục hậu quả Bão số 10
TCCSĐT - Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh vừa có báo cáo đánh giá về những hậu quả hết sức nặng nề do siêu bão số 10 (Doksuri) gây ra trên địa bàn, ước tính tổng thiệt hại trên 6 nghìn tỷ đồng.
Bão số 10 là cơn bão có cấp độ rất cao, tốc độ di chuyển rất nhanh, trong gần 30 năm qua mới xuất hiện tại Hà Tĩnh. Bão hoạt động thời gian dài (trong 7 giờ liền) từ trước đến nay chưa xảy ra. Nhưng với sự chỉ đạo kịp thời, chủ động, kiên quyết của Trung ương, của tỉnh, huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nên đã giảm thiểu đến mức thấp nhất những thiệt hại.
Tuy nhiên, những thiệt hại do bão số 10 gây ra trên địa bàn Hà Tĩnh là hết sức nặng nề, ảnh hưởng cả trước mắt và lâu dài đến cơ sở hạ tầng, tình hình đời sống, sản xuất của người dân. Theo thống kê của tỉnh Hà Tĩnh, trong bão không có người bị chết, có 01 người bị thương. Sau bão, quá trình khắc phục hậu quả có 02 người bị chết vào ngày 16-9-2017 (01người ở xã Cẩm Quang, huyện Cẩm Xuyên; 01 người ở xã Sơn Lộc, huyện Can Lộc) và 80 người bị thương.
Bão đi qua làm hư hỏng và tốc mái 93.251 nhà, gây ngập và hư hỏng 332ha lúa; 1.642ha rau màu; 1.531ha cây ăn quả; 1.337ha nuôi trồng thủy sản, 308 phương tiện tàu thuyền,18.303ha cây lâm nghiệp đổ, gãy; 66.885 con gia súc gia cầm bị chết.
Thiệt hại về kết cấu hạ tầng kỹ thuật gồm: Chiều dài đê điều bị sạt lở 21km; kênh mương bị hư hỏng 10,5km; cống bị hư hỏng 149 cái. Chiều dài đường giao thông bị sạt lở 27km; cầu, cống giao thông bị hư hỏng 166 cái. Số điểm trường học bị ảnh hưởng 231 điểm, với 831 phòng; 54 cơ sở y tế bị hư hỏng. Cột phát sóng truyền hình bị đổ, gãy 02 cái; cột ăng ten bị đổ, gãy 16 cái; cột treo cáp bị đổ, gãy 52 cái. Cột điện bị đỗ gãy 2.395 cột; dây điện bị đứt 159km; trạm biến áp bị hư hỏng 26 trạm; nhà xưởng bị hư hỏng 160 nhà; chợ và trung tâm thương mại bị hư hỏng 50 cái.
Tổng thiệt hại ước tính trên 6.000 tỷ đồng.
Sau bão, tỉnh Hà Tĩnh đã huy động cả hệ thống chính trị tổ chức thống kê, kiểm đếm thiệt hại do bão số 10 gây ra, chỉ đạo kịp thời khắc phục và hỗ trợ thiệt hại, đặc biệt quan tâm đến các đối tượng chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, huy động các lực lượng quân sự, công an, biên phòng; đoàn thanh niên, các tổ chức giúp bà con nhân dân tu sửa lại nhà cửa, dọn dẹp cây cối, vệ sinh môi trường sau bão và mưa lũ, kiểm soát chặt chẽ không để xảy ra dịch bệnh bùng phát sau bão.
Do hậu quả để lại sau bão quá nặng nề, để kịp thời hỗ trợ khắc phục hậu quả thiệt hại, tỉnh Hà Tĩnh đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ 3.000 tấn gạo để cứu đói, hỗ trợ 40 tỷ đồng để tu sửa ngay 02 cột tháp truyền hình; trích từ nguồn dự trữ quốc gia hoặc hỗ trợ kinh phí để mua 1.000 tấn giống lúa, 150 tấn giống ngô, 37 tấn giống hạt rau các loại, hỗ trợ kinh phí mua 20 cơ số thuốc, hóa chất, vắc xin phòng bệnh; hỗ trợ kinh phí để khắc phục cơ sở hạ tầng, như: nhà ở, trường học, cơ sở khám chữa bệnh, hệ thống đê điều, thủy lợi, điện lực, hệ thống thông tin liên lạc, các doanh nghiệp có thiệt hại lớn.
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Tĩnh cũng đã phát động phong trào tương thân, tương ái, tuyên truyền vận động nhân dân hỗ trợ nhau khắc phục hậu quả do lũ, lụt gây ra, với truyền thống “lá lành đùm lá rách”, “lá rách ít đùm lá rách nhiều” cùng chia sẻ, giúp đỡ nhau trong hoạn nạn để vượt qua khó khăn.
Tính đến chiều 20-9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh đã tiếp nhận cứu trợ của 12 tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân trong và ngoài nước, với số tiền 11.900 triệu đồng cùng nhiều hàng hóa thiết yếu khác, đã tiến hành chuyển xuống các địa phương kịp thời, tổ chức phân phối công bằng, khách quan.
Trước mắt để khẩn trương khắc phục những hậu quả nặng nề do bão số 10 gây ra, tỉnh Hà Tĩnh xác định tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm và cấp bách sau:
Hai là, tập trung tối đa lực lượng, phương tiện, nguồn lực khôi phục nhanh hạ tầng điện, trường học, trạm y tế, nhà ở, nước sạch, các công trình dân sinh ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống, sinh hoạt của nhân dân. Tổ chức đánh giá thiệt hại bảo đảm khách quan, trung thực, kịp thời, tổng hợp báo cáo Trung ương.
Ba là, tăng cường công tác quản lý nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, nghiêm cấm việc lợi dụng phòng, chống, khắc phục hậu quả bão, lũ trên mọi phương diện. Tập trung quản lý vệ sinh môi trường, quản lý thị trường, không để lợi dụng bão để tăng giá, ép giá các mặt hàng; bảo đảm cung ứng nguồn hàng hóa phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Đối với các trường học, không huy động đóng góp bằng tiền của phụ huynh, học sinh để khắc phục, sửa chữa trường lóp.
Bốn là, khẩn trương ban hành quyết định hỗ trợ cấp bách cho nhân dân ổn định đời sống, khắc phục hậu quả sau bão bằng nguồn dự phòng của ngân sách các cấp và từ nguồn cứu trợ của các tổ chức, cá nhân.
Năm là, tiếp tục đưa ra các giải pháp hỗ trợ sản xuất vụ Đông: hỗ trợ giống, các giải pháp kỹ thuật, tăng cường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, khôi phục, sửa chữa kết cấu hạ tầng thủy sản, có các giải pháp hạn chế thiệt hại rừng trồng bị đổ, gãy...
Sáu là, đẩy mạnh tuyên truyền về công tác khắc phục hậu quả cơn Bão số 10; nêu cao tinh thần tự lực, tự cường, tương thân, tương ái trong nhân dân, tránh tư tưởng trông chờ, ỷ lại; những việc nào nhân dân tự khắc phục được thì tự giác làm; Nhà nước chỉ hỗ trợ cho các hộ gia đình không có khả năng, đặc biệt là gia đình chính sách, neo đơn, không nơi nương tựa; tuyên truyền, kêu gọi sự hỗ trợ, giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Bảy là, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội huy động đoàn viên, hội viên phối hợp với các lực lượng công an, quân sự, biên phòng giúp đỡ nhân dân tu sửa lại nhà cửa, vệ sinh môi trường, khôi phục sản xuất, sửa chữa kịp thời các công trình công cộng bị ảnh hưởng để tiếp tục hoạt động trở lại.
Tám là, chỉ đạo chính quyền các cấp và các ngành liên quan động viên nhân dân tự lực, chủ động sửa chữa nhà ở, dọn dẹp vệ sinh, cảnh quan môi trường thường xuyên kiểm soát chặt chẽ, không để dịch bệnh bùng phát sau bão lũ; kịp thời thăm hỏi, giúp đỡ, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại nặng, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có khả năng sửa chữa.
Chín là, các địa phương trong tỉnh chỉ đạo thống kê thiệt hại bảo đảm khách quan, chính xác, kịp thời. Các huyện, thị xã thiệt hại nặng cần phải thành lập ban chỉ đạo để chỉ đạo, kiểm tra công tác khắc phục hậu quả, việc sử dụng nguồn ngân sách hỗ trợ và tiếp nhận, phân phối, sử dụng các nguồn cứu trợ bảo đảm đúng quy định, đúng mục đích, đúng đối tượng, kịp thời, công bằng, khách quan, tuyệt đối không để xảy ra sai sót, khiếu kiện.
Mười là, chủ động có giải pháp đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm, kịp thời những phần tử cơ hội, đối tượng xấu lợi dụng công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả Bão số 10 trên mọi phương diện, làm rối tình hình, ảnh hưởng đến an ninh, trật tự an toàn xã hội, đặc biệt các địa bàn trọng điểm./.
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 18 đến ngày 24-9-2017  (25/09/2017)
Cử tri Đức bỏ phiếu bầu Quốc hội Liên bang  (24/09/2017)
Cuộc khủng hoảng toàn cầu và tầm nhìn chiến lược của Chính phủ  (24/09/2017)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN  (24/09/2017)
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Phát triển hoạt động phối hợp ở biên giới giúp Việt Nam - Trung Quốc đoàn kết hơn, người dân hạnh phúc, ấm no hơn  (24/09/2017)
Xây dựng biên giới Việt - Trung hoà bình, ổn định, hợp tác, hữu nghị  (24/09/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay