Cử tri Đức bỏ phiếu bầu Quốc hội Liên bang
Có 61,5 triệu cử tri Đức có quyền bầu cử trong cuộc bỏ phiếu này, trong đó có 3 triệu người lần đầu được quyền bầu cử. Tổng cộng có 48 đảng phái chính trị tham gia chạy đua giành 630 ghế tại Quốc hội Liên bang trong nhiệm kỳ 2017-2021.
Đây là cuộc bầu cử được đánh giá quan trọng hàng đầu ở châu Âu trong năm 2017, góp phần định hình tương lai của Liên minh châu Âu. Đức hiện là đầu tàu của EU và cùng với nước Pháp của Tống thống Emmanuel Macron, 2 nước sẽ góp phần củng cố EU trước nguy cơ tan rã từ vấn đề Brexit (Anh rời khỏi EU) cũng như cuộc khủng hoảng nợ công, và mối quan hệ trục trặc với đối tác xuyên Đại Tây Dương là Mỹ.
Mặc dù cuộc bầu cử này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nước Đức trong vòng 4 năm tới, song không khí đi bầu năm nay có phần trầm lắng. Dự kiến chỉ có khoảng 70% trong tổng số 61,5 triệu cử tri Đức sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử được dự báo không có nhiều bất ngờ.
Kết quả thăm dò dư luận trước thời điểm bỏ phiếu cho thấy liên đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) vẫn chiếm ưu thế lớn với hơn 36% cử tri ủng hộ, bỏ xa tỷ lệ 22,5% của đối thủ chính là đảng Dân chủ Xã hội (SPD).
Nếu như liên minh CDU/CSU và đảng SPD đã tạm thời an bài, sự xuất hiện của đảng "Sự lựa chọn vì nước Đức" (AfD) lại đáng chú ý. Gần như CDU/CSU đã nắm chắc vị trí, khả năng AfD lần đầu tiên có mặt ở Quốc hội Liên bang Đức là rất lớn. Kết quả thăm dò dư luận cho thấy AfD nhận được từ 10 - 12% cử tri ủng hộ. Các đảng khác như đảng Dân chủ Tự do (FDP), đảnh Cánh tả hay đảng Xanh vẫn nuôi hy vọng có mặt ở quốc hội Liên bang.
Theo kế hoạch, các điểm bỏ phiếu sẽ đóng cửa vào lúc 18h00 cùng ngày, tức 23h00 theo giờ Hà Nội.
Gần một nửa số cử tri đã đi bỏ phiếu
Tính đến 12h theo giờ GMT (tức 19h theo giờ Việt Nam), 41,1% số cử tri Đức đã đi bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Quốc hội Liên bang khóa 2017-2021.
Theo giới chức, số cử tri đi bỏ phiếu tính đến thời điểm này thấp hơn 0,3% so với cùng thời điểm cách đây 4 năm. Tuy nhiên con số này cũng cho thấy một số thay đổi lớn trên khắp nước Đức. Bang North Rhine-Westphalia đông dân nhất nước Đức thông báo số cử tri đi bỏ phiếu đã tăng 3%.
Trước đó, các điểm bỏ phiếu thuộc 299 khu vực bầu cử trên toàn nước Đức đã đồng loạt mở cửa đón cử tri từ lúc 8h theo giờ địa phương (tức 6h theo giờ GMT). 61,5 triệu cử tri Đức có đủ tư cách đi bầu cử trong cuộc bỏ phiếu lần này, trong đó có 3 triệu người lần đầu được quyền bầu cử.
Thủ tướng Angela Merkel đã cùng chồng đi bỏ phiếu tại một điểm bầu cử gần nơi ở của bà ở trung tâm thủ đô Berlin.
Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy bà Merkel thuộc đảng Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) chắc chắn sẽ tiếp tục nắm giữ cương vị Thủ tướng Đức nhiệm kỳ thứ 4. Kết quả thăm dò dư luận trước thời điểm bỏ phiếu cho thấy liên đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) và Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) vẫn chiếm ưu thế lớn với hơn 36% cử tri ủng hộ, bỏ xa tỷ lệ 22,5% của đối thủ chính là đảng Dân chủ Xã hội (SPD). Cuộc bầu cử được coi là quan trọng vì nó có thể dẫn đến kết quả có 6 đảng phái có đại diện trong Quốc hội Đức (Bundestag), sự kiện đặc biệt lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Một kết quả như vậy có thể dẫn tới sự thay đổi thành phần liên minh cầm quyền hiện tại.
Theo kế hoạch, các điểm bỏ phiếu sẽ đóng cửa vào lúc 18h00 (theo giờ Đức), tức 23h00 theo giờ Hà Nội./.
Cuộc khủng hoảng toàn cầu và tầm nhìn chiến lược của Chính phủ  (24/09/2017)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN  (24/09/2017)
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh: Phát triển hoạt động phối hợp ở biên giới giúp Việt Nam - Trung Quốc đoàn kết hơn, người dân hạnh phúc, ấm no hơn  (24/09/2017)
Xây dựng biên giới Việt - Trung hoà bình, ổn định, hợp tác, hữu nghị  (24/09/2017)
Hoạt động xúc tiến, phát triển du lịch ở Yên Bái, Hà Nội  (24/09/2017)
Ẩm thực Việt - Sứ giả văn hóa tại đất nước Nga xa xôi  (24/09/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay