Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa
00:17, ngày 11-08-2018
Hội thảo về Xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, tổ chức ngày 10-8, tại Đà Nẵng.
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình chủ trì hội thảo; cùng dự có đại diện các bộ, ngành Trung ương, các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều tham luận, đóng góp ý kiến quan trọng, những kinh nghiệm quý báu trong thời gian qua cũng như phương hướng phát triển trong thời gian tới cho thành phố Đà Nẵng.
Cụ thể như: Định hướng xây dựng chính quyền đô thị, thực hiện phân cấp, phân quyền cho thành phố Đà Nẵng; Du lịch Đà Nẵng-Triển vọng phát triển trong thời gian tới; Giải pháp đô thị thông minh trong quản trị đô thị; Quy hoạch phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng…
Cách đây hơn 20 năm, Đà Nẵng là thành phố đô thị loại 3 thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, có xuất phát điểm thấp, quy hoạch thành phố còn rời rạc, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém.
Năm 1997, Đà Nẵng được chia tách trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Trong điều kiện khó khăn của những ngày đầu chia tách nhưng với ý thức trách nhiệm cao của mình trước thời đại, trước trọng trách Trung ương giao phó và đặc biệt là vì cuộc sống của người dân, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng đã đồng lòng, dốc toàn lực, toàn tâm bước vào giai đoạn phát triển mới.
Năm 2003, bằng nỗ lực của mình, thành phố Đà Nẵng đã nhanh chóng vươn lên thành đô thị loại 1 cấp quốc gia. Đặc biệt, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Có thể nói, Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị là một quyết sách quan trọng của Trung ương nhằm tạo nền tảng và là cú huých mạnh để thành phố Đà Nẵng bứt phá, phát triển. Đây là thời cơ, là vận hội lớn cho thành phố Đà Nẵng phát huy lợi thế, phát triển và vươn lên giữ vai trò là đô thị trung tâm khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Đồng chí Trương Quang Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết, sau 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Trung ương, sự hợp tác, giúp đỡ chí tình của bạn bè trong nước và quốc tế, nhờ phát huy truyền thống “trung dũng kiên cường,” tinh thần đoàn kết, đồng thuận trong nhân dân; đồng thời, kế thừa những thành quả của các thời kỳ trước và bằng những cách làm mới, sáng tạo, thành phố Đà Nẵng đã không ngừng nỗ lực, bứt phá đi lên, đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực.
Diện mạo đô thị đã có những thay đổi ấn tượng qua từng ngày, là một trong những thành phố trẻ trung, năng động, sáng tạo bậc nhất của cả nước, luôn đi đầu trong đổi mới và năng động phát triển.
Tuy nhiên, sau khoảng thời gian phát triển khá nhanh, bên cạnh những thuận lợi cơ bản và những kết quả đạt được, thành phố Đà Nẵng cũng bộc lộ một số bất cập và đối mặt với không ít khó khăn, thách thức do xuất phát điểm thấp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, tình hình thiên tai diễn biến khá phức tạp.
Vì vậy Đà Nẵng mong mỏi các ban, bộ, ngành Trung ương và các chuyên gia, nhà khoa học có những đánh giá về tình hình phát triển thành phố Đà Nẵng sau 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị, từ đó có định hướng để thành phố phát triển trong thời gian đến.
Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh: Năm 2003, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây được xem là quyết sách quan trọng nhất của Trung ương đối với thành phố Đà Nẵng trong những năm qua.
Sau 15 năm triển khai thực hiện, thành phố Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Kinh tế - xã hội phát triển khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức khá cao và liên tục, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tăng gấp 4,2 lần. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các ngành, lĩnh vực đều có bước phát triển.
Thành phố Đà Nẵng dần định vị là đô thị lớn của cả nước, là đầu mối, cửa ngõ giao thông quan trọng trong nước và quốc tế, là trung tâm kinh tế - xã hội và là đầu tàu, động lực phát triển của khu vực miền Trung-Tây Nguyên, đồng thời tiên phong trong hội nhập quốc tế.
Việc Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Thành ủy Đà Nẵng tổ chức hội thảo này nhằm tiếp thu ý kiến của các đại biểu để có cơ sở hoàn thiện Đề án tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của thành phố Đà Nẵng, trình Bộ Chính trị.
Đồng chí Nguyễn Văn Bình đề nghị các đại biểu tập trung tham luận, thảo luận những vấn đề, nội dung có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng trong tương lai.
Cụ thể là: Về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế; công tác quy hoạch và phát triển không gian đô thị; cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, phân cấp, phân quyền; đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông; những bất cập về cơ chế, chính sách và mô hình quản lý chính quyền địa phương, trong đó tập trung thảo luận việc xây dựng chính quyền đô thị…; tiến tới xây dựng nghị quyết mới, đáp ứng sự mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển Đà Nẵng nói riêng và đất nước nói chung./.
Tại hội thảo, các đại biểu, chuyên gia trong và ngoài nước đã đưa ra nhiều tham luận, đóng góp ý kiến quan trọng, những kinh nghiệm quý báu trong thời gian qua cũng như phương hướng phát triển trong thời gian tới cho thành phố Đà Nẵng.
Cụ thể như: Định hướng xây dựng chính quyền đô thị, thực hiện phân cấp, phân quyền cho thành phố Đà Nẵng; Du lịch Đà Nẵng-Triển vọng phát triển trong thời gian tới; Giải pháp đô thị thông minh trong quản trị đô thị; Quy hoạch phát triển bền vững thành phố Đà Nẵng…
Cách đây hơn 20 năm, Đà Nẵng là thành phố đô thị loại 3 thuộc tỉnh Quảng Nam-Đà Nẵng, có xuất phát điểm thấp, quy hoạch thành phố còn rời rạc, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém.
Năm 1997, Đà Nẵng được chia tách trở thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Trong điều kiện khó khăn của những ngày đầu chia tách nhưng với ý thức trách nhiệm cao của mình trước thời đại, trước trọng trách Trung ương giao phó và đặc biệt là vì cuộc sống của người dân, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng đã đồng lòng, dốc toàn lực, toàn tâm bước vào giai đoạn phát triển mới.
Năm 2003, bằng nỗ lực của mình, thành phố Đà Nẵng đã nhanh chóng vươn lên thành đô thị loại 1 cấp quốc gia. Đặc biệt, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Có thể nói, Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị là một quyết sách quan trọng của Trung ương nhằm tạo nền tảng và là cú huých mạnh để thành phố Đà Nẵng bứt phá, phát triển. Đây là thời cơ, là vận hội lớn cho thành phố Đà Nẵng phát huy lợi thế, phát triển và vươn lên giữ vai trò là đô thị trung tâm khu vực miền Trung-Tây Nguyên.
Đồng chí Trương Quang Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết, sau 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Trung ương, sự hợp tác, giúp đỡ chí tình của bạn bè trong nước và quốc tế, nhờ phát huy truyền thống “trung dũng kiên cường,” tinh thần đoàn kết, đồng thuận trong nhân dân; đồng thời, kế thừa những thành quả của các thời kỳ trước và bằng những cách làm mới, sáng tạo, thành phố Đà Nẵng đã không ngừng nỗ lực, bứt phá đi lên, đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực.
Diện mạo đô thị đã có những thay đổi ấn tượng qua từng ngày, là một trong những thành phố trẻ trung, năng động, sáng tạo bậc nhất của cả nước, luôn đi đầu trong đổi mới và năng động phát triển.
Tuy nhiên, sau khoảng thời gian phát triển khá nhanh, bên cạnh những thuận lợi cơ bản và những kết quả đạt được, thành phố Đà Nẵng cũng bộc lộ một số bất cập và đối mặt với không ít khó khăn, thách thức do xuất phát điểm thấp, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, tình hình thiên tai diễn biến khá phức tạp.
Vì vậy Đà Nẵng mong mỏi các ban, bộ, ngành Trung ương và các chuyên gia, nhà khoa học có những đánh giá về tình hình phát triển thành phố Đà Nẵng sau 15 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Bộ Chính trị, từ đó có định hướng để thành phố phát triển trong thời gian đến.
Phát biểu chỉ đạo tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh: Năm 2003, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đây được xem là quyết sách quan trọng nhất của Trung ương đối với thành phố Đà Nẵng trong những năm qua.
Sau 15 năm triển khai thực hiện, thành phố Đà Nẵng đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật. Kinh tế - xã hội phát triển khá toàn diện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức khá cao và liên tục, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tăng gấp 4,2 lần. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, các ngành, lĩnh vực đều có bước phát triển.
Thành phố Đà Nẵng dần định vị là đô thị lớn của cả nước, là đầu mối, cửa ngõ giao thông quan trọng trong nước và quốc tế, là trung tâm kinh tế - xã hội và là đầu tàu, động lực phát triển của khu vực miền Trung-Tây Nguyên, đồng thời tiên phong trong hội nhập quốc tế.
Việc Ban Kinh tế Trung ương phối hợp với Thành ủy Đà Nẵng tổ chức hội thảo này nhằm tiếp thu ý kiến của các đại biểu để có cơ sở hoàn thiện Đề án tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của thành phố Đà Nẵng, trình Bộ Chính trị.
Đồng chí Nguyễn Văn Bình đề nghị các đại biểu tập trung tham luận, thảo luận những vấn đề, nội dung có tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng trong tương lai.
Cụ thể là: Về chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế; công tác quy hoạch và phát triển không gian đô thị; cơ chế quản lý, tổ chức bộ máy, phân cấp, phân quyền; đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông; những bất cập về cơ chế, chính sách và mô hình quản lý chính quyền địa phương, trong đó tập trung thảo luận việc xây dựng chính quyền đô thị…; tiến tới xây dựng nghị quyết mới, đáp ứng sự mong mỏi của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố trong thời kỳ đẩy mạnh phát triển Đà Nẵng nói riêng và đất nước nói chung./.
Thủ tướng giao các bộ lập 39 quy hoạch ngành quốc gia  (11/08/2018)
Tiếp tục các thông tin về Phiên họp thứ 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội  (11/08/2018)
Kiên quyết yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam  (11/08/2018)
Kỳ họp thứ 7 Hội đồng Lý luận Trung ương nhiệm kỳ 2016 - 2021  (11/08/2018)
Campuchia khẳng định coi trọng mối quan hệ bền vững với Việt Nam  (11/08/2018)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay