Các quan niệm khác nhau về toàn cầu hóa
Trong ba thập kỷ gần đây, với những diễn biến và tác động ngày càng phức tạp của toàn cầu hóa, trên thế giới đã có rất nhiều công trình được công bố gắn với kết quả nghiên cứu “đối tượng” này; tuy nhiên, có thể khái quát thành ba “luồng” quan điểm khác nhau – đó là: những người theo quan điểm cực đoan, những người hoài nghi và những người theo chủ nghĩa chuyển hóa.
Những người theo quan điểm cực đoan gần như tuyệt đối hóa ý tưởng “thế giới không biên giới”, khẳng định toàn cầu hóa là một kỷ nguyên mới trong lịch sử loài người, trong đó “các nhà nước quốc gia truyền thống đã trở thành những đơn vị kinh doanh phi tự nhiên, thậm chí là không khả thi trong một nền kinh tế toàn cầu”. Quan điểm này khuyếch trương logic kinh tế, và là một dạng biến thể của chủ nghĩa tự do mới, tán dương sự nổi lên của một thị trường toàn cầu duy nhất và nguyên tắc cạnh tranh toàn cầu như là “cánh chim” báo hiệu sự tiến bộ của loài người. Trong nền kinh tế “không biên giới” này, vai trò của chính phủ các nước bị hạ thấp đến mức chỉ còn là “băng chuyển” cho nguồn vốn toàn cầu, hoặc “cuối cùng, chỉ đơn thuần là các thể chế trung gian kẹp giữa các cơ chế quản trị địa phương, khu vực và toàn cầu hùng mạnh”.
Những người theo chủ nghĩa hoài nghi lại đưa ra cách nhìn hoàn toàn đối lập. Họ biện luận rằng toàn cầu hóa với tính cách là một ý tưởng cũng như với tính cách là quá trình đang bị phóng đại quá mức, và tác động của nó chẳng hề giống những gì mà các nhà toàn cầu hóa cực đoan đã giới thuyết. Những người hoài nghi đặc biệt nhấn mạnh rằng nhà nước vẫn sẽ tiếp tục giữ vai trò rất quan trọng, và bất cứ ai phủ nhận điều đó thì chắc là do bị thúc đẩy bởi động cơ chính trị không lành mạnh nào đó. Theo quan điểm của chủ nghĩa hoài nghi, “các luật lệ điều chỉnh thương mại quốc tế hoặc các luồng vốn tự do không phải tự dưng mà nảy sinh giữa trời, thực ra, chúng được các tác nhân quốc gia đưa ra, và chính điều này khẳng định tầm quan trọng vẫn tiếp tục được duy trì của Nhà nước”.
Những người theo chủ nghĩa chuyển hóa được coi là “nằm ở lưng chừng giữa các nhà toàn cầu hóa cực đoan và các nhà hoài nghi”. Theo chủ nghĩa chuyển hóa, họ lý luận rằng thế giới trong thời đại toàn cầu hóa thực ra vẫn bao hàm sự khác biệt còn rất lớn giữa các khu vực và các quốc gia, đến mức khó có thể khái quát hóa chính xác về phương diện học thuật. Bàn về tác động của toàn cầu hóa đến các thể chế nhà nước, họ không nói rằng nhà nước bị lu mờ, cũng không nói là không có sự thay đổi gì hết mà nhấn mạnh ý tưởng “quyền lực đang được cấu trúc lại và tái định hình”. Luận đề của những người theo chủ nghĩa chuyển hóa là tương đối lạc quan, ở chỗ lưu ý tới khả năng thích nghi nội tại trong các nhà nước khi đối mặt với toàn cầu hóa và nhấn mạnh sự nổi lên của các hình thức mới của các quyền lực xuyên quốc gia và phi nhà nước. Nhìn chung, theo quan điểm của những người theo chủ nghĩa chuyển hóa, toàn cầu hóa đang và sẽ góp phần “mở rộng năng lực quản trị thông qua sự chuyển hóa trong các quan hệ nhà nước – tư nhân và sự tăng trưởng của các mạng lưới chính sách”.
Quy luật của lợi thế chính trị so sánh (21/05/2007)
Thủy sản (21/05/2007)
Tổng mức lưu chuyển ngoại thương (21/05/2007)
2000 tỉ đồng cho chương trình giải quyết việc làm (21/05/2007)
- Địa - chiến lược và giá trị địa - chiến lược của Việt Nam trong bối cảnh mới
- Giáo dục thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, phát huy giá trị lịch sử của chiến thắng 30-4-1975 để xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển
- Ý chí Việt Nam từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đến vững bước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
- Phát huy tinh thần đoàn kết quân - dân trong Đại thắng mùa Xuân 1975 vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay
- Tiếp tục hoàn thiện thể chế thương mại trong bối cảnh nền kinh tế số: Thực trạng và giải pháp trong thời gian tới
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam