Hội thảo tham vấn chiến lược phát triển Việt Nam
Ngày 18-8, tại Hà Nội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức Hội thảo “Việt Nam hướng tới thập niên mới và giai đoạn xa hơn” nhằm tham vấn các nhà khoa học, các chuyên gia quốc tế trong quá trình xây dựng chiến lược phát triển nhanh và bền vững của Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khái quát một số nét chính về dự thảo Chiến lược phát triển nhanh và bền vững đất nước giai đoạn 2011-2020 để các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đóng góp ý kiến.
Chiến lược có chủ đề tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước Việt Nam trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng vững chắc để phát triển cao hơn trong giai đoạn sau.
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7-8%/năm. Đến năm 2020 GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000-3.200USD; thu nhập thực tế của dân cư gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2010.
Thủ tướng cho biết, Chiến lược dựa trên 5 quan điểm lớn là phát triển nhanh gắn liền với phát triển bền vững, phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong chiến lược; đổi mới đồng bộ, phù hợp về kinh tế và chính trị; thực hành dân chủ, phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển; phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất và thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phải xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Dự thảo Chiến lược cũng xác định 3 đột phá là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính; phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới toàn diện nền giáo dục quốc dân; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.
Để thực hiện có hiệu quả các mục tiêu, Thủ tướng cũng cho biết, chiến lược đề ra 12 nhóm nhiệm vụ, giải pháp lớn đó là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực; phát triển mạnh công nghiệp và xây dựng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, tạo nền tảng cho một nước công nghiệp; phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững; phát triển mạnh các ngành dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị cao, tiềm năng lớn và có sức cạnh tranh; phát triển nhanh kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông; phát triển hài hòa, bền vững các vùng, xây dựng đô thị và nông thôn mới.
Chiến lược xác định cần tập trung nâng cao hiệu lực hiệu quả quản lý nhà nước, mà trọng tâm là thực hiện tốt chức năng của Nhà nước, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa nhà nước với thị trường; hoàn thiện bộ máy nhà nước, tạo bước chuyển mạnh về cải cách hành chính; đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong việc xây dựng bộ máy nhà nước.
Thủ tướng hy vọng, hội thảo sẽ có nhiều kiến nghị tốt, góp phần tích cực vào việc hoàn thiện và nâng cao chất lượng của Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam giai đoạn 2011-2020.
Tại hội thảo, các nhà khoa học, các nhà quản lý, chuyên gia trong nước và quốc tế bày tỏ sự thống nhất với dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020 do Đảng, Nhà nước Việt Nam xây dựng, cho đây là văn kiện có ý nghĩa hết sức quan trọng cho sự phát triển nhanh, bền vững của Việt Nam trong 10 năm tới.
Nhiều đại biểu đã nêu vấn đề để cùng giải quyết, đó là làm thế nào để đạt được sự tăng trưởng bền vững, từ đó tránh rơi vào "bẫy" thu nhập trung bình, như một số nước mắc phải sau khi thoát ra khỏi nước nghèo, kém phát triển.
Giáo sư Đỗ Hoài Nam, Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam góp ý, các chính sách cần hướng tới phát triển nhanh giáo dục, đào tạo theo tiêu chuẩn quốc tế; tích cực tham gia chuỗi giá trị toàn cầu; phát triển mạnh kinh tế biển, ven biển, các vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế động lực, các khu kinh tế tự do, vùng và cụm công nghiệp hỗ trợ./.
Hội thảo tham vấn chiến lược phát triển Việt Nam  (18/08/2010)
Nga và Mỹ diễn tập chống khủng bố  (18/08/2010)
Nguyên thủ 4 nước thảo luận về an ninh khu vực  (18/08/2010)
Khai trương Trang thông tin điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam- Đại hội XI  (18/08/2010)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
- Tổng quan về chuyển đổi số ở Việt Nam
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay