Khơi dậy tiềm năng du lịch văn hóa để phát triển bền vững
TCCS - Với thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, nhiều năm qua huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) đã tích cực, chủ động, từ ban hành chủ trương, định hướng phát triển đến tích cực, nỗ lực triển khai trong thực tế việc khai thác các tiềm năng thiên nhiên, văn hóa, con người để phát triển du lịch, hướng đến phát triển bền vững.
Bình Liêu là huyện miền núi biên giới với hơn 96% số dân là đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu là dân tộc Tày, Dao, Sán Chỉ). Những nét văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc này đã làm nên một vùng đất giàu bản sắc, có văn hóa đa dạng, đó chính là nguồn tài nguyên vô giá cho phát triển du lịch. Chính vì vậy, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số, khai thác để phát triển thành các sản phẩm du lịch văn hóa được Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện và các cấp, ngành, địa phương trong huyện xác định là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Từ ngày 31-7-2015, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/HU, về “Phát triển du lịch huyện Bình Liêu giai đoạn 2015 - 2020, định hướng đến năm 2030”; Nghị quyết số 06-NQ/HU, ngày 29-6-2016, về “Bảo tồn, phát huy những giá trị văn hoá truyền thống đặc sắc của cộng đồng các dân tộc huyện Bình Liêu giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030”.
Từ xác định phát triển nhanh và bền vững dựa vào 3 trụ cột thiên nhiên - văn hóa - con người, thời gian qua, huyện đã tích cực, chủ động thực hiện đề án của tỉnh về: Nâng cao hiệu quả hoạt động hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2026; bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020 - 2030; khôi phục và phát triển văn hóa giàu bản sắc Quảng Ninh gắn với thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo và chênh lệch vùng miền trong tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030… Tuy các kết quả đạt được mới là bước đầu, nhưng những kinh nghiệm trong việc sớm ban hành chủ trương, quyết liệt trong tổ chức thực hiện của huyện Bình Liêu có thể là những cách làm hay để các địa phương tham khảo.
Một là, chủ trương được ban hành sớm, bám sát chủ trương chung của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân nhân tỉnh Quảng Ninh trong phát triển văn hóa - du lịch.
Ngày 09-3-2018, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TU, về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Quảng Ninh đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững”, đây là căn cứ quan trọng để Huyện triển khai thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch huyện Bình Liêu đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 sớm xây dựng và hoàn thiện. Huyện đã xây dựng, hoàn thành Đề án bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc huyện Bình Liêu đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu tộc người Tày Bình Liêu phục vụ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; đang hoàn thiện đề cương Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Dao gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại bản Sông Moóc, xã Đồng Văn giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030; Đề án Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa người Sán Chỉ gắn với phát triển du lịch cộng đồng tại bản Lục Ngù, xã Húc Động giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030;
Hai là, thực hiện lồng ghép Chương trình phát triển du lịch nông thôn vào Chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, trong đó, đưa nhiệm vụ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phục vụ phát triển du lịch vào cộng đồng và người dân trở thành chủ thể.
Trong phát triển du lịch cộng đồng định hướng phát triển bền vững với những trọng tâm, trọng điểm, vừa góp phần bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống các dân tộc thiểu số, vừa phát huy giá trị các di tích văn hóa - lịch sử, danh lam thắng cảnh, vừa góp phần nâng cao chất lượng đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất của người dân, thay đổi nhận thức về sinh kế để giảm nghèo, để phát triển bền vững.
Ba là, hướng tới phát triển du lịch ngày càng chuyên nghiệp, gia tăng giá trị kinh tế và phát triển bền vững, các lớp tập huấn về kỹ năng hướng dẫn viên du lịch cho các hướng dẫn viên tại các điểm du lịch, chủ các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn; các tổ chức, cá nhân đầu tư, phát triển các dịch vụ phục vụ khách du lịch, phát triển du lịch homestay, các lớp truyền dạy hát then, đàn tính, soóng cọ, các hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính truyền thống của các dân tộc,... được tổ chức thường xuyên. Xây dựng cuốn sách “Học tiếng Tày Bình Liêu”… nhằm bảo tồn, trao truyền văn hóa truyền thống, tạo sản phẩm văn hóa đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng, hình thành các “bảo tàng sống” lưu giữ các giá trị văn hóa phi vật thể trong cộng đồng các dân tộc. Đến nay, trên địa bàn huyện có 40 cơ sở lưu trú với trên 313 phòng với 03 khách sạn, 24 nhà nghỉ, 13 homestay, đáp ứng nhu cầu của trên 1.200 du khách/ngày; có 7 câu lạc bộ cấp xã, thị trấn, 28 câu lạc bộ văn nghệ thôn, bản duy trì sinh hoạt đều đặn, vừa giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho người dân, vừa tạo điều kiện để các hạt nhân văn nghệ và quần chúng nhân dân có cơ hội sáng tạo, cơ hội giao lưu, cơ hội trao đổi kinh nghiệm, kỹ năng trong xây dựng và tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, từng bước xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, tiến bộ; đẩy mạnh phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị văn hóa tốt đẹp, phát triển con người toàn diện trên địa bàn.
Bốn là, vận dụng các cơ chế, chính sách, huyện Bình Liêu đã thu hút, tạo điều kiện thuận lợi cho các công ty, doanh nghiệp đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn, như: Dự án du lịch sinh thái thác Khe Vằn, Dự án Du lịch cộng đồng tại xã Lục Hồn… Bảo vệ, gìn giữ, quản lý và khai thác hiệu quả danh hiệu danh thắng cấp Tỉnh (thác Khe Vằn, xã Húc Động; ruộng bậc thang tại xã Lục Hồn),… Qua đó, kết cấu hạ tầng từng bước đầu tư, hoạt động dịch vụ tại các điểm du lịch từng bước phát triển; các sản phẩm OCOP lĩnh vực du lịch, dịch vụ trải nghiệm, du lịch sinh thái, nhất là các mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc trên địa bàn từng bước có danh tiếng trên thị trường…
Năm là, đổi mới các hình thức tuyên truyền, quảng bá văn hóa - du lịch theo hướng gắn với cộng đồng, phát triển du lịch trải nghiệm. Thời gian qua, một số sản phẩm du lịch có huy động sự tham gia của người dân đã thu hút sự quan tâm của du khách, như Đội bóng đá nữ dân tộc Sán Chỉ; các trò chơi dân gian, sân khấu hóa các nghi lễ truyền thống, như Lễ Cấp sắc của người Dao Thanh Phán, Lễ đón dâu của người Sán Chỉ, Nghi lễ Lẩu then, Giải hạn đầu năm của dân tộc Tày, Hội Hoa Sở, Hội mùa vàng, Tuần văn hóa du lịch huyện Bình Liêu, Ngày hội di sản Then, Hội thi Người trình diễn trang phục dân tộc đẹp nhất huyện Bình Liêu năm 2022… Tổng lượt khách du lịch đến Bình Liêu giai đoạn 2019 - 2023, đạt 432.715 lượt người, trong đó khách lưu trú ước đạt 130.157 lượt người; doanh thu các hoạt động liên quan du lịch ước đạt khoảng 207.531 triệu đồng. Riêng năm 2023, đạt 150.000 lượt khách, trong đó, khách lưu trú 39.170 lượt, doanh thu liên quan hoạt động du lịch đạt 76.700 triệu đồng. Bước đầu đã tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đóng góp nhất định vào tăng trưởng kinh tế của huyện.
Sáu là, thực hiện gìn giữ văn hóa truyền thống thông qua các hoạt động thường xuyên trong hệ thống chính trị của huyện, trang phục dân tộc được duy trì mặc ít nhất 2 buổi/tuần đối với cán bộ, công chức, viên chức; triển khai xây dựng biên soạn cuốn sách Học tiếng Tày Bình Liêu; lập hồ sơ đề nghị di tích đình Vua Ngại đưa vào danh mục kiểm kê và đề nghị công nhận là di tích cấp tỉnh, đưa Nghi lễ then của dân tộc Tày được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại (năm 2019 Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) chính thức ghi nhận Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam là di sản nhân loại, mà Then Tày Bình Liêu - Quảng Ninh là đại diện); lập hồ sơ trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định số 3421/QĐ-BVHTT-DL ngày 10-11-2023 công bố danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Soóng cọ của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh…
Bảy là, xác định các hoạt động văn hóa - du lịch chủ yếu diễn ra tại cộng đồng, gắn liền với cộng đồng các dân tộc thiểu số, huyện đã tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ngày càng có chất lượng, kỹ năng. Tính đến nay, số lượng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cấp ủy huyện là 24 đồng chí; là đại biểu, lãnh đạo Hội đồng nhân dân huyện 4 đồng chí; là ủy viên Ban Chấp hành, Ban Thường vụ cấp xã 77 đồng chí; là đại biểu, lãnh đạo Hội đồng nhân dân xã 15 đồng chí; cấp huyện có 29/44 cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số tham gia công tác đảng, đoàn thể, chiếm 65,9%; 873/1.042 người tham gia công tác tại cơ quan hành chính nhà nước, chiếm 83,78%. Cấp xã, có 61/66 cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số thuộc chức danh bầu cử, chiếm 89,7%...
Lực lượng cán bộ, công chức, đảng viên người dân tộc thiểu số cũng thường xuyên được bồi dưỡng nâng cao trình độ. Từ năm 2019 đến nay, cấp ủy huyện cử 76 cán bộ người dân tộc thiểu số tham gia các lớp đào tạo trung cấp, cử nhân chính trị; 46 cán bộ tham gia học cao cấp chính trị; 32 cán bộ tham gia các lớp đào tạo thạc sĩ. Đồng thời, để tăng cường đoàn kết, thấu hiểu lẫn nhau, gìn giữ ngôn ngữ dân tộc, Huyện cũng quan tâm đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc, và kiến thức dân tộc cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Năm 2022, mở 1 lớp tiếng Dao Thanh Phán tại huyện với 38 học viên tham gia; Năm 2023, cử 125 lượt cán bộ, công chức tham gia các lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối tượng 3, đối tượng 4 theo kế hoạch của tỉnh. Trong đó, 10 lãnh đạo phòng chuyên môn, lãnh đạo ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc cho đối tượng 3 và 35 cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ thôn bản tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối tượng 4 do Ban Dân tộc tỉnh tổ chức; 36 cán bộ công chức, viên chức và 40 người có uy tín tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc do Trường Đại học Hạ Long tổ chức…/.
Phú Xuyên (Hà Nội): Hồi sinh làng nghề giấy dó cổ truyền An Cốc góp phần phát triển du lịch bền vững  (11/11/2024)
Quảng Ninh: An sinh bảo đảm, phúc lợi nâng cao, nhân dân hạnh phúc  (10/11/2024)
Quảng Ninh bảo đảm an sinh xã hội góp phần thu hẹp khoảng cách giàu nghèo trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội  (10/11/2024)
Huyện Bình Liêu đẩy mạnh chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử  (10/11/2024)
Huyện Bình Liêu: Tích cực bảo tồn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc  (05/11/2024)
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Việt Nam trên đường đổi mới
Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm