Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 23 đến ngày 29-7-2018)
06:43, ngày 01-08-2018
TCCSĐT - Chuyến thăm chính thức Việt Nam của Đoàn Đại biểu cấp cao Hạ viện Australia do ngài Tony Smith, Chủ tịch Hạ viện dẫn đầu là chuyến thăm có ý nghĩa trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, quan hệ chính trị giữa hai nước ngày càng tin cậy, gần gũi; đặc biệt việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác Chiến lược vào tháng 3-2018 vừa qua đã tạo khuôn khổ quan trọng mới đưa hợp tác giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực ngày càng đi vào chiều sâu và thực chất.
Đoàn Đại biểu cấp cao Hạ viện Australia thăm và làm việc tại Việt Nam
Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Đoàn Đại biểu cấp cao Hạ viện Australia do ngài Tony Smith, Chủ tịch Hạ viện dẫn đầu đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam từ ngày 23 đến ngày 25-7-2018. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Hạ viện Australia Tony Smith đã hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc; gặp lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh…
Qua các cuộc tiếp xúc, hai bên nhấn mạnh sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan lập pháp hai nước, hai bên tiếp tục tăng cường trao đổi đoàn và tiếp xúc, trao đổi kinh nghiệm lập pháp; giám sát, hỗ trợ hai Chính phủ hai nước thực hiện hiệu quả các cam kết theo Chương trình hành động giai đoạn 2016 - 2019 và các thỏa thuận, văn kiện đạt được trong các chuyến thăm cấp cao hai nước gần đây; tạo điều kiện hơn nữa cho các hoạt động giao lưu nhân dân, phát huy vai trò của các Nhóm Nghị sĩ hữu nghị và Hội hữu nghị tại mỗi nước. Hai bên đã chia sẻ tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nước trong khu vực, giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế.
Việt Nam ủng hộ việc doanh nghiệp Australia tăng cường đầu tư vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu cao như: năng lượng, hạ tầng, viễn thông, tài chính - ngân hàng, khai khoáng, chế tạo, nông nghiệp công nghệ cao, giáo dục, du lịch, xóa đói giảm nghèo, chống biến đổi khí hậu và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao... Việt Nam đánh giá cao vai trò và trách nhiệm ngày càng cao của Australia đối với khu vực, nhất là trong lĩnh vực cứu trợ thiên tai; khẳng định Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ, góp phần thúc đẩy quan hệ giữa Australia với ASEAN và các nước trong khu vực.
Lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội tiếp Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (Nghị viện châu Âu)
Ngày 26-7-2018, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế thuộc Nghị viện châu Âu (INTA) Bernd Lange đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam.
Lãnh đạo Nhà nước, Quốc hội tiếp Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế (Nghị viện châu Âu)
Ngày 26-7-2018, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã tiếp Chủ tịch Ủy ban Thương mại quốc tế thuộc Nghị viện châu Âu (INTA) Bernd Lange đang ở thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tại buổi tiếp, các nhà lãnh đạo Việt Nam hoan nghênh Chủ tịch Bernd Lange thăm Việt Nam và bày tỏ vui mừng về quan hệ tốt đẹp giữa Việt Nam - EU thời gian qua, nhất là trong hợp tác thương mại và đầu tư với mức tăng trưởng cao. Các doanh nghiệp EU đều có kết quả kinh doanh thuận lợi hiệu quả tại Việt Nam. Khẳng định với tiềm năng và mong muốn của hai bên, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu còn nhiều dư địa phát triển, các nhà lãnh đạo nước ta tin tưởng, việc ký chính thức và phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do với Khối Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA) sẽ tạo xung lực mới để hai bên khai thác tối đa tiềm năng, tạo thêm nhiều cơ hội hợp tác đầu tư, kinh doanh cho cộng đồng doanh nghiệp, người dân Việt Nam và Liên minh châu Âu.
Chủ tịch INTA Bernd Lange cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dành thời gian tiếp Đoàn, bày tỏ vui mừng trở lại Việt Nam và nhấn mạnh mục đích chuyến công tác lần này nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam-EU. Ngài Bernd Lange chúc mừng Việt Nam về những kết quả tích cực của nền kinh tế với mức tăng trưởng cao, nhất là mức tăng trên 7% nửa đầu năm 2018. Ngài Chủ tịch INTA cho rằng, Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) có vai trò tích cực trong thu hút đầu tư, không chỉ tạo sự ổn định mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho cả hai bên. Cho biết các văn kiện của Hiệp định này đang được các cơ quan chức năng Việt Nam và EU hoàn tất, ngài Bernd Lange cho rằng, hai bên cần tiếp tục đẩy mạnh quá trình này để sớm ký kết vào cuối năm nay. Cùng với đó, hai bên cần thúc đẩy việc tuyên truyền, giúp các doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nâng cao nhận thức về Hiệp định, các cơ hội và lợi ích có thể mang lại từ Hiệp định này, từ đó có những biện pháp chủ động tham gia.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ các nước
Ngày 26-7-2018, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp Đại sứ Vương quốc Bỉ tại Việt Nam Jehanne Roccas đến chào nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Chúc mừng Đại sứ Jehanne Roccas đã hoàn thành nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đánh giá cao những đóng góp của Đại sứ trong việc tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác, thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa Việt Nam và Bỉ, nhất là trong các hoạt động kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước. Khẳng định Việt Nam coi trọng và chủ trương tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác với Vương quốc Bỉ, đồng thời mong muốn thúc đẩy hợp tác trong thời gian tới, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Vương quốc Bỉ thúc đẩy EU sớm ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) tại Brussels vào tháng 10-2018. Hai bên sớm thống nhất khuôn khổ mới để thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp góp phần đảm bảo an ninh lương thực và thích ứng với biến đổi khí hậu.
Đại sứ Jehanne Roccas chia sẻ về những kết quả tốt đẹp trong quan hệ hữu nghị hợp tác giữa Vương quốc Bỉ và Việt Nam, như các lĩnh vực chính trị, kinh tế, hợp tác phát triển... Đại sứ Jehanne Roccas khẳng định, Vương quốc Bỉ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam thông qua các tổ chức của Bỉ. Sắp tới, Vương quốc Bỉ và một số nước châu Âu sẽ hợp tác thành lập trường Đại học châu Âu tại Việt Nam. Đại sứ Jehanne Roccas đánh giá cao kết quả hợp tác kinh tế - thương mại song phương, nhấn mạnh cùng với cơ hội cho hàng hóa của Bỉ và châu Âu vào Việt Nam, quan hệ kinh tế - thương mại phát triển cũng tạo cho hàng hóa Việt Nam có thêm cơ hội vào thị trường Bỉ và châu Âu. Vương quốc Bỉ coi trọng quan hệ hợp tác với Việt Nam, ủng hộ Việt Nam tăng cường quan hệ với EU, sớm ký kết EVFTA. Vương quốc Bỉ ủng hộ Việt Nam ứng cử trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, sẵn sàng chia sẻ với Việt Nam những kinh nghiệm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc.
Ngày 26-7-2018, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có buổi tiếp Đại sứ Canada tại Việt Nam Ping Kitnikone đến chào nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Chúc mừng Đại sứ Ping Kitnikone kết thúc tốt đẹp nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn tăng cường quan hệ Đối tác toàn diện với Canada theo hướng hiệu quả, thực chất, đặc biệt trong bối cảnh hai nước ngày càng chia sẻ nhiều lợi ích trong quan hệ song phương, cũng như trên các diễn đàn khu vực và quốc tế. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị, cùng với việc củng cố các lĩnh vực truyền thống, như trao đổi đoàn các cấp, hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư, hợp tác phát triển, giáo dục - đào tạo, giao lưu nhân dân, hai nước cần tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực còn nhiều tiềm năng, như quốc phòng - an ninh, khoa học - công nghệ, ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển bên vững, phát triển cơ sở hạ tầng...
Đại sứ Ping Kitnikone bày tỏ vui mừng hoàn thành nhiệm kỳ công tác trong giai đoạn quan hệ hai nước phát triển hết sức năng động, đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đại sứ nhấn mạnh, việc Canada và Việt Nam xác lập quan hệ Đối tác toàn diện đã tạo cơ sở cho hai nước mở rộng quan hệ trên tất cả các lĩnh vực, từ chính trị, quốc phòng - an ninh, cho đến giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ, giao lưu nhân dân. Cùng đó là cơ hội tăng cường hợp tác trên các diễn đàn, tổ chức đa phương, như Liên hợp quốc, APEC, Tổ chức Pháp ngữ, Tổ chức Thương mại thế giới, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương... Canada ủng hộ Việt Nam trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021 và tin tưởng Việt Nam sẽ đảm trách tốt vai trò này.
Chiều 27-7-2018, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tân Đại sứ Các tiểu vương quốc Ả-rập thống nhất (UAE) tại Việt Nam, ngài Obaid Saeed Bintaresh Al Dhaheri.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trân trọng chúc mừng ngài Obaid Saeed Bintaresh Al Dhaheri được bổ nhiệm là Đại sứ UAE tại Việt Nam. Nhấn mạnh đến tiềm năng hợp tác to lớn của hai nước, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hy vọng, trong nhiệm kỳ của mình, ngài Đại sứ sẽ thúc đẩy mạnh mẽ, hiệu quả quan hệ hợp tác chính trị, ngoại giao, thương mại, đầu tư, văn hóa… giữa nhân dân hai nước Việt Nam - UAE. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn mong muốn thúc đẩy hợp tác với UAE trên mọi lĩnh vực trên cơ sở tiềm năng của mỗi bên. Các cơ quan Việt Nam sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để Ngài Đại sứ hoàn thành trọng trách của mình, qua đó, góp phần quan trọng vào việc đưa quan hệ hai nước ngày càng thực chất, hiệu quả hơn trong tương lai.
Đại sứ UAE Obaid Saeed Bintaresh Al Dhaheri trân trọng cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dành thời gian tiếp. Cho biết, tại khu vực Trung Đông - Châu Phi, UAE là quốc gia có trao đổi kim ngạch thương mại lớn nhất với Việt Nam, Đại sứ bày tỏ mong muốn hai nước tăng cường triển khai nhiều biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hợp tác thương mại song phương trong thời gian tới. Đại sứ Obaid Saeed Bintaresh Al Dhaheri đề nghị Thủ tướng chỉ đạo các cơ quan chức năng của Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi về thị thực nhập cảnh cho công dân UAE, qua đó khuyến khích và xúc tiến mạnh mẽ các hoạt động hợp tác về du lịch, giao lưu nhân dân giữa hai nước. Ngài Obaid Saeed Bintaresh Al Dhaheri khẳng định, với cương vị Đại sứ UAE tại Việt Nam, sẽ làm hết sức mình để không ngừng thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai Chính phủ, doanh nghiệp và nhân dân hai nước.
Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật Bản-Mekong Ryu Shionoya thăm và làm việc tại Việt Nam
Từ ngày 26 đến ngày 28-7-2018, Đoàn Nghị sỹ Nhật Bản do ông Ryu Shionoya, Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật Bản-Me kong dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Trong khuôn khổ chuyến thăm, Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật Bản-Me kong Ryu Shionoya và Đoàn Nghị sỹ Nhật Bản đã tới chào Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, làm việc với Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam- Nhật Bản Phạm Minh Chính và Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân.
Hoan nghênh Ngài Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật Bản-Me kong và Đoàn sang thăm Việt Nam, các nhà lãnh đạo Việt Nam bày tỏ vui mừng được gặp lại Ngài Ryu Shionoya sau lần gặp gỡ trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản tháng 6-2017. Nêu rõ, quan hệ hữu nghị và hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang trong giai đoạn phát triển tốt đẹp, mạnh mẽ và thực chất trên mọi lĩnh vực, trong đó giao lưu và tin cậy chính trị giữa lãnh đạo cấp cao Việt Nam - Nhật Bản ngày càng được tăng cường, các nhà lãnh đạo Việt Nam nhấn mạnh, Việt Nam và Nhật Bản có rất nhiều điểm tương đồng, không chỉ trong văn hóa, còn cả sự ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu. Đó chính là tiềm năng hợp tác giữa hai bên trong các lĩnh vực hai bên cùng quan tâm.
Chủ tịch Liên minh Nghị sỹ Nhật Bản - Mê Kông Ryu Shionoya cảm ơn Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam- Nhật Bản Phạm Minh Chính, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân đã dành thời gian tiếp Đoàn. Ngài Ryu Shionoya nhấn mạnh đến tầm quan trọng của hợp tác Nhật Bản - Mekong và khẳng định Nhật Bản sẵn sàng hợp tác với các quốc gia trong tiểu vùng sông Mekong vì lợi ích và thịnh vượng chung. Ngài Ryu Shionoya bày tỏ mong muốn hai bên tăng cường hơn nữa hợp tác về mọi mặt, nhằm thúc đẩy phát triển bền vững ở Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực thương mại, đầu tư… Chủ tịch Ryu Shionoya cũng trân trọng cảm ơn Chính phủ và nhân dân Việt Nam đã ủng hộ người dân Nhật Bản khắc phục hậu quả thiệt hại từ sự cố thiên tai, lũ lụt vừa qua.
Chính phủ và các cơ quan, đoàn thể Việt Nam hỗ trợ khắc phục sự cố vỡ đập tại tỉnh Attapeu, Lào
Nhằm giúp đỡ Lào khắc phục sự cố vỡ đập tại tỉnh Attapeu, Chính phủ và các cơ quan, đoàn thể Việt Nam đã nỗ lực triển khai biện pháp hỗ trợ dưới nhiều hình thức. Theo thống kê sơ bộ từ Bộ Ngoại giao, tính đến 17 giờ ngày 29-7-2018, Chính phủ Việt Nam đã hỗ trợ 200.000 USD cho Chính phủ Lào từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương cùng 100 tấn gạo. Đồng thời, Văn phòng Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã trình Thủ tướng Chính phủ xuất cấp 150 bộ nhà bạt từ kho dự trữ quốc gia để cứu trợ.
Đến chiều 27-7, Bộ Quốc phòng đã chỉ đạo Quân khu 5 tổ chức lực lượng gồm hơn 100 cán bộ, chiến sỹ, 9 ô tô các loại, cùng cơ số thuốc đủ khám chữa bệnh cho 500 người, hàng cứu trợ gồm lương thực, thực phẩm, nước đóng chai trị giá 450 triệu đồng (khoảng 18.900 USD). Binh đoàn 15 đã hỗ trợ 10 triệu kíp (khoảng 1.250 USD) cho tỉnh Attapeu. Trong ngày, lực lượng Quân y đã khám chữa bệnh cho 200 người dân trong khu vực bị nạn. Các lực lượng của Quân khu 5 phối hợp với các lực lượng của Lào tham gia tìm kiếm người mất tích, điều hành giao thông.
Cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại Lào và một số Hội, đoàn thể người Việt Nam tại Lào quyên góp được số tiền ủng hộ tổng cộng trên 10.000 USD (trong đó Đại sứ quán Việt Nam tại Lào và các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán đóng góp khoảng 2.200 USD, đại diện Tổng hội người Việt Nam tại Lào và Hội người Việt Nam tại Thủ đô Viêng Chăn quyên góp gần 6.000 USD…). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyên góp 300 triệu đồng (khoảng 12.600 USD). Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quyên góp 500 triệu đồng (khoảng 21.000 USD). Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao 50.000 USD. Tỉnh Kon Tum trao 550 triệu đồng tiền mặt và nhu yếu phẩm trị giá khoảng 200 triệu đồng hỗ trợ nhân dân tỉnh Attapeu, tổng giá trị tương đương trên 31.500 USD. Thành phố Hồ Chí Minh có kế hoạch ủng hộ 100.000 USD tiền mặt và nhu yếu phẩm. Công ty Star Telecom (Unitel - liên doanh của Viettel tại Lào) trao 300 triệu kíp (khoảng 35.700 USD) ủng hộ người dân bị thiệt hại. Ngoài ra, Công ty Hoàng Anh Gia Lai hỗ trợ 50 tấn gạo, 100.000 gói mì tôm, 5 tấn cá khô, 2.000 bộ quần áo, 100 túi bảo quản tử thi cho Lào. Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai cử đoàn gồm 18 bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng theo đường bộ, có mặt tại Attapeu từ ngày 25-7, lập trung tâm dã chiến để thăm khám, cấp phát thuốc cho nhiều người dân Lào lánh nạn. Hiện nhiều bộ, ngành, địa phương đang tiếp tục tổ chức quyên góp ủng hộ Lào khắc phục sự cố./.
Cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại Lào và một số Hội, đoàn thể người Việt Nam tại Lào quyên góp được số tiền ủng hộ tổng cộng trên 10.000 USD (trong đó Đại sứ quán Việt Nam tại Lào và các cơ quan bên cạnh Đại sứ quán đóng góp khoảng 2.200 USD, đại diện Tổng hội người Việt Nam tại Lào và Hội người Việt Nam tại Thủ đô Viêng Chăn quyên góp gần 6.000 USD…). Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyên góp 300 triệu đồng (khoảng 12.600 USD). Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh quyên góp 500 triệu đồng (khoảng 21.000 USD). Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam trao 50.000 USD. Tỉnh Kon Tum trao 550 triệu đồng tiền mặt và nhu yếu phẩm trị giá khoảng 200 triệu đồng hỗ trợ nhân dân tỉnh Attapeu, tổng giá trị tương đương trên 31.500 USD. Thành phố Hồ Chí Minh có kế hoạch ủng hộ 100.000 USD tiền mặt và nhu yếu phẩm. Công ty Star Telecom (Unitel - liên doanh của Viettel tại Lào) trao 300 triệu kíp (khoảng 35.700 USD) ủng hộ người dân bị thiệt hại. Ngoài ra, Công ty Hoàng Anh Gia Lai hỗ trợ 50 tấn gạo, 100.000 gói mì tôm, 5 tấn cá khô, 2.000 bộ quần áo, 100 túi bảo quản tử thi cho Lào. Đại học Y dược Hoàng Anh Gia Lai cử đoàn gồm 18 bác sĩ, kỹ thuật viên, điều dưỡng theo đường bộ, có mặt tại Attapeu từ ngày 25-7, lập trung tâm dã chiến để thăm khám, cấp phát thuốc cho nhiều người dân Lào lánh nạn. Hiện nhiều bộ, ngành, địa phương đang tiếp tục tổ chức quyên góp ủng hộ Lào khắc phục sự cố./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Liên đoàn Các tổ chức kinh tế Nhật Bản (Keidanren)  (31/07/2018)
Phát triển quan hệ đối tác hiệu quả Việt Nam - Singapore  (31/07/2018)
Các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp Bộ trưởng Ngoại giao và tôn giáo Argentina  (31/07/2018)
Gắn chặt công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy với nâng cao vai trò, trách nhiệm của đảng viên và tổ chức đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái  (31/07/2018)
Chủ tịch nước gửi Điện mừng nhân hội nghị thế giới chống bom nguyên tử  (31/07/2018)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay