Gắn chặt công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy với nâng cao vai trò, trách nhiệm của đảng viên và tổ chức đảng trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái
TCCS - Để đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái hiệu quả, cần phải đề ra được hệ thống giải pháp và biện pháp thực hiện đồng bộ, trong đó gắn chặt và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của cấp ủy đảng với phát huy vai trò, trách nhiệm của đảng viên là một trong những giải pháp đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chiến lược, cần phải có chủ trương, giải pháp đồng bộ và quyết tâm chính trị cao để đấu tranh ngăn chặn tham nhũng và suy thoái hiệu quả.
Một số kết quả trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái
Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, thể chế quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng được tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và thực hiện tương đối đồng bộ, toàn diện. Hệ thống các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng hiện nay đã tạo cơ sở chính trị, pháp lý cơ bản đồng bộ cho công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Sau 10 năm kể từ ngày thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa X, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành 29 văn bản; Quốc hội ban hành 14 văn bản; Chính phủ ban hành 22 văn bản; Thủ tướng Chính phủ ban hành 23 văn bản về công tác phòng, chống tham nhũng. Quốc hội (khóa XII, XIII) đã ban hành 175 Bộ luật; Chính phủ ban hành 1.311 nghị định, 604 Nghị quyết; Thủ tướng Chính phủ ban hành 6.110 Chỉ thị, Quyết định trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội; cả nước ban hành mới hơn 34.885 văn bản và sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ 27.120 văn bản về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trên các lĩnh vực. Các cấp ủy, tổ chức đảng đã ban hành 26.700 văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; tổ chức kiểm tra, giám sát 105.519 cuộc đối với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc về phòng, chống tham nhũng; chỉ đạo xử lý 1.008 vụ việc, vụ án tham nhũng.
Việc ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, XII và việc chỉ đạo Quốc hội, Chính phủ cụ thể hóa nghị quyết, chỉ thị của Đảng thành chính sách, pháp luật của Nhà nước (Luật Phòng, chống tham nhũng, Chiến lược quốc gia về phòng, chống tham nhũng, Nghị định về minh bạch tài sản, phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng...), góp phần đấu tranh đẩy lùi tình trạng tham nhũng, suy thoái.
Công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng được quan tâm, vai trò của báo chí trong phòng, chống tham nhũng bước đầu được phát huy góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân trong phòng, chống tham nhũng. Các cấp ủy, tổ chức đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống tham nhũng gắn với việc triển khai các Chỉ thị của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, khóa XII; Quy định của Ban Chấp hành Hội nghị Trung ương về những điều đảng viên không được làm; Quy định của Ban Bí thư về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ, lãnh đạo... Từ năm học 2013 - 2014, việc giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đã được triển khai rộng khắp trên phạm vi cả nước. Các cơ quan thông tấn báo chí có nhiều tin bài về phòng, chống tham nhũng; phát hiện, lên án, phê phán những hành vi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; giám sát việc xử lý và thông tin kịp thời kết quả xử lý các vụ việc, vụ án, tạo hiệu ứng xã hội tích cực cho công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Vai trò, trách nhiệm, sức chiến đấu của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong phòng chống tham nhũng được nâng lên. Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng chủ động và tích cực kiểm tra, giám sát đảng viên trong việc thực hiện quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; xác định phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, là tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức đảng, đảng viên hằng năm. Việc xây dựng và tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về công tác tổ chức, cán bộ để phòng, chống tham nhũng được quan tâm. Nhiều quy định của Đảng, Nhà nước theo hướng công khai, dân chủ, minh bạch được xây dựng, sửa đổi, bổ sung, ban hành và tổ chức thực hiện nhất là trong việc tuyển dụng, quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển, giới thiệu cán bộ ứng cử; lấy phiếu tín nhiệm một số chức danh lãnh đạo các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng; minh bạch tài sản, thu nhập; chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức để phòng, chống tham nhũng; tiếp tục cải cách tiền lương, giao quyền tự chủ về tài chính, biên chế và giao khoán kinh phí hoạt động cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị; xây dựng quy tắc ứng xử...được triển khai thực hiện, phát huy kết quả bước đầu trong phòng ngừa tham nhũng. Từ năm 2006 đến nay, đã có gần 1.000 người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu bị xử lý do thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình trực tiếp quản lý, phụ trách, có tác dụng răn đe cao trách nhiệm của người đứng đầu trong phòng, chống tham nhũng. Các bộ, ngành, địa phương đã chuyển đổi vị trí công tác 310.694 lượt cán bộ, công chức, viên chức để phòng, chống tham nhũng. Cải cách hành chính công khai, minh bạch trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên đã được coi trọng thực hiện, có 4.859 trường hợp được xác minh, phát hiện, xử lý kỷ luật 17 người kê khai tài sản không trung thực.
Tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng từng bước được kiện toàn, phát huy hiệu quả. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, Ban Nội chính Trung ương được thành lập và đi vào hoạt động nề nếp, hiệu quả. Các đơn vị chuyên trách phòng, chống tham nhũng của Thanh tra Chính phủ, Bộ Công an và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao tiếp tục được củng cố, kiện toàn, là lực lượng chủ đạo trong công tác phòng, chống tham nhũng. Nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng được phát hiện xử lý nghiêm minh, nhất là những vụ án trọng điểm, nghiêm trọng được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng chỉ đạo điều tra, truy tố, xét xử nghiêm minh; bước đầu khắc phục tình trạng án treo về tội phạm tham nhũng. Từng bước chú trọng công tác thu hồi tài sản tham nhũng.
Hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử và nhân dân đối với công tác phòng, chống tham nhũng được quan tâm hơn. Ngoài các cuộc giám sát chuyên đề, công tác phòng, chống tham nhũng được giám sát trong các kỳ họp Quốc hội. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội thực hiện giám sát, phản biện xã hội, góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo quy định của Đảng.
Việc thực hiện các Nghị quyết của Trung ương về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và quá trình chuẩn bị, tiến hành kiểm điểm phê bình trong Đảng theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 và việc khắc phục, sửa chữa những hạn chế, khuyết điểm được kết luận sau tự phê bình và phê bình đã góp phần siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng; tạo chuyển biến bước đầu trong ngăn chặn suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; khắc phục được một số hạn chế, khuyết điểm trong công tác cán bộ và thực hiện các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; có tác dụng cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa sai phạm và góp phần làm trong sạch Đảng.
Thông qua kiểm điểm tự phê bình và phê bình, các cấp ủy, tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên đã nhận dạng rõ hơn, cụ thể hơn những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; thấy rõ nguy cơ đe dọa vai trò lãnh đạo của Đảng và yêu cầu cấp bách phải xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong tình hình mới. Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng đã rà soát, bổ sung, hoàn thiện và xây dựng, ban hành các quy chế, quy định mới để thực hiện; từng bước chấn chỉnh, khắc phục những hạn chế, yếu kém trong công tác tư tưởng chính trị, công tác tổ chức cán bộ và tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, đổi mới phong cách, lề lối làm việc, từng bước sửa chữa khuyết điểm, điều chỉnh hành vi trong công tác, cuộc sống của bản thân, gia đình và người thân.
Tuy nhiên, việc đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái trong thời gian qua vẫn còn một số hạn chế. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên chậm đổi mới và chưa được coi trọng đúng mức, kém hiệu quả; ý thức tự giác, tự tu dưỡng, rèn luyện, chấp hành kỷ luật đảng của cán bộ, đảng viên còn hạn chế; công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu còn bị buông lỏng, chưa thường xuyên, thiếu kiên quyết; nguyên tắc tập trung dân chủ bị buông lỏng, coi nhẹ, nguyên tắc tự phê bình và phê bình thực hiện không nghiêm; việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, ban hành mới một số quy định của Đảng, cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế chưa kịp thời, chưa đồng bộ, còn thiếu tính khả thi; công tác kiểm tra, giám sát, giữ gìn kỷ luật còn chưa đủ mạnh, hiệu lực, hiệu quả còn hạn chế, không nghiêm túc; việc xử lý cán bộ tham nhũng, suy thoái còn nương nhẹ, nể nang, thiếu cương quyết; chậm ban hành quy định xử lý tổ chức, cá nhân có biểu hiện suy thoái; thiếu chế tài cụ thể để truy cứu trách nhiệm hoặc xử lý khi có vi phạm; cơ chế kiểm soát quyền lực chậm được hoàn thiện, còn nhiều sơ hở; việc kê khai tài sản thu nhập còn hình thức; việc phát huy vai trò của Quốc hội, hội đồng nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp trong giám sát, đấu tranh, ngăn chặn tham nhũng, suy thoái trong cán bộ, đảng viên chưa được đầy đủ, đồng bộ, còn hạn chế, hiệu quả chưa cao. Các cơ quan báo chí chưa chú trọng phát hiện biểu dương gương người tốt, việc tốt, một số nhà báo, cơ quan báo chí còn chạy theo thị hiếu, câu khách, tuyên truyền các vi phạm tham nhũng, suy thoái, tiêu cực của cán bộ, đảng viên không thật chính xác, đôi khi quá mức, để các thế lực phản động, thù địch lợi dụng để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta, gây hoài nghi trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về quyết tâm của Đảng và Nhân dân ta về việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái...
Một số vấn đề nâng cao chất lượng, hiệu quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái trong thời gian tới
Tình hình tham nhũng vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều cấp ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực; xuất hiện tham nhũng có tính lợi ích nhóm trong một số lĩnh vực; tính chất, mức độ tham nhũng ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, thủ đoạn tinh vi hơn; tính có tổ chức của các vụ việc, vụ án tham nhũng ngày càng rõ nét hơn, có sự câu kết trong nội bộ với ngoài xã hội, với doanh nghiệp sân sau; tình trạng tham nhũng vặt vẫn còn nhức nhối... Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp, nghiêm trọng hơn, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ; sự chống phá của các thế lực thù địch, tổ chức phản động đối với Đảng, Nhà nước ta với những âm mưu, hoạt động “diễn biến hoà bình”, tạo điều kiện, nhân tố chống phá từ bên trong ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn.
Vì vậy, cần xác định cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái rất cam go, phức tạp, phải thực hiện kiên trì, bền bỉ, kiên quyết, lâu dài, không được chủ quan nóng vội. Để đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái trong Đảng có kết quả, cần tập trung vào một số vấn đề chính yếu sau đây:
Một là, phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng, tính tiên phong, guơng mẫu của cán bộ, đảng viên, sự hưởng ứng, đồng lòng của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Kiên trì sự lãnh đạo của Đảng trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái, gắn với phát huy tính tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái của cả hệ thống chính trị và của nhân dân.
Các cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức trong hệ thống chính trị đẩy mạnh triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XI, khóa XII, các nghị quyết, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, suy thoái, gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị, Quy định về những điều đảng viên không được làm, Quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, Quy chế chất vấn trong Đảng nhằm tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền để nâng cao nhận thức, trình độ chính trị, giác ngộ của cán bộ, đảng viên, từ đó nâng cao sức đề kháng nội sinh trong Đảng, hệ thống chính trị; nêu cao ý thức cảnh giác, tích cực đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái gắn với đấu tranh chống xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch, phản động nhằm chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ ta trong mọi tình huống. Cán bộ, đảng viên, trước hết là người đứng đầu phải nêu cao vai trò, trách nhiệm, gương mẫu đi đầu trong giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng, cần có lối trong sáng, lành mạnh, tiết kiệm; có cam kết không tham nhũng, suy thoái và đi đầu trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái. Kịp thời thay thế, điều chuyển công tác cán bộ, đảng viên có biểu hiện tham nhũng, suy thoái nghiêm trọng; tạm đình chỉ công tác, chức vụ khi có dấu hiệu vi phạm để kiểm tra, kết luận, xử lý kịp thời, nghiêm minh và công khai kết quả giải quyết, xử lý. Xây dựng chiến lược phát triển đạo đức công vụ, gắn với đạo đức cách mạng và đạo đức xã hội với sự tham gia giám sát, phản biện của nhân dân.
Hai là, hoàn thiện quy định nhận xét đánh giá cán bộ, đánh giá chất lượng đảng viên, tổ chức đảng bảo đảm đúng thực chất, tránh hình thức; đề cao tự giác, tự phê bình và phê bình, tính chiến đấu trong sinh hoạt đảng, sinh hoạt chi bộ, cấp ủy các cấp, trước hết là người đứng đầu phải gương mẫu thực hiện, tự giác nhận khuyết điểm, vi phạm để khắc phục, sửa chữa, phấn đấu vươn lên. Kịp thời biểu dương tổ chức, cá nhân thực hiện tốt, có thành tích; phê phán, kiểm điểm, xử lý những tổ chức, cá nhân thiếu gương mẫu, thiếu tự giác, có khuyết điểm, sai phạm. Thực hiện tốt phương châm kết hợp “xây” và “chống”, trong đó xây phải chủ động, tích cực, chủ đạo; chống phải mạnh mẽ, quyết liệt, hiệu quả để thúc đẩy xây có hiệu lực, hiệu quả hơn. Xử lý nghiêm, đồng bộ kỷ luật đảng với kỷ luật hành chính, đoàn thể và xử lý bằng pháp luật đối với cán bộ, đảng viên, công chức có khuyết điểm, vi phạm về tham nhũng, suy thoái nghiêm trọng.
Ba là, có giải pháp thuận lợi khuyến khích nhân dân tố cáo, đấu tranh chống tham nhũng, suy thoái. Xây dựng hoàn thiện đồng bộ cơ chế, chính sách, biện pháp hữu hiệu để chống tham nhũng cả ở khu vực công và khu vực tư, bảo đảm cán bộ, công chức “không cần tham nhũng, không muốn tham nhũng, không thể tham nhũng và không dám tham nhũng”. Chú trọng việc giám sát, kiểm soát chặt chẽ việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, đảng viên; hoàn thiện cơ chế kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm soát bảo đảm chặt chẽ việc thực thi quyền lực của người có chức vụ, quyền hạn, nhất là người đứng đầu; xây dựng và thực hiện Đề án tăng cường giám sát, kiểm soát quyền lực; về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của ủy ban kiểm tra đảng các cấp trong công tác phòng, chống tham nhũng. Xây dựng quy định về xử lý tập thể, cá nhân suy thoái nghiêm trọng tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; có lời nói, việc làm thể hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” và chế tài xử lý trong thực thi quyền lực của người có chức, có quyền.
Bốn là, tăng cường chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền, phổ biến kịp thời đầy đủ các đường lối, chủ trương, quan điểm, nghị quyết của Đảng, kết quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, suy thoái, gắn với chủ động đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, phản động về các nội dung nêu trên. Chỉ đạo cơ quan báo chí tăng cường phát hiện, tuyên truyền gương người tốt việc tốt, cái tốt, cái tích cực để đẩy lùi cái xấu, tiêu cực; phản ánh kịp thời, chính xác, đúng mức, thực chất các vụ việc tham nhũng, biểu hiện suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” của cán bộ, đảng viên./.
Chủ tịch nước gửi Điện mừng nhân hội nghị thế giới chống bom nguyên tử  (31/07/2018)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang tiếp đoàn Ủy ban Kinh tế Nhật - Việt  (31/07/2018)
Chính phủ không vì bệnh thành tích mà bỏ qua vi phạm thi cử  (31/07/2018)
Giá trị công bằng - Yêu cầu nội tại của chủ nghĩa xã hội  (31/07/2018)
“Trì quốc” và lòng dân, vận nước  (31/07/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 23 đến 29-7-2018)  (31/07/2018)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 2)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay